Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua sau 30 ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 64 - 65)

sau 30 ngày (% VCK) Chỉ tiêu Công thức CT0 CT1 CT2 VCK (%) 18,87 23,21 21,29 Protein thô 7,13 10,30 11,11 Lipit 6,34 7,43 8,99 Xơ thô 31,65 28,51 27,58 NDF 85,18 77,93 79,23 ADF 36,43 27,42 29,15 KTS 13,66 12,01 11,79 DXKN 41,22 41,75 40,53 ME (kcal/kg VCK) 2072 2247 1909,3

Theo như bảng trên ta thấy hàm lượng protein ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể ở công thức CT0 là 7,13 % theo VCK, thấp hơn rõ rệt so với CT1 và CT2. Ngược lại, chỉ tiêu xơ thô, NDF và ADF ở CT1 và CT2 lại thấp hơn so với CT0.

- Để đánh giá khả năng bảo tồn và sự biến động các chất dinh dưỡng của cỏ ủ trong quá trình ủ chua, chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích, xác định thành phần hóa học của sản phẩm cỏ ủ ở thời điểm 60 ngày ủ. Sau 60 ngày ủ kết quả phân tích thu được thể hiện ở bảng 4.9.

Theo như bảng 4.9 ta thấy hàm lượng protein có sự chênh lệch giữa 3 công thức cụ thể ở công thức CT0 (6,71 %VCK) công thức CT1 là 9,16 và ở công thức CT2 (11,09 %VCK) cao hơn so với công thức CT0. Nguyên nhân là do ở công thức CT2 có điền thanh cộng với việc bổ sung chế phẩm làm cho quá

trình ủ diễn ra nhanh hơn vì vậy mà có hàm lượng protein thô cao nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ so với hàm lượng cỏ ủ sau 30 ngày. Qua bảng số liệu ta cũng đã thấy hàm lượng xơ thô của cỏ ủ sau 60 ngày có xu hướng giảm so với cỏ ủ 30 ngày cũng do 1 phần thời gian ủ chua và bảo quản, một tỉ lệ xơ nhỏ đã bị phân giải. Các chỉ tiêu hóa học như NDF, ADF có xu hướng giảm dần từ công thức CT0 đến công thức CT2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 64 - 65)