Đánh giá thử nghiệm sử dụng cây điền thanh thân xanh trong khẩu phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 49)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.3. Đánh giá thử nghiệm sử dụng cây điền thanh thân xanh trong khẩu phần

phần nuôi dê

3.3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Để đánh giá chất lượng cây điền thanh thân xanh ủ chua với cỏ voi, chúng tôi tiến hành thí nghiệm sử dụng thức ăn ủ chua ở công thức CT1 trong khẩu phần của dê sinh trưởng, thí nghiệm sử dụng bốn dê lai (Jumnapari x Saanen) khỏe mạnh (khối lượng khoảng 8kg), chia thành 4 lô theo mô hình ô vuông Latin. Thí nghiệm được lặp lại 4 lần, mỗi lần chia làm hai giai đoạn, giai đọan nuôi thích nghi (7 ngày) và giai đoạn thí nghiệm chính (15 ngày). Trước thí nghiệm, dê được tiêm thuốc chống kí sinh trùng đường tiêu hóa và đánh số. Sơ đồ thí nghiệm được trình bày như sau:

Dê được cho ăn một trong 4 loại khẩu phần (công thức) như sau: + Công thức 1: 100g thức ăn tinh + cỏ voi ( Cho ăn tự do)

+ Công thức 2: 100g thức ăn tinh + Hỗn hợp 70% cỏ voi và 30% thức ăn ủ chua (Tính theo chất khô),

+ Công thức 3: 100g thức ăn tinh + Hỗn hợp 60% cỏ voi và 40% thức ăn ủ chua (Tính theo chất khô)

+ Công thức 4: 100g thức ăn tinh + Hỗn hợp 50% cỏ voi và 50% thức ăn ủ chua (Tính theo chất khô)

- Phương pháp cho ăn: Dê được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8h sáng và 4h30 chiều. Đối với thức ăn tinh cho ăn với khối lượng 100g/con/ngày, trộn đều vào thức ăn thô xanh và thức ăn ủ chua theo tỷ lệ có trước.

Chỉ tiêu nghiên cứu:

- Khối lượng của dê thí nghiệm

- Khối lượng thức ăn thu nhận của dê

- Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của dê 3.3.3.2. Phương pháp thu thập và phân tích mẫu

* Phương pháp xác định lượng thức ăn thu nhận: Hàng ngày cân lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa theo từng cá thể để xác định lượng thức ăn thu nhận. VCK thu nhận = Lượng TĂ cho ăn x Tỷ lệ VCK của TĂ cho ăn – Lượng TĂ thừa x Tỷ lệ VCK của TĂ thừa

Các chất dinh dưỡng thu nhận khác cũng được tính tương tự như trên.

* Phương pháp xác định khả năng tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của dê: Khả năng tăng khối lượng của dê được xác định thông qua việc cân khối lượng dê vào thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi giai đoạn thí nghiệm. Sau 15 ngày thí nghiệm tiến hành cân dê bằng cân đồng hồ loại 50kg vào buổi sáng trước khi cho ăn.

- Sinh trưởng tuyệt đối(g/con/ngày): Cân khối lượng của dê trong các lô thí nghiệm tại thời điểm sau mỗi giai đoạn.

P2 – P1

A= x 100 T – T

Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1: Khối lượng dê tại thời điểm T1(kg) P2: Khối lượng dê tại thời điểm T2(kg) T1, T2: Thời điểm cân lần trước và lần sau

- Sinh trưởng tương đối(%): Cân khối lượng của dê trong các lô thí nghiệm tại các thời điểm sau mỗi giai đoạn 8 ngày, 16 ngày, 24 ngày, 32 ngày

P2 – P1

R(%)= x 100 0,5 ( P2 – P1) Trong đó:

R: Sinh trưởng tương đối (%)

P1: Khối lượng gia súc tại thời điểm trước(kg) P2: Khối lượng gia súc tại thời điểm sau (kg)

-Lượng thức ăn thu nhận: Cân và tính khối lượng vật chất khô thức ăn của dê thí nghiệm lúc cho ăn và thức ăn thừa theo từng giai đoạn

TATN= Thức ăn cho vào – Thức ăn thừa

- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR): Cân khối lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa

VCK thu nhận (kg/ngày) FCR=

Tăng KL (kg/ngày)

- Tiêu tốn Protein/kg tăng trọng: Lấy lượng protein chênh lệch trước và sau khi cho ăn trong thức ăn chia cho khối lượng tăng trọng theo các công thức Tiêu tốn Protein

Tiêu tốn Protein/kg tăng trọng =

Khối lượng tăng trọng 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được phân tích theo mô hình phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) bằng phần mềm thống kê Minitab 16. Phép thử Tukey test dùng so sánh sự sai khác giữa các giá trị trung bình với mức ý nghĩa P<0,05.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÂY ĐIỀN THANH THÂN XANH THÂN XANH

4.1.1. Năng suất chất xanh

Hiện nay trong chăn nuôi gia súc nhai lại, Việt Nam vẫn đang phải giải quyết đồng thời 2 nhiệm vụ: (1) Cung cấp đủ khối lượng thức ăn xanh và (2) Đảm bảo chất lượng thức ăn xanh cao. Do vậy việc lựa chọn cây thức ăn xanh phải chú ý đến cả năng suất chất xanh cũng như thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn xanh. Kết quả khảo sát năng suất chất xanh của cây điền thanh thân xanh được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Năng suất chất xanh của cây điền thanh thân xanh (n=3)

Lứa Đơnvị Năng suất chất xanh Lứa 1 tấn/ha/lứa 8,83 ± 0,16 Lứa 2 tấn/ha/lứa 15,82 ± 0,06 Lứa 3 tấn/ha/lứa 8,67 ± 0,11

Tổng tấn/ha 33,33

Trung bình tấn/ha/lứa 11,11

Cây điền thanh thân xanh là cây đậu phát triển thẳng, nếu không thu cắt có thể cao tới 2-3m. Tốc độ sinh trưởng của cây điền thanh thân xanh tương đối nhanh nên từ khi gieo trồng đến khi thu cắt lứa đầu chỉ khoảng 60 ngày (cao khoảng 100cm). Thời gian giữa các lần thu hoạch khoảng 35 ngày. Điền thanh thân xanh là cây ngắn ngày, thông thường một lần gieo trồng chỉ cho thu cắt 3-4 lứa.

Trong thí nghiệm này, năng suất chất xanh của cây điền thanh thân xanh ở lứa cắt đầu đạt 8,83 tấn/ha, sau tăng lên 15,82 tấn/ha, nhưng sau đó đến lứa 3 giảm chỉ còn 8,67 tấn/ha. Sau thu cắt lứa 1 cây điền thanh thân xanh ra nhiều cành, nhánh nên tạo ra sinh khối lớn, nhưng sang lứa 3 khi này cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh thực (cây tập trung cho ra hoa, kết quả) nên giảm khối lượng thân lá.

Tổng khối lượng 3 lứa cắt của cây điền thanh thân xanh là 33,33 tấn/ha/130 ngày. Năng suất chất xanh của cây điền thanh thân xanh không thể so sánh với năng suất của các cây hoà thảo, nhưng không thua kém các cây đậu được coi là có triển vọng ở Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Gore and Joshi (1976), số lứa trung bình của điền thanh là 3-4 lứa/năm, cao nhất 8 lứa/năm đã được thực hiện tại một số khu vực. Trong thí nghiệm này mới dừng lại ở lứa cắt thứ 3 (130 ngày), nếu tính tiếp các lứa sau thì tổng năng suất chất xanh thu được sẽ còn cao hơn. Kết quả nghiên cứu của Từ Quang Trung (2017) cho thấy năng suất lá tươi của cây sắn đạt 8,19 tấn, của cây keo giậu đạt 7,58 tấn và của cây đậu Stylo đạt 13,4 tấn/ha/lứa. So với năng suất chất xanh của cây đậu sơn tây khoảng 30-50 tấn/ha/năm (Bùi Quang Tuấn, 2006), năng suất chất xanh của điền thanh là gần tương đương, cho thấy đây là cây có tiềm năng về nguồn thức ăn xanh.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3

Tấn/ha/lứa

Biểu đồ 4.1. Năng suất chất xanh của điền thanh thân xanh (Tấn/ha/lứa) Qua biểu đồ 4.1 cho thấy năng suất chất xanh ở các lứa có sự thay đổi Qua biểu đồ 4.1 cho thấy năng suất chất xanh ở các lứa có sự thay đổi giữa các cột đặc biệt thể hiện rõ nhất là ở lứa 1 và lứa 2 từ 8,83 tấn/ha -15,82 tấn/ha. Năng suất chất xanh của lứa 2 đã tăng so với lứa 1 và lứa 3. Ngoài yếu tố về đặc điểm sinh trưởng còn có một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây điền thanh thân xanh đó là điều kiện thời tiết khí hậu do thời điểm điền thanh được trồng là ở đầu tháng 4 dương lịch, thời tiết vẫn còn rét muộn, khi đó nhiệt độ và lượng mưa còn thấp vì vậy mà ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây từ đó ảnh hưởng tới năng suất chất xanh. Sau khi cắt ở tuổi thiết lập bước vào giai đoạn tái sinh (Lứa 2), năng suất tăng mạnh là do bước vào mùa hè, thời tiết nắng ấm và lượng mưa phù hợp thuận lợi cho cây nhiệt đới như cây điền thanh phát triển.

Ở lứa thứ 3 năng suất chất xanh giảm hơn là 8,67 tấn/ha so với lứa 2 là15,82 tấn/ha do thân cây đã cứng và bắt đầu hóa gỗ nhiều hơn và không có phân bón nên việc vận chuyển và các chất dinh dưỡng để nuôi cây bị giảm. Một yếu tố nữa là do thời tiết lúc này nắng mưa thất thường, có những đợt nắng, mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến khá năng sinh trưởng của cây.

4.1.2. Năng suất chất khô

Năng suất chất xanh là một chỉ tiêu nông học quan trọng để đánh giá, tuyển chọn cây thức ăn xanh, nhưng nếu so sánh các cây thức ăn xanh mà chỉ dựa vào năng suất chất xanh thì sẽ không chính xác bởi vì các cây thức ăn xanh có hàm lượng chất khô khác nhau. Năng suất chất khô sẽ thể hiện chính xác giá trị thức ăn của cây thức ăn xanh. Vì vậy, việc tính toán năng suất chất khô rất quan trọng, quyết định lượng thức ăn ăn vào của gia súc và đánh giá chính xác hiệu quả của cây thức ăn. Năng suất chất khô được tính dựa vào năng suất chất xanh và hàm lượng chất khô của cây thức ăn xanh. Kết quả tính năng suất chất khô của cây điền thanh thân xanh được trình bày trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Năng suất chất khô của cây điền thanh thân xanh (n=3)

Lứa Đơnvị Năng suất chất khô Lứa 1 tấn/ha/lứa 1,26 ± 0,02 Lứa 2 tấn/ha/lứa 3,13 ± 0,01 Lứa 3 tấn/ha/lứa 1,84 ± 0,02

Tổng tấn/ha 6,21

Trung bình tấn/ha/lứa 2,07

Diễn biến năng suất chất khô của cây điền thanh thân xanh theo các lứa cắt cũng giống như diễn biến năng suất chất xanh, có nghĩa là đạt cao nhất ở lứa cắt 2 là 3,13 tấn/ha/lứa rồi sau đó giảm ở lứa cắt 3 là 1,84 tấn/ha/lứa. Năng suất chất khô trung bình của cây điền thanh thân xanh đạt 2,07 tấn/ha/lứa. Nếu tính cho 1 năm thì năng suất này đạt trên 10 tấn/ha.

Bùi Quang Tuấn (2006) cho biết năng suất chất khô của đậu stylo trồng tại Lương Sơn – Hòa Bình đạt 13,13 tấn/ha/năm, ở vùng đất Ba Vì – Sơn Tây, năng suất chất khô đậu sơn tây đạt 14,73 tấn/ha/năm (Ngô Tiến Dũng và cs., 2004).

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3

Tấn/ha/lứa

Biểu đồ 4.2. Năng suất chất khô của cây điền thanh thân xanh (tấn/ha/lứa) Theo một số nghiên cứu năng suất chất khô của điền thanh thu được trung Theo một số nghiên cứu năng suất chất khô của điền thanh thu được trung

bình từ 4-12 tấn/năm tùy thuộc vào vùng (Anon, 1924; Dutt et al., 1983; Galang

et al., 1990). Số lứa cắt trung bình của điền thanh là 3-4 lứa/năm cao nhất là 8 lứa/năm đã thực hiện ở một số khu vực (Gore and Joshi, 1976). Tuy nhiên do thời gian có hạn nên chúng tôi mới thu cắt ở 3 lứa đầu cho năng suất chất khô của điền thanh so với một sô cây họ đậu trồng ở nước ta là khá cao thì năng suất chất khô của cây điền thanh thân xanh là gần tương đương.

4.1.3. Năng suất protein

Trong các chỉ tiêu đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn thì chỉ tiêu về protein được quan tâm nhiều nhất, hiện nay trong chăn nuôi gia súc nhai lại ở nước ta, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ, thức ăn cho gia súc chủ yếu là các loại phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô, ngọn lá mía... và chăn thả trên các diện tích có cỏ tự nhiên nên rất nghèo dinh dưỡng, đặc biệt là thiết hụt trầm trọng protein. Protein đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng động vật do tham gia vào hình thành nên cấu trúc của cơ thể (DNA, enzyme,.) và

đóng hàng loạt vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật. Hiện nay, chúng

ta đang tìm kiếm những loại cây thức ăn không chỉ có năng suất chất xanh mà cả năng suất protein cao, để bổ sung cho gia súc nhai lại đặc biệt là bò sữa. Vì thế, hàm lượng protein trong thức ăn là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của loại thức ăn đó. Kết quả tính năng suất protein của cây điền thanh thân xanh được trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Năng suất protein của cây điền thanh thân xanh (n=3)

Lứa Đơnvị Năng suất protein Lứa 1 tấn/ha/lứa 0,290 ± 0,005 Lứa 2 tấn/ha/lứa 0,570±0,008 Lứa 3 tấn/ha/lứa 0,310±0,004 Tổng tấn/ha 1,170 Trung bình tấn/ha/lứa 0,390

Diễn biến năng suất protein của cây điền thanh thân xanh theo các lứa cắt cũng giống như diễn biến năng suất chất khô, có nghĩa là đạt cao nhất ở lứa cắt 2 rồi sau đó giảm ở lứa cắt 3. Năng suất protein của cây điền thanh thân xanh được tính bằng cách lấy năng suất chất khô nhân với hàm lượng protein. Năng suất protein trung bình của cây điền thanh thân xanh đạt 0,390 tấn/ha/lứa. Nếu tính cho 1 năm thì năng suất này đạt khoảng trên 1 tấn/ha

Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy năng suất protein của cây điền thanh thân xanh ở lứa 1 (lứa thiết lập) là 0,290. Từ lứa 2, năng suất protein bắt đầu có sự biến động nhiều, gần gấp đôi so với lứa 1. Do có năng suất protein phụ thuộc vào năng suất chất khô và hàm lượng protein trong thành phần của chúng, nên ở lứa 2 năng suất protein cũng đạt cao nhất là 0,570. Ở lứa 3, do tác động không tốt của điều kiện khí hậu và không được cung cấp thêm chất dinh dưỡng nên năng suất protein đã giảm nhiều so với lứa trước.

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3

Tấn/ha/lứa

Theo công bố của Gore and Joshi (1976), cây điền thanh cho 4-8 lứa cắt/năm, tuy nhiên do thời gian có hạn nên chúng tôi mới thu cắt ở 3 lứa đầu đã ghi nhận năng suất protein 1,17 tấn/ha, như vậy qua kết quả bước đầu cho thấy, năng suất protein của cây điền thanh thân xanh là khá cao so với một số cây họ đậu được trồng ở nước ta.

4.1.4. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thân lá cây điền thanh thân xanh thân xanh

Nghiên cứu thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc chế biến, sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu giúp chúng ta biết được giá trị của cây thức ăn đó phù hợp với đối tượng vật nuôi nào, giai đoạn nào để đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng phát triển của con vật.

Đối với cây thức ăn gia súc thì năng suất và giá trị dinh dưỡng là những chỉ tiêu hết sức quan trọng, nếu coi năng suất xanh là yếu tố số lượng thì giá trị dinh dưỡng là yếu tố chất lượng của cây thức ăn. Nó phụ thuộc nhiều yếu tố như đât đai, mùa vụ, giống, phân bón, kỹ thuật thâm canh cũng như giai đoạn sinh trưởng và thời gian thu hoạch. điền thanh là cây họ đậu nên có giá trị dinh dưỡng cao.

Hiện nay ở Việt Nam có ít công trình nghiên cứu toàn diện về giá trị dinh dưỡng cũng như chế biến, sử dụng điền thanh làm thức ăn cho gia súc. Để làm phong phú nguồn thức ăn cho gia súc, chúng tôi tiến hành đánh giá giá trị dinh dưỡng của thân lá cây điền thanh được trồng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ đó bước đầu đánh giá được tiềm năng sử dụng cây điền thanh trong chế biến thức ăn cho gia súc. Kết quả phân tích thành phần hóa học của cây điền thanh thân xanh được trình bày trong bảng 4.4.

Cây điền thanh thân xanh cắt lứa đầu ở 60 ngày tuổi, các lứa tái sinh ở 35 ngày tuổi, tương đối non nên hàm lượng VCK không cao (17,62%). Mặc dù có hàm lượng VCK không cao nhưng thân lá cây điền thanh dễ khô nên rất thuận tiện khi được thái nhỏ, phơi khô dự trữ dưới dạng cỏ khô hoặc sau đó nghiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 49)