Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện các hoạt động tham mưu, tổng hợp trên các mặt công tác của Văn phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước (Trang 82 - 87)

- Xây dựng đội ngũ cán bộ văn phòng, đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, tổng hợp chuyên sâu, theo hướng ổn định, lâu dài, ít nhất đảm bảo một

3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện các hoạt động tham mưu, tổng hợp trên các mặt công tác của Văn phòng

tổng hợp trên các mặt cơng tác của Văn phịng

3.2.2.1. Đối với việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cơng tác của cấp ủy:

Xây dựng chương trình cơng tác của cấp ủy là nhiệm vụ hàng đầu trong các nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy để thực hiện hoạt động tham mưu, giúp cấp

ủy điều hành công việc lãnh đạo của cấp ủy. Vì vậy, khi xây dựng chương trình cơng tác của cấp ủy phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đối với xây dựng chương trình tồn khóa:

Trước mắt cần xác định loại vấn đề mà cấp ủy phải bàn và giải quyết chưa cần xác định rõ phạm vị, nội dung cụ thể.

Xác định thời gian sẽ bàn vào quý, năm nào, chưa cần ghi rõ tên cơ quan chủ cơ quan chủ đề án, tên người được phân công trực tiếp phụ trách việc chuẩn bị nội dung đề án đó.

Kết hợp những vấn đề trong chương trình tồn khóa của Ban chấp hành Trung ương với các vấn đề của Đảng bộ định bàn để bố trí các cuộc họp cho thích hợp.

- Đối với chương trình cơng tác năm phải xác dịnh cụ thể về thời gian (tháng, quý, năm); về nội dung công việc; xác định cơ quan chủ đề án, người được phân công chỉ đạo trực tiếp đề án.

Từng chương trình cơng tác phải xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ, các bước tiến hành, điều kiện và giải pháp thực hiện, tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm, các vấn đề cấp bách. Tùy từng loại chương trình mà đề ra ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đồng bộ, phù hợp với thực tế, chỉ rõ điều kiện thực hiện kèm theo, phân công rõ tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện, định rõ lộ trình, thời gian hồn thành và tổ chức thực hiện trong Đảng bộ.

Xây dựng chương trình làm việc của cấp ủy cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:

Căn cứ Chương trình tồn khóa của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết của Hội nghị Đảng bộ, với những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giải pháp được đưa ra. Lãnh đạo Văn phòng cùng cán bộ làm công tác tham mưu, tổng hợp tập trung thời gian, trí tuệ để xây dựng chương trình cơng tác với những chủ trương, giải pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.

Để thực hiện được nội dung trên, trước hết tác giả đề xuất xây dựng một quy trình trong xây dựng chương trình cơng tác của cấp ủy để thực hiện thống nhất trong cơ quan, gồm chương trình cơng tác tồn khóa, chương trình cơng tác

hàng năm của ban chấp hành (gọi tắt là cấp ủy); chương trình cơng tác năm của ban thường vụ; lịch làm việc của thường trực cấp ủy hàng tuần. Nội dung quy trình cụ thể hóa những u cầu cơ bản và các bước như: căn cứ, định hướng để xây dựng dự thảo chương trình cơng tác, đăng ký nội dung chương trình hội nghị cấp ủy, xây dựng dự thảo chương trình cơng tác, trình thường trực cấp ủy cho ý kiến về dự thảo, chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của thường trực cấp ủy, trình các hội nghị cấp ủy thơng qua và hồn chỉnh theo ý kiến kết luận của thường trực cấp ủy; trình ký ban hành để gửi các cấp, các cơ quan liên quan, cá nhân để chỉ đạo, tổ chức thực hiện.(Xem phụ lục 01).

Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện cơng tác tồn khóa (chương trình làm việc) của ban chấp hành. Ngay sau Hội nghị Đảng bộ của nhiệm kỳ, trên cơ sở nghị quyết của hội nghị, văn phòng cần giúp cấp ủy xây dựng ngay bản dự thảo chương trình cơng tác tồn khóa, thể hiện sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy trong suốt nhiệm kỳ; những vấn đề còn lại của nhiệm kỳ trước chưa được giải quyết, cần phải có chủ trương, giải pháp chỉ đạo tiếp dự kiến đưa vào nội dung các kỳ họp ban chấp hành, ban thường vụ để bàn và quyết định nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết do của Đảng bộ đề ra. Thẩm quyền ban hành chương trình cơng tác tồn khóa của cấp ủy do cấp ủy bàn, quyết định và đồng chí Bí thư thay mặt cấp ủy ký chương trình.

Xây dựng chương trình cơng tác năm của ban thường vụ. Từ chương trình tồn khóa, văn phịng phải xây dựng ngay chương trình cơng tác năm của cấp ủy. Hàng năm đến giữa quý IV, văn phịng tham mưu xây dựng chương trình công tác năm sau của cấp ủy, trên cơ sở thu thập ý kiến của các bộ phận tham mưu, các ban tham mưu của Đảng ủy, cùng với các cơ quan ban, ngành Trung ương để xây dựng dự thảo, thảo luận trong lãnh đạo văn phịng, trình thường trực cấp ủy bàn trước và thông qua tại hội nghị ban thường vụ cấp ủy cuối năm. Trọng tâm của chương trình cơng tác năm là ấn định các cuộc họp của cấp ủy với chủ đề, yêu cầu, phạm vi giới hạn những vấn đề sẽ trình ra hội nghị cấp ủy, đồng thời chỉ rõ cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị đề án theo nội dung mỗi kỳ họp; quy định cho chủ đề án phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đề án đúng

thời hạn. Nếu trong năm đó các chủ trương chỉ đạo đột xuất của cấp trên, thì văn phịng tổng hợp, trình Thường trực báo cáo Ban Thường vụ bổ sung điều chỉnh chương trình cơng tác cho hợp lý. Thẩm quyền ban hành chương trình cơng tác năm của Ban Thường vụ do Ban Thường vụ bàn và quyết định.

Chương trình (hoặc lịch) cơng tác hằng tuần của thường trực: là những công việc được lựa chọn và sắp xếp vào từng ngày trong tuần và từng giờ trong ngày của thường trực.

3.2.2.2. Đối với việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy

Việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy cần bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Căn cứ Điều 9, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam: Quy chế làm việc của cấp uỷ và tổ chức đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định tại Tiểu mục 9.1 Mục 9, Quy định 29-QĐ/TW ngày 25/07 2016 của BCH Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng, cụ thể như sau: Cấp uỷ căn cứ vào Điều lệ Đảng và quy chế làm việc của cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp uỷ phải xây dựng quy chế làm việc bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn được giao.

+ Việc xây dựng quy chế cần bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn và tính cụ thể, phân công rõ trách nhiệm, mối quan hệ công tác. Đây là những yêu cầu rất quan trọng đòi hỏi cấp ủy cơ sở cần nghiên cứu kỹ những căn cứ xây dựng quy chế. Đó là Điều lệ Đảng, những nguyên tắc, quy định của Trung ương, của cấp ủy cấp trên về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ công tác của cấp ủy đảng; các hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, nghị quyết của đảng bộ; kế hoạch, chương trình cơng tác trong nhiệm kỳ, nhiệm vụ lãnh đạo, đặc điểm của cơ quan, đơn vị, chức trách của từng thành viên trong cấp ủy, từ đó xây dựng dự thảo quy chế.

Việc xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy cần thực hiện các nội dung sau: + Nghiên cứu xây dựng quy định rõ về quy trình, thủ tục, cấu trúc, nội dung, yêu cầu của quy chế để các cấp ủy thực hiện và có cơ sở để rà sốt, bổ sung, hồn thiện theo nhiệm kỳ.

+ Các điều khoản trong quy chế phải được nghiên cứu cụ thể, cân nhắc nhiều mặt. Tập thể cấp ủy phải thảo luận kỹ, dân chủ và cần đạt được tính thống nhất cao trước khi ban hành.Tính cụ thể được thể hiện rõ khi nhìn vào quy chế, những người có trách nhiệm thực hiện có thể hiểu chính xác cơng việc, chức trách, phương pháp cơng tác của mình.

+ Về cấu trúc phải đảm bảo thể thức của một văn bản với những quy định mang tính nguyên tắc và các chương, điều cụ thể; nêu rõ những căn cứ xác định nội dung quy chế. Chú trọng đến các nội dung lãnh đạo và tổ chức thực hiện dân chủ, công khai các mặt hoạt động của đơn vị.

+ Thường xun rà sốt, bổ sung, hồn thiện quy chế. Trong quá trình thực hiện quy chế, những điều không phù hợp sẽ điều chỉnh kịp thời; hoặc khi có những văn bản mới liên quan cần được cụ thể hóa, bổ sung. Vì vậy, Trung ương nên có quy chế mẫu, hướng dẫn thực hiện thống nhất và định kỳ để cấp ủy các cấp sơ, tổng kết về nội dung này nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực hiện quy chế.

3.2.2.3. Đối với việc biên soạn văn bản của cấp ủy và thẩm định đề án trình hội nghị cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ.

Biên soạn văn bản là một quá trình từ xác lập vấn đề cần văn bản hóa, xác định loại văn bản phải ban hành, xác định phạm vi, đối tượng, thời gian hiệu lực của văn bản, thu thập, xử lý thông tin, xây dựng dự thảo, cho đến sữa chữa, hồn chỉnh bản dự thảo, trình duyệt nội dung và nhân bản ban hành. Do vậy việc biên soạn văn bản của cấp ủy cần bảo đảm các yêu cầu sau:

Bảo đảm đúng yêu cầu, tiến độ, nội dung và phạm vi đề ra.

Tổ chức thẩm định về nội dung và thể thức văn bản của các đề án.

Để thực hiện tốt cơng tác này, văn phịng cấp uỷ cần tham mưu ban thường vụ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm Quy trình xây dựng và thẩm định đề án; trong đó quy định rõ trình tự và nội dung các bước tiến hành từ khi cấp uỷ cho chủ trương đến khi hồn thiện đề án trình ký, ban hành.

Để tổ chức và thực hiện tốt việc biên soạn văn bản của cấp uỷ, cần thực hiện các nội dung sau:

Xây dựng và thực hiện quy trình về biên soạn, phát phát hành các loại văn bản của cấp uỷ.

Quy trình biên soạn, phát hành các loại văn bản chủ yếu của cấp uỷ gồm các bước cơ bản: Xác định chủ trương ban hành văn bản. Thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho biên soạn văn bản. Viết bản thảo văn bản. Tổ chức kiến góp ý vào dự thảo văn bản và hồn chỉnh văn bản. Phát hành văn bản.

Quy trình xây dựng và thẩm định trình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành:

Đối với việc xây dựng đề án: Thành lập ban chỉ đạo/ Tổ biên tập chuẩn bị

đề án trình hội nghị. Xây dựng kế hoạch và đề cương sơ bộ. Xây dựng đề cương chi tiết; xin ý kiến định hướng của Thường trực, ban thường vụ cấp ủy. Tổ chức thu thập thông tin, khảo sát thực tiễn đối với các cấp uỷ trong nước và các cấp uỷ trực thuộc ở ngoài nước, đánh giá tác động của đề án. Viết dự thảo đề án. Tổ chức lấy ý kiến tham gia vào dự tháo đề án. Hoàn chỉnh dự thảo đề án; tờ trình, nghị quyết. Tổ chức thảo luận trong ban thường vụ cấp ủy vào các dự thảo nói trên. Hồn chỉnh đề án, tờ trình, để Ban Thường vụ trình hội nghị Ban Chấp hành.

Về quy trình thẩm định đề án: Thực hiện tốt các bước: Thẩm định, thẩm tra về yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của đề án. Xây dựng kế hoạch thẩm định. Thành lập nhóm nghiên cứu thẩm định. Soạn thảo đề cương báo cáo thẩm định. Tổ chức thảo luận về nội dung báo cáo thẩm định. Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia hoặc các cơ quan liên quan. Hồn chỉnh báo cáo thẩm định. Trình xin ý kiến tập thể lãnh đạo văn phịng cấp uỷ. Hồn chỉnh trình ký ban hành báo cáo thẩm định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)