Hàm lượng N-NH3 của thức ăn ủ chua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 62 - 64)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đánh giá chất lượng của sản phẩm ủ chua điền thanh thân xanh với cỏ voi

4.2.3. Hàm lượng N-NH3 của thức ăn ủ chua

Để đánh giá chính xác hơn chất lượng cỏ ủ, chúng tôi tiến hành định

lượng NH3 trong mẫu cỏ ủ ở các thời điểm: 30, 60, 90 ngày sau ủ, kết quả được

Bảng 4.7. Hàm lượng N-NH3 của thức ăn ủ chua

Số ngày ủ Hàm lượng N-NH3 (mg/100g mẫu)

CT0 CT1 CT2

30 ngày 5,03 7,20 10,93 60 ngày 7,22 14,99 15,68 90 ngày 9,81 13,68 14,71

Nồng độ N-NH3 thể hiện quá trình phân giải protein bởi các nhóm vi sinh

vật không mong muốn. Nồng độ N-NH3 cao chứng tỏ phẩm chất của thức ăn ủ

chua kém.

Bảng 4,7 cho thấy hàm lượng N-NH3 trong thức ăn ủ chua với ngày ủ 30

dao động từ 5,03- 10,93 mg/100g mẫu. Đối với ngày ủ 60 thì dao động từ 7,22- 15,68 mg/100g mẫu còn cỏ ủ chua 90 ngày hàm lượng N-NH3 từ 9,81-14,71 mg/100g mẫu.

Qua kết quả thu được, chúng tôi thấy, việc sử dụng 30% thân lá điền thanh trong nguyên liệu ủ đã làm tăng hàm lượng nitơ bay hơi trong khối ủ ở cả 3 thời điểm khảo sát, điều này giải thích cho việc pH khối ủ có thân lá điền thanh luôn

cao hơn so với CT0. Nồng độ N-NH3 của thức ăn ủ chua ở công thức CT1 và

CT2 cao hơn so với công thức CT0 cũng do ở 2 công thức này có tỷ lệ protein cao hơn. Tuy nhiên các giá trị này đều nằm trong giới hạn thích hợp.

Việc pH tăng lên ở 90 ngày sau ủ, theo chúng tôi thấy nguyên nhân có thể là do N bay hơi đã được vi sinh vật phân giải protein trong nguyên liệu giải

phóng tạo thành NH3 đã làm tăng giá trị pH hơn nữa do thời gian bảo quản đã dài

(đạt đến 90 ngày) nên chất lượng của cỏ ủ ở giai đoạn này bắt đầu suy giảm. Hàm lượng đường hoà tan trong nguyên liệu ủ ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất thức ăn ủ chua bởi vì vi sinh vật lên men đường để tạo ra axit hữu cơ, giúp hạ pH của khối ủ xuống 3,8-4,2. Đối với các cây hoà thảo thì chỉ cần hàm lượng đường trên 10% VCK là đảm bảo cho quá trình ủ chua tốt. Như vậy cây cỏ voi có hàm lượng đường xấp xỉ 12-13% VCK nên ủ chua dễ dàng, không cần phải bổ sung them rỉ mật đường (Bùi Quang Tuấn và cs., 2012). Axit hữu cơ được hình thành trước hết được sử dụng để trung hoà hệ đệm trong thức ăn, sau đó còn lại mới dành cho hạ pH của khối ủ. Hệ đệm của thức ăn càng mạnh thì thức ăn càng khó ủ chua. Protein là yếu tố chính quyết định độ mạnh của hệ đệm, hàm lượng protein càng cao thì hệ đệm càng mạnh. Chính vì vậy ủ chua cây đậu khó khăn hơn rất nhiều so với cây hoà thảo do có hàm lượng protein cao. Trong

nghiên cứu này, mặc dù cây điền thanh khó ủ chua nhưng chỉ chiếm 30% trong hỗn hợp với cỏ voi, lại được bổ sung thêm 6% rỉ mật nên vẫn đảm bảo hàm lượng đường hoà tan cao nên vẫn cho phẩm chất ủ chua tốt, kể cả khi không có chế phẩm sinh học bổ sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 62 - 64)