Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thân lá cây điền thanh thân xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 57 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.4.Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thân lá cây điền thanh thân xanh

4.1. Năng suất và giá trị dinh dưỡng của cây điền thanh thân xanh

4.1.4.Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thân lá cây điền thanh thân xanh

đậu được trồng ở nước ta.

4.1.4. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thân lá cây điền thanh thân xanh thân xanh

Nghiên cứu thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc chế biến, sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu giúp chúng ta biết được giá trị của cây thức ăn đó phù hợp với đối tượng vật nuôi nào, giai đoạn nào để đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng phát triển của con vật.

Đối với cây thức ăn gia súc thì năng suất và giá trị dinh dưỡng là những chỉ tiêu hết sức quan trọng, nếu coi năng suất xanh là yếu tố số lượng thì giá trị dinh dưỡng là yếu tố chất lượng của cây thức ăn. Nó phụ thuộc nhiều yếu tố như đât đai, mùa vụ, giống, phân bón, kỹ thuật thâm canh cũng như giai đoạn sinh trưởng và thời gian thu hoạch. điền thanh là cây họ đậu nên có giá trị dinh dưỡng cao.

Hiện nay ở Việt Nam có ít công trình nghiên cứu toàn diện về giá trị dinh dưỡng cũng như chế biến, sử dụng điền thanh làm thức ăn cho gia súc. Để làm phong phú nguồn thức ăn cho gia súc, chúng tôi tiến hành đánh giá giá trị dinh dưỡng của thân lá cây điền thanh được trồng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ đó bước đầu đánh giá được tiềm năng sử dụng cây điền thanh trong chế biến thức ăn cho gia súc. Kết quả phân tích thành phần hóa học của cây điền thanh thân xanh được trình bày trong bảng 4.4.

Cây điền thanh thân xanh cắt lứa đầu ở 60 ngày tuổi, các lứa tái sinh ở 35 ngày tuổi, tương đối non nên hàm lượng VCK không cao (17,62%). Mặc dù có hàm lượng VCK không cao nhưng thân lá cây điền thanh dễ khô nên rất thuận tiện khi được thái nhỏ, phơi khô dự trữ dưới dạng cỏ khô hoặc sau đó nghiền thành bột cỏ để bổ sung vào khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm. Trong nước cũng đã có một số đề tài nghiên cứu sản xuất bột điền thanh sử dụng trong khẩu phần ăn của gà nhằm cải thiện màu sắc da gà và đậm độ lòng đỏ trứng được tiến hành. Hàm lượng VCK không cao cũng là một yếu tố cần được quan tâm khi áp dụng phương pháp ủ chua để bảo quản thân lá điền thanh. Hàm lượng VCK của

nguyên liệu ủ chua không cao sẽ làm tăng hô hấp hiếu khí của tế bào thực vật, tăng hoạt động của vi khuẩn lên men butyric, vi khuẩn clostridium, tăng tổn thất do rửa trôi. Hàm lượng VCK của nguyên liệu ủ thích hợp nên nằm trong khoảng 25-40% (Bùi Quang Tuấn và cs., 2004).

Hàm lượng protein thô của cây điền thanh thân xanh tương đối cao (20,42%), cao hơn so với các cây đậu khác, ví dụ như đậu Stylo là 15,45% VCK… và gần tương đương với keo dậu là 22-24% VCK (Bùi Quang Tuấn, 2004). Điều đó cho thấy hàm lượng protein thô trong cây điền thanh thân xanh tương đối cao, không hề thua kém các cây họ đậu khác. Vì vậy cần sử dụng cây điền thanh thân xanh kết hợp với các nguồn thức ăn xanh có hàm lượng protein thấp để cân đối khẩu phần ăn cho gia súc.

Bảng 4.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá cây điền thanh thân xanh (n=3)

Thành phần Đơn vị Giá trị VCK % 17,62 ± 1,02 Protein thô % VCK 20,42 ± 1,26 Lipit thô % VCK 9,37 ± 2,70 KTS % VCK 5,45 ± 0,47 Xơ thô % VCK 23,67 ± 1,12 NDF %VCK 76,00 ADF %VCK 30,15 DXKN % VCK 47,21 ME (kcal/kg VCK) 2352

Hàm lượng xơ thô trong cây điền thanh thân xanh tương đối thấp (23,67%) nên thân lá của cây điền thanh thân xanh có thể được chế biến thành bột xanh để bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn và gia cầm. Bột xanh hay bột cỏ là nguồn cung cấp sắc chất tự nhiên quan trọng trong khẩu phần ăn của gia cầm nuôi thịt và lấy trứng. Sắc chất tự nhiên an toàn, được người tiêu dung ưa chuộng nhưng các nguồn cung cấp sắc chất tự nhiên như bột cỏ lại có nhược điểm là tỷ lệ xơ thô cao, hạn chế mức bổ sung vào khẩu phần. Hàm lượng lipit thô của cây điền thanh là khá cao 9,37 % nên dẫn đến mật độ năng lượng trao đổi trong thân lá điền thanh cũng tương đối cao.

Nhìn chung cây điền thanh thân xanh có giá trị dinh dưỡng cao có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, tuy vậy, cây điền thanh thân

xanh dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng dùng quá nhiều cũng sẽ không tốt do nó chứa chất kháng dinh dưỡng (Saponin), có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi. Saponin có hai tác động hoàn toàn trái ngược nhau: (1) Tác động tích cực (hấp phụ NH3 và kích thích hình thành testosterone) và (2) Tác động tiêu cực (gây chướng hơi và ỉa chảy). Hạn chế các tác động tiêu cực của Saponin trong cây điền thanh thân xanh bằng cách phơi khô hoặc ủ chua. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả ủ chua thành công trong các loại nguyên liệu này, việc bổ sung thêm các chất phụ gia vào trong quá ủ chua đã và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới với mục đích kích thích khả năng lên men nhanh chóng của vi sinh vật, hạn chế hoạt động của vi sinh vật không có lợi và bổ sung khoáng cho thức ăn ủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 57 - 59)