Đánh giá cảm quan chất lượng thức ăn ủ chua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 59 - 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đánh giá chất lượng của sản phẩm ủ chua điền thanh thân xanh với cỏ voi

4.2.1. Đánh giá cảm quan chất lượng thức ăn ủ chua

Ủ chua là phương pháp bảo quản thức ăn đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc trên thế giới nhờ tính ưu việt là đơn giản, ít phụ thuộc vào thời tiết và có thể sản xuất được khối lượng lớn, nhờ đó chủ động được nguồn thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi quy mô lớn. Ủ chua là một biện pháp sinh học để bảo quản thức ăn nhiều nước. Bản chất của việc ủ chua là trong điều kiện yếm khí, khi nén chặt sinh khối thức ăn trong tháp hoặc hố ủ sẽ xảy ra mạnh mẽ các quá trình sinh hóa và vi sinh vật học để lên men đường hình thành axit lactic, axit axetic và các axit hữu cơ khác dẫn đến môi trường axit. Môi trường axit sẽ ức chế sự phát triển của các nhóm vi sinh vật, do vậy giá trị dinh dưỡng của thức ăn được bảo quản.

Trong khi đó, nếu áp dụng phương pháp phơi khô để bảo quản sẽ mất nhiều thời gian, công lao động và nấm mốc dễ phát triển trong quá trình phơi. Mặt khác, việc phơi khô lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, không phải lúc nào cũng tiến hành được một cách dễ dàng. Mặt khác, dưới ánh nắng mặt trời các chất dinh dưỡng bị tổn thất lớn, nếu phơi khô không tốt, các chất dinh dưỡng bị tổn thất cao, do quá trình hô hấp nội bào. Quá trình phơi sấy thường làm giảm đáng kể tỷ lệ tiêu hóa các chất hữu cơ đồng thời tăng chi phí nhiệt lượng trong quá trình tiêu hóa đối với gia súc. Do vậy, việc bảo quản bằng cách ủ chua là phù hợp. Hơn nữa, cây điền thanh thân xanh có chứa Saponin nên ủ chua thân lá điền thanh ngoài mục đích dự trữ còn có tác dụng hạn chế tác động tiêu cực của Saponin.

Ủ chua là một quá trình làm giảm độ pH đến giá trị mà tại đó thức ăn có thể không bị hư hỏng và là phương pháp được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới để dự trữ thức ăn cho gia súc. Khi ủ chua thức ăn được bảo quản lâu dài trong khi chất dinh dưỡng tổn thất lại ít. Đặc biệt là nguồn thức ăn cho gia súc vào mùa đông rất khan hiếm, nên việc ủ chua thức ăn có thể dự trữ thức ăn trong thời gian, đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho gia súc. Thức ăn ủ chua còn giàu các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng và hợp với khẩu vị của gia súc.

Để đánh giá chất lượng cỏ ủ chua khi nguyên liệu làm cỏ ủ có tỷ lệ điền thanh là khác nhau trong hỗn hợp nguyên liệu cỏ ủ, chúng tôi tiến hành thí nghiệm ủ cỏ trong các bình nhựa, tại phòng thí nghiệm Bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn – Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

- Các chỉ tiêu cảm quan của cỏ ủ:

Các chỉ tiêu như màu sắc, mùi và hiện tượng mốc của sản phẩm ủ chua thường được các cán bộ kỹ thuật chăn nuôi dùng để đánh giá mức độ thành công của quá trình ủ thức ăn. Các chỉ tiêu này cho thấy sự biến đổi chất lượng trong quá trình ủ, tạo tính ngon miệng, kích thích tính thèm ăn ở động vật nhai lai. Để đánh giá chất lượng cỏ ủ trong thí nghiệm, chúng tôi tiến hành lấy các mẫu tại các thời điểm sau khi ủ 30, 60, 90 ngày để đánh giá. Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 4.5.

Kết quả của bảng 4.5 cho thấy, màu sắc của thức ăn ủ chua ở tất cả các công thức thí nghiệm sau 30 ngày đều có màu xanh vàng, sau 60 ngày ủ đều có màu vàng hơi xanh, còn sau 90 ngày ủ chuyển sang màu vàng nâu. Sự thay đổi màu sắc này là bình thường đối với ủ chua thức ăn xanh. Màu sắc của thức ăn ủ chua chứng tỏ rằng các công thức ủ chua có phẩm chất tốt. Nếu thức ăn ủ chua có màu sẫm chứng tỏ rằng nhóm vi khuẩn lên men butyric phát triển mạnh (thức ăn sẽ có mùi dưa khú), còn nếu có màu đen chứng tỏ nhóm vi khuẩn gây thối phát triển mạnh (thức ăn sẽ có mùi thối khó chịu). Nếu thức ăn ủ chua bị mốc sẽ xuất hiện các đốm trắng.

Bảng 4.5. Đánh giá cảm quan chất lượng thức ăn ủ chua

Chỉ tiêu Công thức ủ

CT0 CT1 CT2

30 ngày

Màu sắc Xanh vàng Xanh vàng Xanh vàng Mùi vị Chua nhẹ Chua nhẹ Chua nhẹ Độ mốc (%) 1,51 1,86 2,53

60 ngày

Màu sắc Vàng hơi xanh Vàng hơi xanh Vàng hơi xanh Mùi vị Chua Chua Chua

Độ mốc (%) 2,14 2,39 3,74 90 ngày

Màu sắc Vàng nâu Vàng nâu Vàng nâu Mùi vị Chua Chua Chua Độ mốc (%) 5,12 5,17 5,21

Thức ăn ủ chua tốt sẽ có mùi thơm của hoa quả chín do có nhiều axit lactic, còn mùi cay nồng chứng tỏ có nhiều axit axetic. Mùi dưa khú chứng tỏ có nhiều axit butyric và mùi thối khi thức ăn ủ chua bị thối. Ở tất cả các công thức ủ chua trên ở thời điểm 30 ngày sau ủ thì thức ăn đều có mùi chua nhẹ do chưa có nhiều axit hữu cơ được hình thành, đến thời điểm 60 ngày có mùi chua. Như vậy, theo đánh giá của Nguyễn Xuân Trạch (2003), sản phẩm ủ chua trong thí nghiệm ở

các công thức đều có dấu hiệu của thức ăn ủ chua tốt. Tại thời điểm sau ủ 90

ngày, quan sát thấy có sự khác biệt nhỏ ở mầu sắc cỏ ủ có màu vàng ngả sang nâu. Mùi của sản phẩm của các công thức có sử dụng thân lá điền thanh trong nguyên liệu thì có mùi thơm và chua nồng khi có tỷ lệ điền thanh 30%.

Kết quả đánh giá độ mốc cho thấy, các công thức ủ đều có một phần nhỏ cỏ mốc trên bề mặt, mặc dù đã nén chặt nhưng trong lọ ủ vẫn còn một lượng không khí nhất định do vậy vẫn có hiện tượng hô hấp hiếu khí xảy ra. Sản phẩm của hô hấp hiếu khí là nước và nhiệt. Nước bốc hơi rồi nhỏ xuống bề mặt của khối ủ và gây mốc bề mặt khối ủ. Hô hấp hiếu khí càng mạnh thì tỷ lệ mốc bề mặt càng cao. Kết quả kiểm tra cho thấy trên bề mặt các lọ của tất cả các công thức ủ đều có mốc phát triển, tuy nhiên, tỷ lệ này được ghi nhận với tỷ lệ rất thấp, chi dao động từ 5,12-5,17%. Khối lượng ủ càng lớn thì tỷ lệ mốc sẽ giảm thấp.

Như vậy, qua đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi và độ mốc, các công thức ủ chua thức ăn ở trên đều có chất lượng tốt. Hai công thức ủ chua CT1 và CT2 đều cho chất lượng thức ăn ủ chua tốt là do đường hoà tan trong cây cỏ voi tương đối cao (khoảng 13%), lại được bổ sung them 6% rỉ mật đường nên đảm bảo cho việc hình thành đủ axit hữu cơ để hại pH xuống dưới 4,2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 59 - 62)