Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 64 - 66)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.4.Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua

4.2. Đánh giá chất lượng của sản phẩm ủ chua điền thanh thân xanh với cỏ voi

4.2.4.Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua

- Sau 30 ngày ủ:

Sau 30 ngày ủ trong lọ ở phòng thí nghiệm, chúng tôi lấy mẫu cỏ ủ ở các công thức để phân tích thành phần hóa học và đánh giá giá trị dinh dưỡng. Kết quả thu được được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua sau 30 ngày (% VCK) sau 30 ngày (% VCK) Chỉ tiêu Công thức CT0 CT1 CT2 VCK (%) 18,87 23,21 21,29 Protein thô 7,13 10,30 11,11 Lipit 6,34 7,43 8,99 Xơ thô 31,65 28,51 27,58 NDF 85,18 77,93 79,23 ADF 36,43 27,42 29,15 KTS 13,66 12,01 11,79 DXKN 41,22 41,75 40,53 ME (kcal/kg VCK) 2072 2247 1909,3

Theo như bảng trên ta thấy hàm lượng protein ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể ở công thức CT0 là 7,13 % theo VCK, thấp hơn rõ rệt so với CT1 và CT2. Ngược lại, chỉ tiêu xơ thô, NDF và ADF ở CT1 và CT2 lại thấp hơn so với CT0.

- Để đánh giá khả năng bảo tồn và sự biến động các chất dinh dưỡng của cỏ ủ trong quá trình ủ chua, chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích, xác định thành phần hóa học của sản phẩm cỏ ủ ở thời điểm 60 ngày ủ. Sau 60 ngày ủ kết quả phân tích thu được thể hiện ở bảng 4.9.

Theo như bảng 4.9 ta thấy hàm lượng protein có sự chênh lệch giữa 3 công thức cụ thể ở công thức CT0 (6,71 %VCK) công thức CT1 là 9,16 và ở công thức CT2 (11,09 %VCK) cao hơn so với công thức CT0. Nguyên nhân là do ở công thức CT2 có điền thanh cộng với việc bổ sung chế phẩm làm cho quá

trình ủ diễn ra nhanh hơn vì vậy mà có hàm lượng protein thô cao nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ so với hàm lượng cỏ ủ sau 30 ngày. Qua bảng số liệu ta cũng đã thấy hàm lượng xơ thô của cỏ ủ sau 60 ngày có xu hướng giảm so với cỏ ủ 30 ngày cũng do 1 phần thời gian ủ chua và bảo quản, một tỉ lệ xơ nhỏ đã bị phân giải. Các chỉ tiêu hóa học như NDF, ADF có xu hướng giảm dần từ công thức CT0 đến công thức CT2.

Bảng 4.9. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua sau 60 ngày (% VCK) sau 60 ngày (% VCK) Chỉ tiêu Công thức CT0 CT1 CT2 VCK (%) 19,47 17,65 22,32 Protein thô 6,71 9,16 11,09 Lipit 5,63 6,70 8,92 Xơ thô 29,73 26,32 24,78 NDF 65,65 76,65 59,28 ADF 33,81 29,46 28,50 KTS 12,10 11,77 10,27 DXKN 45,83 46,05 44,94 ME (kcal/kg VCK) 2306 2317 2453

Qua kết quả phân tích thành phần hóa học của diền thanh và cỏ voi ủ chua sau 60 ngày, ta thấy giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua tăng lên qua các công thức từ công thức 100% cỏ voi tới công thức 70% cỏ voi, 30% điền thanh kết hợp với chất hỗ trợ ủ. Đồng thời các bảng 4.8 và 4.9 cũng cho thấy thức ăn ủ chua có chứa điền thanh sau 30 và 60 ngày có sự tổn thất và hao hụt dinh dưỡng rất ít cũng như ít bị hư hỏng.

- Để tiếp tục đánh giá khả năng bảo tồn và sự biến động các chất dinh dưỡng của cỏ ủ trong quá trình ủ chua, chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích, xác định thành phần hóa học của sản phẩm cỏ ủ ở thời điểm 90 ngày ủ. Kết quả phần tích được thể hiện qua bảng 4.10.

Xu hướng biến động thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua sau 90 ngày ủ cũng tương tự như sau 60 ngày ủ. Ở 2 công thức ủ cỏ voi kết hợp với thân lá cây điền thanh (CT1 và CT2) đều có hàm lượng protein cao hơn so với công thức ủ không kết hợp với thân lá cây điền thanh, nhưng hàm

lượng xơ thô, NDF và ADF lại ngược lại thấp hơn ở 2 công thức ủ kết hợp với thân lá cây điền thanh. Hàm lượng các chất dinh dưỡng sau 90 ngày ủ có giảm nhẹ so với thời điểm 30 và 60 ngày ủ.

Bảng 4.10. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua sau 90 ngày (% VCK) sau 90 ngày (% VCK) Chỉ tiêu Công thức CT0 CT1 CT2 VCK (%) 18,63 18,76 21,15 Protein thô 6,18 8,56 10,37 Lipit 5,56 6,23 7,82 Xơ thô 22,42 22,86 24,03 NDF 63,80 53,43 49,50 ADF 40,99 36,52 31,82 KTS 10,26 10,12 10,04 DXKN 38,55 27,96 27,91 ME (kcal/kg VCK) 1535,48 1512,36 1497,99

Ghi chú: Những giá trị trong từng cột mang chữ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)

Xu hướng biến động thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua sau 90 ngày ủ cũng tương tự như sau 60 ngày ủ. Ở 2 công thức ủ cỏ voi kết hợp với thân lá cây điền thanh (CT1 và CT2) đều có hàm lượng protein cao hơn so với công thức ủ không kết hợp với thân lá cây điền thanh, nhưng hàm lượng xơ thô, NDF và ADF lại ngược lại thấp hơn ở 2 công thức ủ kết hợp với thân lá cây điền thanh. Hàm lượng các chất dinh dưỡng sau 90 ngày ủ có giảm nhẹ so với thời điểm 30 và 60 ngày ủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 64 - 66)