Thứ nhất, thái độ là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội, đề cập đến áp lực xã hội khiến cá nhân thực hiện hay không thực hiện hành vi. Cuối cùng, sự kiểm soát hành vi cảm nhận là đánh giá của cá nhân về mức độ khó dễ của việc thực hiện hành vi. Một trong những điểm yếu của mơ hình này là vai trị của nhân tố ảnh hưởng xã hội trong việc giải thích dự định và hành vi (Ajzen, 1991). Để cải thiện điểm yếu này, một số nhà nghiên cứu đã phân biệt nhân tố xã hội thành hai mặt: ảnh hưởng xã hội và cảm nhận xã hội (Sheeran & Orbell, 1999; Armitage, 2001). Ảnh hưởng xã hội nói đến áp lực xã hội hoặc điều mà những người có ý nghĩa với cá nhân mong muốn cá nhân nên làm. Cảm nhận hành vi xã hội đề cập đến các cảm nhận của cá nhân về thái độ và hành vi của người khác có ý nghĩa với cá nhân trong vấn đề đó (Rivis & Sheeran,2003).
2.4.3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM (Technology Acceptance Model)
Mơ hình chấp nhận cơng nghệ được Davis et al., (1989) phát triển được dùng để đo lường sự chấp nhận của công nghệ phần mềm đối với các nhân viên của một tổ chức. Mơ hình dựa trên thuyết về hành vi hợp lý (TRA) do Fishbein & Ajzen (1975) đưa ra, trong đó cho rằng niềm tin ảnh hưởng đến ý định và ý định ảnh hưởng đến hành động. Thái độ của một cá nhân là điểm quan trọng nhất trong
33
mơ hình TAM và nó ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng của cá nhân, cũng như việc sử dụng công nghệ trong thực tế. Cấu trúc cơ bản của TAM là tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use -PEOU) và nhận thức tính hữu ích (Perceived Usefulness - PU). Tính dễ sử dụng được định nghĩa là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực về thể chất và tinh thần” (Davis, 1989) và tính hữu ích của hệ thống được coi là “mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ” (Davis, 1989). TAM là mơ hình được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu và được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý, kinh doanh và hệ thống thông tin. Benbasat & Barki (2007).