Đơn vị tính: Người TT Tên đơn vị Tổng số Độ tuổi Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 50 Trên 50 tuổi 1 Lãnh đạo Sở 3 - 2 1 2 Văn Phòng 5 1 4 - 3 Phòng Thanh tra 3 - 3 -
4 Phòng Công nghệ thông tin 5 - 4 1
5 Phòng Thông tin – Báo chí – Xuất bản 4 - 3 1
6 Phòng Kế hoạch tài chính 3 - 3 -
7 Phòng Bưu chính viễn thông 6 - 6 -
8 Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông 33 12 21 -
Tổng số 62 13 46 3
Tỷ lệ (%) 100,0 20,96 74,2 4,84
Cơ cấu độ tuổi đội ngũ CCVC Sở Thông tin và Truyền thông được thể hiện rõ hơn trong hình sau:
5%
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu độ tuổi năm 2017
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, độ tuổi của Sở Thông tin và Truyền thông chủ yếu là cán bộ từ 31-50 chiếm 74,1% thuận lợi cho công tác phát triển, số lao động dưới 30 chiếm 20,96%, còn lại là trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ là 4,48%. Độ tuổi trẻ với đặc điểm nổi bật là ham học hỏi, dễ tiếp thu, tiếp cận những cái mới mà ngày nay công nghệ thay đổi theo từng ngày. Do vậy Sở nên có chương trình, kế hoạch đào tạo và có chiến lược phát triển nhằm nâng cao chất lượng CCVC để hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng về lâu dài.
Số CCVC có độ tuổi từ 31 đến dưới 50 là 46 người, độ tuổi này khả năng tiếp thu nhanh những cái mới, công nghệ mới. Họ đã được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc. Thực tế cho thấy những người có chuyên môn cao nằm trong độ tuổi này, do vậy cần được sự quan tâm và có cơ chế đào tạo, bố trí sử dụng hợp lý thì sẽ phát huy cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả.
Số CCVC dưới 30 là 13 người chiếm tỷ lệ 20,96%, chủ yếu là những người mới tuyển dụng, họ có sự nhiệt tình của tuổi trẻ, nhạy bén, thích tìm tòi khám phá những công nghệ mới, có sức khỏe tốt. Hạn chế của họ là kinh nghiệm và kỹ năng xử lý trong công việc. Điều này khắc phục được khi lãnh đạo Sở quan tâm, các bậc đi trước giúp đỡ, chuyển giao kinh nghiệm, và tạo điều kiện cho công tác đào tạo để phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ này.
Số CCVC 50 tuổi trở lên chỉ chiếm một phần nhỏ là 4,84% và thuộc cán bộ quản lý. Số này có nhiều năm kinh nghiệm và đã qua đào tạo nên trình độ chuyên môn vững, có thể giúp đỡ và kèm cặp cho số nhân viên cấp dưới.
4.1.2. Thực trạng về chất lượng công chức, viên chức
4.1.2.1. Thực trạng về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp được hiểu là các văn bằng, chứng chỉ được cấp khi đã được qua trường lớp đào tạo. Dùng để phân biệt các cấp bậc đào tạo và là tiêu chí trong công tác tuyển dung, bố trí công việc.
- Trình độ đào tạo
Bảng 4. 5. Trình độ đào tạo của công chức, viên chức ở Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh (2015 – 2017)
Đơn vị tính: Người
Trình độ
2015 2016 2017
Số
lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%)
Tổng số công chức, viên chức 60 100 62 100 62 100 1. Tổng số công chức 29 48,33 30 48,4 30 48,4 Tiến sĩ - - - - - - Thạc sĩ 10 16,67 10 16,13 12 19,4 Đại học 19 31,66 20 32,27 18 29 Cao đẳng - - - - - - Trung cấp - - - - - - 2. Tổng số viên chức 31 51,67 32 51,6 32 51,6 Tiến sĩ - - - - - - Thạc sĩ 5 8,33 5 8 6 9,67 Đại học 24 40 25 40,4 24 38,7 Cao đẳng 1 1,67 1 1,6 1 1,6 Trung cấp 1 1,67 1 1,6 1 1,6
Nguồn: Văn phòng STT&TT
Trình độ đào tạo của công chức, viên chức trong sở qua bảng 4.5 cho thấy theo trình độ đào tạo sau đại học tăng lên. Công chức có trình độ thạc sĩ năm 2017 là 12 người nhiều gấp hai lần so với viên chức có trình độ thạc sĩ là 6
người. Sở dĩ có nguyên nhân này là do đội ngũ viên chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về CNTT là đa số, trình độ viên chức có thạc sĩ CNTT là rất ít. Vẫn còn viên chức có trình độ cao đẳng và trung cấp. Trong những năm qua, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức. Bên cạnh đó đội ngũ công chức viên chức ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Nhưng theo đánh giá chung thì trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh từ năm 2015 đến năm 2017 có tăng lên so với năm 2015 nhưng chất lượng vẫn còn hạn chế, đặc biệt so với các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh. Trong 3 năm không có trình độ Tiến sĩ nào.
- Trình độ tin học, ngoại ngữ
Ngày nay xu hướng chính phủ điện tử đang được phát triển mạnh tại Việt Nam, Bắc Ninh cũng không ngoại lệ và đang triển khai đồng bộ chính quyền điện tử đến cấp xã. Sở Thông tin và truyền thông được UBND tỉnh giao chủ trì và tham mưu vì vậy công tác đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vấn đề nâng cao chất lượng công chức chuyên môn đối với vấn đề ngoại ngữ, tin học là vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách thiết thực.
Bảng 4. 6 . Trình độ tin học của CCVC sở Thông tin và Truyền thông năm 2017
Đơn vị tính: Người STT Trình độ tin học Số lượng Tỷ lệ % Tổng số công chức 30 100 1 Thạc sĩ CNTT 0 -
2 Đại học, cử nhân chuyên ngành CNTT 4 13,33
3 Chứng chỉ tin học 26 86,66
Tổng số viên chức 32 100
1 Thạc sĩ CNTT 1 3,1
2 Đại học, cử nhân chuyên ngành CNTT 15 46,8
3 Chứng chỉ tin học 17 53,1
Qua bảng 4.7, nhận thấy trình độ tin học từ đại học trở lên của viên chức nhiều hơn công chức cụ thể thạc sĩ CNTT viên chức có 01, đại học chuyên ngành CNTT là 15 người trong khi có công chức không có thạc sĩ CNTT và đại học CNTT là 4. Sở dĩ có nguyên nhân này cũng dễ hiểu bởi viên chức đang thực hiện nhiệm vụ chuyên về hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh yêu cầu đòi hỏi phải đạt trình độ đại học CNTT trở lên. Công nghệ thay đổi từng ngày, do vậy để đáp ứng được nhiệm vụ đưa Bắc Ninh trở thành đô thị thông minh, xây dựng thành công chính phủ điện tử thì cần được quan tâm, cử đi đào tạo nâng cao không những ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
Bảng 4. 7. Trình độ ngoại ngữ của CCVC Sở Thông tin và Truyền thông năm 2017
Đơn vị tính: Người STT Trình độ ngoại ngữ Số lượng Tỷ lệ % Tổng số công chức 30 100 1 Đại học, cử nhân 1 3,33
- Đào tạo chính quy - Đào tạo không chính quy
0 1 - 3,33 2 Chứng chỉ ngoại ngữ 29 - + TOEIC, TOEFL + B1 + Loại khác 0 12 17 40 56,66 Tổng số viên chức 32 100 1 Đại học, cử nhân 0 - 2 Chứng chỉ + TOEIC, TOEFL + B1 + Loại khác 32 0 6 26 - - 18,75 81,25 Nguồn: Văn phòng STT&TT
Tại bảng 4.7, cho thấy trình độ ngoại ngữ của CCVC sở đa số chỉ có chứng chỉ ngoại ngữ cụ thể, chứng chỉ B1 của công chức là 12 nhiều hơn so với viên chức là 6 do công chức của sở có 12 người là thạc sĩ thì tương đương có
chứng chỉ B1 khung năng lực ngoại ngữ do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Chưa có người đạt trình độ TOEIC, TOEFL… theo chuẩn châu âu. Mặc dù số lượng CCVC đều có chứng chỉ ngoại ngữ, tuy nhiên chất lượng thực sự để giao tiếp hay dịch các tài liệu tiếng anh còn thấp. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Sở trong thời gian tới thực hiện công tác Truyền thông và thông tin đối ngoại, quản trị hệ thống công nghệ thông tin…thì CCVC cần được cử đi đào tạo chất lượng ngoại ngữ nhất là các chứng chỉ theo tiêu chuẩn châu âu để đáp ứng công việc trong thời gian tới.
4.1.2.2. Đánh giá chất lượng qua trình độ lý luận chính trị
Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CCVC của Sở cũng còn những hạn chế, năm 2015 trình độ chưa qua đào tạo là 41 người chiếm tỉ lệ 68,33%, năm 2015-2017 trình độ chưa qua đào tạo đã chuyển thành trình độ sơ cấp là 35 người do có văn bản hướng dẫn của Đảng ủy khối cơ quan tỉnh xét duyệt những CCVC có trình độ đại học trở lên thành trình độ sơ cấp, riêng chỉ có 02 người trình độ vẫn chưa qua đào tạo do trình độ chuyên môn đang là cao đẳng và trung cấp.
Bảng 4. 8. Trình độ lý luận chính trị đội ngũ CCVC của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh
Đơn vị tính: Người Trình độ 2015 2016 2017 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số công chức, viên chức 60 100 62 100 62 100 1. Tổng số công chức 29 48,33 30 48,4 30 48,4 Cao cấp 5 8,33 5 8,1 7 11,3 Trung cấp 10 16,7 12 19,36 11 17,74 Sơ cấp - - 13 20,97 12 19,36
Chưa qua đào tạo 14 23,33 0 - - -
2. Tổng số viên chức 31 51,67 32 51,6 32 51,6
Cao cấp - - 1 1,6 1 1,62
Trung cấp 4 6,67 5 8,1 6 9,67
Sơ cấp - - 24 38,7 23 37,08
Chưa qua đào tạo 27 45 2 3,22 2 3,22
Tỷ lệ viên chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị là 6 người ít hơn so với công chức là 11 người. Công chức được cử đi đào tạo cao cấp nhiều hơn so với viên chức. Như vậy có thể thấy nhiều viên chức lãnh đạo cấp phòng chưa được qua đào tạo trình độ lý luận chính trị. Từ đây đặt ra yêu cầu cần cử thêm những CCVC đủ tiêu chuẩn tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Trình độ chính trị được thể hiện rõ qua biểu đồ sau
4.1.2.3. Đánh giá chất lượng CCVC qua kỹ năng xử lý công việc
Kỹ năng giải quyết công việc là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong công việc bởi công việc là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp giải quyết tốt nhất mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Các kỹ năng cần có là các kỹ năng mềm và kinh nghiệm qua thời gian công tác mà cán bộ tích lũy được.
Tại sở Thông tin và Truyền thông hiện nay để đánh giá chất lượng CCVC qua kỹ năng xử lý công việc, hàng năm ban lãnh đạo sở có đánh giá kỹ năng từ cấp trường phòng trở xuống, nhận xét để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CCVC.
Qua 2 bảng đánh giá công chức và viên chức, đội ngũ CCVC cho thấy khả năng xử lý công việc của cả công chức và viên chức còn ở mức trung bình và khá chưa đáp ứng được kỳ vọng của ban lãnh đạo. Từ hiện tượng này dẫn đến một tình trạng phổ biến rất đáng quan tâm ở sở Thông tin và Truyền thông tỉnh là hiện tượng xử lý công việc còn chậm chễ, tham mưu công việc nhiều khi còn chưa đúng và trúng dẫn đến công việc chưa hiệu quả và bị chồng chéo. Điểm mạnh của đội ngũ công chức là kỹ năng soạn thảo văn bản và xây dựng báo cáo tốt hơn so với viên chức, điều này cũng dễ hiểu do công chức thì chuyên về quản lý nhà nước, còn viên chức chuyên thực hiện công việc chuyên môn. Do vậy để nâng cao chất lượng hiệu quả của công việc, lãnh đạo sở cần có sự quan tâm để nâng cao được các kỹ năng mềm, kỹ năng xử lý công việc cho đội ngũ CCVC.
Bảng 4. 9. Đánh giá chất lượng công chức Sở Thông tin và Truyền thông qua kỹ năng xử lý công việc năm 2017
Đơn vị tính: Người
STT Nội dung đánh giá
Tổng số CC được đánh giá Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL %
1 Kỹ năng soạn thảo văn bản
và viết báo cáo 27 9
33,33 12 44,44 6 22,22 0 0 2 Kỹ năng tham mưu 27 4 14,8 8 29,62 15 55,55 0 0 3 Kỹ thuyết trình năng 27 3 11,11 13 48,1 11 40,7 0 0 4 Kỹ năng giao tiếp 27 6 22,22 14 51,85 7 25,92
5 Kỹ năng tiếp nhận thông tin và giải quyết công việc 27 3 11,11 12 44,44 12 44,44 0 0
Nguồn: Văn phòng STT&TT
Bảng 4. 10. Đánh giá chất lượng viên chức Sở Thông tin và Truyền thông qua kỹ năng xử lý công việc năm 2017
Đơn vị tính: Người STT Nội dung đánh giá Tổng số VC được đánh giá Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Kỹ năng soạn thảo văn bản và
viết báo cáo 32 3 9,37 10 31,25 19 59,38 0 0 2 Kỹ năng tham mưu 32 2 6,25 8 25 20 62,5 0 0 3 Kỹ năng thuyết trình 32 7 21,87 10 31,25 15 46,87 0 0 4 Kỹ năng giao tiếp 32 7 21,87 14 43,75 11 34,37 0 0
5
Kỹ năng tiếp nhận thông tin và giải quyết công việc
32 3 9,37 17 53,12 12 37,5 0 0
4.1.2.4. Đánh giá chất lượng CCVC qua khả năng đảm nhận và hoàn thành công việc
Công tác đánh giá và phân loại CCVC đã có nhiều điểm mới theo luật định và đã mở rộng dân chủ hơn và đánh giá sát hơn. Việc đánh giá công chức, viên chức ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu quy hoạch, bố trí, đào tạo, luân chuyển công chức, viên chức. Đánh giá đúng thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả. Đánh giá sai, sẽ chệch hướng, không kết quả, thậm chí sẽ phản tác dụng.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh thường tiến hành kiểm điểm đánh giá công chức, viên chức và các phòng ban vào thời điểm cuối năm. Nhìn chung, quy trình đánh giá công chức, viên chức, phòng ban ngày càng chặt chẽ hơn, chất lượng ngày được nâng lên so với trước.