Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viênchức của Sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở thông tin và truyền thông tỉnh bắc ninh (Trang 73)

Trong nội dung của Luận văn này, căn cứ vào kết quả phân tích, thực trạng và nhu cầu thực tế, tác giả đề xuất một số giải pháp mang tính cấp bách mà Sở Thông tin và Truyền thông đang rất cần để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.

4.3.2.1. Hoàn thiện đề án vị trí việc làm

Mục tiêu: Do đề án vị trí việc làm xây dựng từ năm 2014, đến nay không còn phù hợp với thay đổi mới về chức năng nhiệm vụ, vì vậy cần xây dựng lại đề án vị trí việc làm. Đề án phải xây dựng, quy định rõ khung năng lực, xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, bậc trong các cơ quan, đơn vị tổ chức. Trên cơ sở đó xây dựng định mức biên chế của cơ quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Gắn với tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đề án vị trí việc làm sẽ góp phần nâng cao nhận thức và nhận rõ tầm quan trọng của Đề án vị trí việc làm đối với Lãnh đạo Sở cũng như toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong Sở.

Nội dung giải pháp: Đề án vi trí việc làm phải:

- Xác định khung vị trí việc làm cần thiết: Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động; Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ phục vụ.

- Mô tả công việc của từng vị trí việc làm: Liệt kê các công việc chính, cơ bản của một chức danh hoặc chức vụ; Các nhiệm vụ khác (phối hợp, đột xuất, tham gia, khảo sát, nắm tình hình thực tế cơ sở); Mô tả công việc theo nội dung, quy trình, thủ tục, thời gian xử lý, sản phẩm đầu ra hay kết quả công việc thực hiện theo vị trí việc làm; Điều kiện làm việc; Kết quả chung sản phẩm phải đạt được theo vị trí việc làm trong ngày, tháng, năm

- Khung năng lực của từng vị trí việc làm: Khung năng lực của từng vị trí việc làm được xây dựng căn cứ trên cơ sở yêu cầu thực hiện công việc, được phản ánh trên bản mô tả công việc tương ứng, gồm các năng lực và kỹ năng cần có để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Xác định biên chế và số lượng người làm việc của sở. - Xác định cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp.

Biểu mẫu đề án vị trí việc làm đối với công chức STT Tên vị trí việc làm Trình độ chuyên môn Ngạch luận chính trị Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Nhiệm vụ cụ thể Yêu cầu năng lực Sản phẩm đầu ra Kết quả trong năm Số lượng biên chế Ghi chú 1 Giám đốc sở 2 Phó Giám đốc sở 3 Chánh văn phòng Sở 4 Trưởng phòng Sở 5 Chánh thanh tra Sở 6 Phó trưởng phòng Sở 7 Chuyên viên phòng CNTT 8 Chuyên viên phòng Bưu chính -VT- Internet 9 Chuyên viên phòng Kế hoạch-tài chính 10 Chuyên viên phòng Thông tin-Báo chí-Xuất bản

11 Chuyên viên phòng thanh tra

12 Chuyên viên văn phòng

13 Công tác phục vụ

Biểu mẫu đề án vị trí việc làm với viên chức STT Tên vị trí việc làm Trình độ chuyên môn Chức danh lãnh đạo quản (nếu có) Chức danh nghề nghiệp tương ứng Hạng của chức danh nghề nghiệp luận chính trị Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Nhiệm vụ cụ thể Yêu cầu năng lực Sản phẩm đầu ra Kết quả trong năm Số lượng biên chế Ghi chú

1 Giám đốc Trung tâm

2 Phó giám đốc TT 3 Trưởng phòng TT 4 Phó trưởng phòng TT 5 Viên chức phòng quản trị hệ thống 6 Viên chức phòng phần mềm

7 Viên chức phòng Đào tạo

8 Viên chức phòng Tư vấn 9 Viên chức văn phòng 10 Viên chức phòng truyền thông 11 Công tác phục vụ download by : skknchat@gmail.com

4.3.2.2. Hoàn thiện công tác bố trí, sử dụng công chức, viên chức

Mục tiêu: Thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bố trí CCVC theo vị trí việc làm một cách khoa học, hợp lý sẽ đảm bảo đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng hoạt động của Sở.

Nội dung giải pháp:

Đối với công chức:

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị (Giám đốc Sở) trong việc bố trí và sử dụng đội ngũ CC tại đơn vị mình. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sẽ được đánh giá qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đơn vị cũng như của công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý. - Nâng cao chất lượng các khâu của công tác cán bộ, công chức trọng tâm là công tác đánh giá và bổ nhiệm cán bộ, công chức; lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo năng lực cán bộ, công chức; thực hiện bổ nhiệm một số chức danh lãnh đạo cấp phòng không phải người địa phương; thí điểm thi tuyển một số vị trí cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng của sở. Đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng.

- Khi thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái phải căn cứ vào nhu cầu công tác của cơ quan, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức. Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên thì mỗi một giai đoạn, Sở Thông tin và Truyền thông còn có các nhiệm vụ trọng tâm khác nhau. Việc bố trí và luân chuyển cán bộ cũng phải linh động với mỗi giai đoạn đó.

Đối với viên chức:

- Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, đứng đầu các phòng ban trong công việc hàng ngày được giao phụ trách.

- Quy hoạch, bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cấp phòng phải công khai, minh bạch và đáp ứng được yêu cầu của vị trí đó.

- Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ 1 số phòng ban, mà trước đây chưa thực hiện.

- Thực hiện công tác đánh giá viên chức cuối năm phải trung thực, khách quan, công khai và minh bạch, ứng dụng CNTT trong công tác đánh giá.

4.3.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức

Mục tiêu: Nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC thông qua việc đào tạo đúng người, đúng vị trí, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, chi phí đào tạo tiết kiệm, hiệu quả.

Nội dung giải pháp:

Đối với công chức

- Ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết trong công tác cải cách hành chính hiện nay đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm, do vậy cần xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cho toàn thể cán bộ, công chức trong Sở để nâng cao trình độ tin học, ứng dụng CNTT.

- Đào tạo nâng cao trình độ chính trị đối với các đối tượng trong quy hoạch nguồn cán bộ và đoàn viên ưu tú.

- Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ có chuyên môn cao, nhất là ở phòng báo chí thông tin xuất bản, để đáp ứng cho công tác thông tin đối ngoại của tỉnh

- Nâng cao kỹ năng xử lý công việc và nhất là bộ phận một cửa do đội ngũ công chức này phải thường xuyên tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp.

- Rà soát có kế hoạch bồi dưỡng công chức theo ngạch, lĩnh vực còn thiếu như: thanh tra, văn thư lưu trữ, chuyên viên chính, quản lý CNTT.

Đối với viên chức

- Rà soát, có kế hoạch bồi dưỡng nâng hạng viên chức từ hạng III lên hạng II cho những viên chức đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định, để nâng cao trình độ.

- Nâng cao chất lượng về chính trị, hiện nay một số trưởng phòng, phó phòng chưa được đào tạo bồi dưỡng học các lớp về lý luận chính trị. Ngoài ra đối tượng năm trong quy hoạch cũng chưa được đào tạo, số lượng viên chức có trình độ lý luận chính trị còn ít so với tổng biên chế, cần có kế hoạch đào tạo phù hợp.

- Hằng năm, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông) theo quy định của Sở Nội vụ thì việc đào tạo cho viên chức không được bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, cần lập dự toán và bố trí trích

nguồn kinh phí từ hoạt động dịch vụ để chủ động đào tạo, bồi dưỡng viên chức của đơn vị khi có yêu cầu.

- Cần đào tạo được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin dưới 40 tuổi thực sự giỏi để phục vụ cho việc xây dựng và vận hành chính quyền điện tử và thành phố thông minh giai đoạn tới.

4.3.2.4. Đổi mới công tác đánh giá bằng các tiêu chí có tính định lượng cao

Mục tiêu: đánh giá đúng thực chất về kết quả làm việc của công chức viên chức và người lao động, từ đó đưa ra được các quyết định đúng trong quản lý nhân lực như điều chỉnh lại vị trí nhân sự, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, trao cơ hội thăng tiến…

Nội dung giải pháp:

Đối với công chức:

- Ngoài các tiêu chí do luật công chức quy định, đối với công chức Sở Thông tin và Truyền thông đang sử dụng những phần mềm để xử lý công việc hàng ngày như: quản lý văn bản điều hành, phần mềm một cửa và dịch vụ công trực tuyến. Đây là hệ thống tin học hóa công tác quản lý, giao việc, xử lý văn bản và thủ tục hành chính, giúp lãnh đạo dễ dàng chỉ đạo, theo dõi sát sao tình hình xử lý công việc. Vì vậy trong tiêu chí đánh giá kết quả làm việc của công chức viên chức và người lao động cần bổ sung tiêu chí tỷ lệ hoàn thành công việc trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, một cửa, dịch vụ công trực tuyến đây là một tiêu chí có tính định lượng, xem được tiến trình xử lý công việc.

- Việc đánh giá công chức viên chức và người lao động nên thực hiện định kỳ hàng tháng để có căn cứ đánh giá kết quả năm, công tác đánh giá phải công tâm, minh bạch, dựa trên phương pháp khoa học, khách quan, làm rõ những mặt ưu điểm, mặt khuyết điểm, các nguyên nhân của công chức khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao…

- Áp dụng khoa học công nghệ vào việc đánh giá giờ giấc lao động như: sử dụng thẻ từ hoặc chấm công vân tay...

Đối với viên chức:

- Ngoài các tiêu chí do luật viên chức quy định, công tác đánh giá cần chia theo từng bộ phận, ví dụ đối với phòng quản trị hệ thống dùng chung của tỉnh công việc mang tính áp lực cao cần có đánh giá khác so với bộ phận hành

chính. Đánh giá bằng quá trình hoàn thành công việc trên hệ thống phần mềm được giao như: quản lý văn bản, phần mềm giao việc, phần mềm quản trị điều hành hệ thống…

- Áp dụng khoa học công nghệ trong việc quản lý giờ giấc hành chính: máy chấm công bằng thẻ từ hay bằng vân tay, lắp đặt camera giám sát…

4.3.2.5. Cải cách chế độ, chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức, viên chức

Mục tiêu: nâng cao chất lượng cuộc sống, tinh thần, tạo động lực làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh.

Động lực làm việc của người lao động gắn liền với lợi ích vật chất và tinh thần; CCVC cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do vậy, muốn CCVC làm việc tốt phải giải quyết hài hòa bài toán lợi ích vật chất và tinh thần của họ.

Nội dung, giải pháp:

Đối với công chức:

Về lợi ích vật chất: chính sách tiền lương đối với công chức phải tương xứng với giá trị sức lao động bỏ ra và phải bảo đảm được ba phương diện: duy trì cuộc sống của bản thân, một phần tích lũy cho gia đình và một phần để đề phòng rủi ro có thể xảy ra (ốm đau, về hưu…). Mặt khác, việc trả lương phải theo kết quả công việc chứ không phải theo vị trí và chức danh của công việc nhằm bảo đảm công bằng, tạo động lực phấn đấu và gây dựng lòng đam mê với công việc chuyên môn mà công chức đang đảm nhiệm. Thực tế cho thấy với cách trả lương theo ngạch, bậc và chức vụ như hiện nay thì những công chức mới, những công chức không giữ vị trí lãnh đạo sẽ không thiết tha với mức lương khởi điểm của mình.

Về lợi ích tinh thần: cần đổi mới công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, môi trường và điều kiện làm việc,… Cần có sự công bằng trong đánh giá, khen thưởng và kỷ luật. Công chức mong muốn có được cơ hội công bằng ở mọi vị trí phấn đấu trong cơ quan, đơn vị. Vì vậy, cách thức đánh giá và trả lương phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Bên cạnh đó, một môi trường làm việc năng động, sáng tạo sẽ khuyến khích mọi công chức dù ở vị trí nhân viên hay lãnh đạo đều bình đẳng và cạnh tranh công bằng.

Công chức đã được hỗ trợ 25% công vụ, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, cần có thêm chế độ để tạo động lực cho công chức làm việc.

Đối với những công chức chuyên gia thực sự giỏi, chưa có chế độ phù hợp để họ yên tâm công tác, cống hiến cho sở. Nên có chính sách đãi ngộ tốt riêng với đội ngũ chuyên gia này.

Đối với viên chức:

- Viên chức của trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông đang thường xuyên quản trị, tiếp xúc với hệ thống máy chủ hàng ngày, gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài mà chưa được có chế độ đãi ngộ. Vì vậy cần đề xuất xây dựng chế độ đãi ngộ với những người trực tiếp quản trị hệ thống CNTT, để họ yên tâm công tác và cống hiến phục vụ cho chính quyền điện tử của tỉnh.

- Điều kiện và môi trường làm việc của đơn vị sự nghiệp hiện nay đang khó khăn và thiếu thốn, mặc dù là đơn vị chuyên quản trị hệ thống CNTT nhưng máy tính và trang thiết bị làm việc lại thiếu và lạc hậu. Do dó, lãnh đạo sở cần trang bị mới về thiết bị cũng như môi trường làm việc tốt hơn.

- Tạo điều kiện để viên chức có thêm thu nhập tăng thêm hàng tháng.

4.3.2.6. Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ công chức, viên chức

Mục tiêu: Ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ công chức, viên chức. Tăng cường giáo dục cho đội ngũ công chức, viên chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận lực với nhiệm vụ được giao.

Nội dung, giải pháp: áp dụng cho cả công chức và viên chức.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Sở cần ban ban hành Quyết định về chế độ sử dụng kinh phí hành chính, sử dụng tài sản, chế độ hội nghị và công tác quản trị nhằm tăng cường kiểm soát chặt việc chi tiêu ngân sách được cấp theo đúng quy định.

Công tác thẩm định các dự án, đề án công nghệ thông tin, viễn thông phải được công khai, minh bạch nhằm góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước chi cho hoạt động đầu tư của tỉnh.

Xây dựng, ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ công chức, viên chức trong Sở. Trong đó, tập trung phổ biến các văn bản, quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí;

Tổ chức triển khai việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập và chấp hành chế độ báo cáo về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập theo đúng quy định của pháp luật.Tập trung thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; công khai minh bạch các hoạt động của cơ quan về các lĩnh vực mua sắm công và xây dựng cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở thông tin và truyền thông tỉnh bắc ninh (Trang 73)