Tình hình phát triển chăn nuôi dê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 41)

2.2.3.1 Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam

Ở Việt Nam ngành chăn nuôi dê đã có từ lâu đời, nhưng theo phương thức quảng canh tự cung tự cấp. Theo Cục chăn nuôi (2006) con dê được chăn nuôi ở trên 64 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2006 cả nước có 1.457.673 con dê, trong đó 66.888 con phân bố ở Đồng bằng sông Hồng; 336.576 con phân bố ở vùng Đông Bắc; 179.339 con phân bố ở vùng Tây Bắc; 218.602 con phân bố ở Bắc Trung Bộ; 74.988 con phân bố ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; 118.161 con phân bố ở Tây Nguyên; 260.775 con phân bố ở Đông Nam Bộ và 202.308 con ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ cấu giống: Dê sữa chiếm 0,16% tổng đàn, dê lai chiếm 35,8% tổng đàn, dê Cỏ là chủ yếu 49,2%. (Ngô Hồng Chín, 2007).

Dê nước ta có tầm vóc nhỏ bé, hiệu suất chuyển hóa thức ăn thấp, mức độ suy thoái cận huyết cao, tình trạng nuôi dưỡng kém, bệnh tật phát sinh, tỷ lệ chết của dê con từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi lên tới 49% tổng số dê con sinh ra (Từ Quang Hiển và cs, 1996).

Để phát triển đàn dê, năm 1994 ba giống dê kiêm dụng sữa thịt Ấn Độ là Beetal, Jumnapari, Barbari đã được nhập về Việt Nam, nuôi thích nghi và phát triển ra sản xuất, nuôi thuần và lai cải tạo đàn dê Cỏ nước ta. Năm 2002 nhập hai giống dê chuyên sữa Saanen, Alpine và dê siêu thịt Boer từ Mỹ nhằm nuôi thuần và lai cải tạo với đàn dê địa phương để nâng cao năng suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu sử dụng con đực của các giống dê chuyên sữa Saanen, Alpine và

chuyên thịt Boer lai với dê Bách Thảo, Ấn Độ tạo ra con lai F1, F2 hai máu năng suất chăn nuôi dê lai tăng lên 35 – 40% (Đinh Văn Bình, Nguyễn Quang Sức, 2000), con lai ba máu giữa con đực các giống dê cao sản trên với dê lai giữa Cỏ và Bách Thảo, Ấn Độ cho năng suất tăng lên từ 35 – 50% (Đinh Văn Bình, Nguyễn Quang Sức, 2000). Đến nay, đàn dê lai giữa các giống dê ngày càng phát triển ở nhiều nơi thành phong trào rộng khắp và đang đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân nhât là vùng nông thôn miền núi.

Giống dê Saanen: Dê có màu lông trắng, lông màu trắng hay kem nhạt, nhưng sắc lông trắng được ưa chuộng hơn, tai vểnh nhơ. Bộ lông có thể ngắn hay dài. Tai thẳng đứng hướng về phía sau, có thể có hay không có sừng. Giống dê này có tầm vóc lớn, cân đối, thành thục sớm và cho sản lượng sữa cao. Trọng lượng trưởng thành con đực là 84 kg, cao vai 89 cm và dê cái là 62 kg, cao vai 76 cm. Con đực khi 2 tuổi nặng 60 kg, 3-5 tuổi nặng 70 kg, có con còn nặng tới 100 kg. Dê cái thì nhỏ hơn, chỉ khoảng 50 – 60 kg. Đây là Giống dê có tầm vóc lớn nhất của Thụy Sĩ có thể sản xuất đến 5,7–8 kg sữa/ngày vào lúc cao điểm. Chu kỳ tiết sữa của nó kéo dài 8 – 10 tháng và cho sản lượng sữa từ 800 – 1.000 lít, năng suất sữa từ 1.000-1.200 lít/chu kỳ 290-300 ngày.

GiốngDê Jumnapari : Nguồn gốc ở Ấn độ, nhập vào Việt Nam từ năm 1994, dê có màu lông trắng tuyền, chân cao – Khối lượng sơ sinh 2,8 – 3,5 kg, khối lượng lúc 6 tháng tuổi 22 – 24 kg, tuổi phối giống lần đầu 8 – 9 tháng tuổi, dê đẻ 1,3 con/lứa và 1,3 lứa/năm, sản lượng sữa 1,3 – 1,5 kg/ngày, 2.2.3.2 Chăn nuôi dê ở các nước trên thế giới

Số lượng dê trên thế giới tăng dần qua các năm gần đây. Trong năm 2003 toàn thế giới có khoảng 765 triệu con dê, trong đó đàn dê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển (733 triệu con, chiếm 95,86%) và được nuôi nhiều ở châu Á (479 triệu con, chiếm 63,78%), tiếp theo là châu Phi có khoảng 220 triệu con, chiếm 28,74%, châu Mỹ và Caribe có 37 triệu con, chiếm 4,8%.

Ở châu Á, nước nuôi nhiều dê nhất là Trung Quốc (173 triệu con), sau đó là Ấn Độ (125 triệu con) và Pakistan (53 triệu con).

Về số lượng các giống dê, theo Acharya (1992) trên thế giới có 150 giống dê đã được miêu tả cụ thể, phần còn lại chưa được biết đến và phân bố ở khắp các châu lục. Trong đó có 63% giống hướng sữa, 27% giống dê hướng thịt và 5% giống là dê kiêm dụng lấy lông làm len. Các nước châu Á có số lượng giống dê

nhiều nhất, chiếm 42% số giống dê trên thế giới. Các nước có nhiều giống dê nhất là Pakistan (25 giống), Trung Quốc (25 giống), Ấn Độ (20 giống) (Ngô Hồng Chín, 2007).

Chăn nuôi dê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, nhưng chủ yếu ở khu vực nông hộ quy mô nhỏ, những vùng khô cằn. Ở những nước phát triển, chăn nuôi dê có quy mô đàn lớn hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa làm pho mát hoặc chuyên lấy thịt cho tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu. Ngoài ra, chăn nuôi dê trên thế giới cũng đã cung cấp một khối lượng lớn về sản phẩm lông và da.

2.2.3.3 Khả năng sinh trưởng và phát triển của dê

Đối với sự phát triển chung của một cơ thể sống, quá trình sinh trưởng và phát dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hai quá trình này không có ranh giới. Sinh trưởng là sự thay đổi về số lượng, phát dục là sự thay đổi về chất lượng. Tại một thời điểm nào đó có thể hai quá trình này diễn ra song song với nhau nhưng cũng có thể quá trình sinh trưởng diễn ra yếu hoặc quá trình phát dục lại mạnh và ngược lại.

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, sự phát triển của cơ thể động vật có tính giai đoạn. Mỗi giai đoạn khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục khác nhau. Giai đoạn đầu của thời kỳ bào thai, quá trình phát dục mạnh và nhanh để hình thành nên các tổ chức, bộ phận của cơ thể nhưng đồng thời quá trình sinh trưởng cũng diễn ra cũng rất khẩn trưởng. Đến cuối giai đoạn bào thai thì quá trình phát dục chậm lại và quá trình sinh trưởng lại nhanh hơn để tăng khối lượng kích thước cho cơ thể, như vậy hai quá trình này có một mối liên hệ chặt chẽ. Nếu phát dục không đầy đủ sẽ trở lên dị tật và ngược lại, nếu sinh trưởng không đầy đủ cơ thể sẽ còi cọc chậm lớn.

Trong chăn nuôi, để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc người ta thường dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các chiều đo cơ thể. Ở các cơ sở chăn nuôi phương pháp chủ yếu là cân định kỳ gia súc vào những thời điểm nhất định, ngoài ra còn dùng phương pháp đo gia súc phụ thuộc vào tuổi, loài, giống và mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên nếu chỉ dựa và phương pháp cân định kỳ gia súc để xác định sự sinh trưởng phát dục thì không chính xác. Vì nếu chỉ dựa vào trọng lượng để đánh giá thì không đủ bởi có thể gia súc thiếu thức ăn vẫn giữ nguyên lượng hoặc bị giảm đi nhưng chiều cao, chiều dài,

chiều ngang của cơ thể vẫn có thể tăng lên. Chính vì vậy tốt nhất tùy từng loài gia súc mà ta sử dụng kết hợp cả hai phương pháp để cho kết quả chính xác hơn.

Đối với dê thường tiến hành cân đo vào các thời điểm: sơ sinh 3, 6, 9, 12 tháng tuổi để đánh giá tốc độ sinh trưởng. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi vì trong cùng một điều kiện sống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau thì những gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng thấp hơn những gia súc có tốc độ sinh trưởng chậm.

2.2.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng

Để biểu thị tốc độ sinh trưởng người ta thường dùng các đại lượng sau: - Độ sinh trưởng tích lũy: là thể tích, kích thước, khối lượng của toàn cơ thể hoặc từng bộ phận cơ thể vật nuôi tích lũy được tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là tại thời điểm tiến hành cân, đo, đếm.

- Độ sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng thêm về thể tích, kích thước, khối lượng của toàn cơ thể hoặc của từng bộ phận cơ thể vật nuôi trong một đơn vị thời gian.

- Độ sinh trưởng tương đối: là sự tăng thêm về thể tích, kích thước, khối lượng của cơ thể hoặc từng bộ phận của cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau so với thời điểm sinh trưởng trước và được tính theo phần trăm.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Vật liệu nghiên cứu:

+ Điền thanh thân xanh (Sesbania cannabina)

+ Dê đực lai (Jumnapari x Saanen) có độ tuổi trung bình 6 tháng tuổi và

có khối lượng cơ thể ban đầu 8,3 ± 0,3 kg, đồng đều về phẩm giống.

+ Chế phẩm VSV: Thành phần Lactobacillus plantaram 4 x 106CFU/g do

phòng vi sinh vật - Bộ môn Dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi cung cấp. - Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại

+ Vườn tiêu bản Bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn - khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

+ Phòng thí nghiệm trung tâm khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

+ Trại dê thí nghiệm của Câu lạc bộ ASC (Animal Sciences Club) khoa

Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

+ Thời gian: từ tháng 11/2016 đến tháng 8/2017. 3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành nghiên cứu 3 nội dung sau:

- Năng suất và giá trị dinh dưỡng của cây điền thanh thân xanh - Thử nghiệm ủ chua cây điền thanh thân xanh với cỏ voi

- Thử nghiệm sử dụng cây điền thanh thân xanh trong khẩu phần nuôi dê. 3.3.1. Đánh giá năng suất và giá trị dinh dưỡng của cây điền thanh thân xanh

3.3.1.1. Bố trí thí nghiệm

Khu vườn cỏ thí nghiệm được chia thành 3 ô, diện tích mỗi ô thí nghiệm

là 25m2 (2,5mx10m), khoảng cách giữa các ô là 50cm. Đất thí nghiệm sau khi

cuốc lên được phơi ải trong 2 ngày, rồi được băm nhỏ, làm sạch cỏ dại, lên luống và bón lót bằng phân chuồng. Hạt điền thanh được ngâm trong nước ấm trong 24 giờ, sau khi hạt nứt nanh thì đem đi gieo. Số lượng hạt đem gieo là 40kg/ha (4g hạt/m2).

Chăm sóc sau gieo hạt:

Tưới nước ngay sau khi gieo và phủ phần đất trống để tránh cỏ dại. Sau khi gieo 7 - 10 ngày kiểm tra gieo dặm những chỗ cây không mọc. Nhặt sạch cỏ dại vào các thời điểm 20 ngày sau gieo, trước mỗi lần bón phân và ngay sau khi thu cắt từng lứa.

Mức phân bón sử dụng cho 1ha: 10 tấn phân chuồng, 90 kg P2O5 + 90 kg

K2O. Loại phân bón sử dụng bao gồm Supe lân (18% P2O5) và Kali clorua (60%

K2O), bón theo phương pháp:

+ Bón lót 100% phân chuồng, phân lân và 50% phân kali. + Bón sau lứa cát 1: 25% phân kali

+ Bón sau lứa cắt 2: 25% phân kali còn lại.

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá năng suất cây điền thanh thân xanh

Số ô thí nghiệm 3

Chiều cao cây khi thu cắt lứa thiết lập là khoảng 100 cm Thời gian thu cắt lứa đầu 60 ngày Chiều cao thu cắt ở lứa đầu tính từ mặt luống 35cm Chiều cao thu cắt ở các lứa tái sinh tính từ mặt luống 35 cm Thời gian thu cắt ở các lứa tái sinh 35 ngày

3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu

* Năng suất

- Xác định năng suất chất xanh (NSCX): Đến thời gian thu hoạch cắt toàn bộ và cân khối lượng cây thu được trong các ô, từ đó tính năng suất cây thu được theo diện tích là hecta.

- Tính năng suất chất khô(NSCK): Sau khi cắt, cây được băm nhỏ và cân lấy mẫu, sau đó đem mẫu về phòng phân tích và sấy ở nhiệt độ 1050C đến khi khối lượng không đổi. Từ đó xác định năng suất chất khô của cây theo đơn vị tấn/ha.

NSCK =NSCX * %VCK

- Tính năng suất protein thô: Sau khi phân tích chỉ tiêu protein thô và tính hàm lượng protein thô theo phương pháp Kjeldahl (TCVN 4328-1: 2007)từ đó tính năng suất protein thô theo đơn vị tấn/ha.

* Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng

- Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu phân tích theo tiêu chuẩn TCVN 4325 - 2007

- Các chỉ tiêu phân tích:

+ Định lượng hàm lượng nước và vật chất khô (TCVN 4326 : 2001) + Định lượng protein thô theo phương pháp Kjeldahl (TCVN 4328-1: 2007) + Định lượng chất béo thô (TCVN 4331 : 2001 )

+ Định lượng xơ thô (TCVN 4329: 2007)

+ Định lượng khoáng tổng số (TCVN 4327:2007)

- Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME): Được tính toán theo phương pháp của Wardeh (1981).

Giá trị ME của thức ăn được ước tính như sau: DE (Mcal/kg VCK) = 0,04409 x TDN ME (Mcal/kg VCK) = 0,82 x DE ME (Mcal/kg CX) = 100 VCK)x%VCK (Kcal/kg ME

Phương trình ước tính TDN thức ăn cho dê, cừu từ thành phần hóa học của thức ăn ( Wardeh, 1981)

TDN(%VCK)= 1,034 + 0,9702 (% protein thô) + 0,9150 (%DXKN) + 1,3513 (% Lipit thô) + 0,0798 (% xơ thô)

3.3.2. Đánh giá Thử nghiệm ủ chua cây điền thanh thân xanh với cỏ voi

3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm

Để đánh giá khả năng sử dụng làm nguyên liệu ủ chua của điền thanh thân xanh chúng tôi tiến hành thí nghiệm ủ cỏ voi và thân lá điền thanh trong các lọ nhựa có dung tích 5 lít, cỏ voi thu cắt ở 50 ngày, thân lá điền thanh sử dụng ở lứa cắt thiết lập (60 ngày). Sơ đồ thí nghiệm như sau:

Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ủ chua thân lá điền thanh

Nguyên liệu Đơn vị CT0 CT1 CT2 Cỏ voi (%) 100 70 70 điền thanh (%) 0 30 30

Rỉ mật (%) 6 6 6

Muối (%) 0,5 0,5 0,5 Chế phẩm (%) 0 0 0,01

3.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

* Cách lấy mẫu : Lấy mẫu phân tích theo tiêu chuẩn TCVN – 2007 ( Tiêu chuẩn Việt Nam – Thức ăn chăn nuôi, Tổng cục đo lượng 2007)

- Mẫu ban đầu : là mẫu được lấy từ một đối tượng vật phẩm cần phân tích. Để đảm bảo độ đồng đều cần lấy mẫu ở nhiều thời điểm khác nhau.

- Mẫu bình quân : đem rải mỏng mẫu lên khay men, lấy nhiều điểm trên đó để gộp lại.

- Mẫu phân tích : Mẫu bình quân phải được cắt nhỏ, trộn đều để lấy mẫu phân tích

* Các chỉ tiêu phân tích

- Đánh giá bằng trực quan: Thông qua theo dõi về màu sắc, mùi vị và hiện tượng mốc của điền thanh trước và sau khi ủ chua bằng cảm quan:

+ Màu sắc: Nếu thức ăn có màu sắc xanh tươi là màu của thức ăn ủ chua tốt nhất, trường hợp thức ăn chuyển qua màu vàng đồng nghĩa thức ăn bị mất caroten còn thức ăn chuyển sang màu đen hay tối sẫm thì thức ăn đó bị hỏng và không có giá trị sử dụng

+ Mùi vị: Thức ăn ủ chua có chất lượng tốt phải có mùi hoa quả chín, mùi thơm do có nhiều axit lactic. Thức ăn ủ chua chất lượng kém có rất nhiều mùi vị khác nhau như: Mùi chua như giấm do trong thức ăn có chứa nhiều axit axetic, mùi mỡ thì trong thức ăn có chứa nhiều axit butyric, mùi thối do…..

+ Đánh giá qua độ mốc: Độ mốc của các mẫu ủ được xác định bằng cách cân bình chứa cỏ ủ, khối lượng cỏ (A) sẽ bằng khối lượng bình chứa cỏ trừ đi khối lượng bình rỗng, sâu đó lấy toàn bộ cỏ ủ bị mốc trong bình (B). Như vậy, độ mốc là tỷ số giữa khối lượng thức ăn bị mốc với lượng cỏ ủ ban đầu. Công thức tính độ mốc như sau:

B

Độ mốc (%) = x 100 A

+ pH: Mẫu thức ăn ủ chua được chuẩn bị để do pH theo hướng dẫn của Hartley và Jones (1978): cân 5g mẫu cho vào cốc thủy tinh rồi cho thêm 100ml nước cất, lắc nhẹ và để 15 phút trước khi đo bằng máy đo pH (Máy đo pH HANNA, HI 8424, Singapo). Các axit hữu cơ: axit lactic, axit axetic, axit butyric được xác định theo phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). N-NH3 xác định theo phương pháp Kjeldahl, không công phá mẫu mà chỉ sử dụng bột MgO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 41)