Lượng thức ăn thu nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 69)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.2.Lượng thức ăn thu nhận

4.3. Thử nghiệm sử dụng cây diền thanh thân xanh trong khẩu phần nuôi dê

4.3.2.Lượng thức ăn thu nhận

Khối lượng thức ăn mà gia súc ăn được trong một ngày đêm được gọi là lượng thức ăn thu nhận và thường được tính theo vật chất khô (VCK). Đối với một loại thức ăn thô thì điều quan trọng trước tiên là phải biết được liệu con vật có thể ăn được bao nhiêu trong một ngày đêm vì khi cho ăn thức ăn thô thì nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết của gia súc sản xuất thường không được thỏa mãn do lượng thức ăn thu nhận bị hạn chế. Lượng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được cân khối lượng, từ đó tính lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của dê thí nghiệm. Kết quả tính lượng thức ăn thu nhận của dê được trình bày trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Lượng thức ăn thu nhận của dê trong thí nghiệm (g VCK/con/ngày) (n=4) (g VCK/con/ngày) (n=4) Công thức N Mean SE Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 4 4 4 4 258,3 ± 16,0 286,5 ± 19,3 277,8 ± 20,9 272,5 ± 23,2

Các công thức có sử dụng hỗn hợp cỏ voi + thân lá điền thanh ủ chua đều có lượng thức ăn thu nhận cao hơn so với công thức chỉ cho ăn thuần tuý cỏ voi. Điều này có thể được giải thích là do trong quá trình ủ chua các hợp chất có khối lượng phân tử lớn khó tiêu hoá đã được phân giải thành các hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ dễ tiêu hoá. Đồng thời có thêm thân lá điền thanh sẽ cung cấp thêm nguồn protein cho vi sinh vật dạ cỏ, tăng cường chuyển hoá thức ăn nên dẫn đến thu nhận thức ăn cao hơn.

Qua bảng 4.12 ta thấy lượng thức ăn thu nhận (VCK) của dê trong thí nghiệm qua các công thức 1,2,3,4 lần lượt là 258,3 g/con/ngày, 286,5 g/con/ngày, 277,8 g/con/ngày và 272,5 g/con/ngày cao nhất ở công thức 2 với 286,5 g/con/ngày và thấp nhất ở công thức 4 với 272,5 g/con/ngày.

Lượng thức ăn thu nhận của dê khi cho ăn các khẩu phần có thay thế cây điền thanh thân xanh cao hơn so với lô đối chứng chỉ ăn cỏ voi. Khẩu phần cơ sở là rơm yến mạch khi được thay thế bằng cây họ đậu lablab sẽ làm tăng lượng thu nhận vật chất khô ở cừu.

Khẩu phần ăn có cây họ đậu làm tăng khả năng thu nhận thức ăn do tăng lượng nitơ cung cấp cho vi sinh vật dạ cỏ. Sinh khối vi sinh vật dạ cỏ tăng đẩy nhanh tốc độ phân giải thức ăn và kết quả là làm tăng lượng thức ăn thu nhận.

Ngoài tính ngon miệng, giá trị dinh dưỡng trong thức ăn, lượng thức ăn thu nhận được của dê còn phải phụ thuộc vào thời tiết và tình trạng sức khỏe của con vật. 240 245 250 255 260 265 270 275 280 285 290 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 g VCK/con/ngày

Biểu đồ 4.6. Lượng thức ăn thu nhận của dê trong thí nghiệm 4.3.3. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng 4.3.3. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng

Lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng (FCR) thể hiện tỉ lệ chuyển đổi thức ăn. Nghĩa là lượng thức ăn gia súc ăn vào để tăng được 1kg khối lượng. Lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng được thể hiện trong bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng (n=4)

Công thức N Mean SE

FCR (kg VCK/kg tăng khối lượng) Công thức 1 4 -

Công thức 2 4 21,66a ± 3,29 Công thức 3 4 9,17b ±0,738

Công thức 4 4 12,78ab ± 2,00 Tiêu tốn protein/1kg tăng khối lượng (kg protein/kg khối lượng) Công thức 1 4 -

Công thức 2 4 1,21a± 0,19 Công thức 3 4 0,54b± 0,05 Công thức 4 4 0,79ab± 0,15

Kết quả phân tích phương sai cho thấy việc sử dụng hỗn hợp cỏ voi + thân lá điền thanh trong khẩu phần đã có ảnh hưởng rõ rệt đến tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của dê thí nghiệm (P<0,05). Kết quả bảng 4.13 cho thấy chỉ số FCR của công thức 1 là vô cùng (do tăng trưởng âm), chỉ số FCR ở công thức 3 là thấp nhất do có tăng trưởng tuyệt đối cao nhất. Thức ăn thu nhận của dê ở công thức 2 cao hơn nhưng lại có sinh trưởng tuyệt đối thấp nên chỉ số FCR ở công thức 2 là cao nhất, tới 21,66kg. Dê ở công thức 4 có sinh trưởng tuyệt đối thấp hơn nhiều so với dê ở công thức 3 nên chỉ số FCR ở công thức 4 cũng cao hơn so với công thức 3.

-20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 CT1 CT2 CT3 CT4 kg VCK/kg tăng trọng KL

Biểu đồ 4.7. FCR (kg VCK/kg tăng khối lượng) của dê trong thí nghiệm Tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng của dê cũng có xu hướng tương Tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng của dê cũng có xu hướng tương tự ở các công thức thí nghiệm như tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau: 1. Cây điền thanh thân xanh khi trồng để thu chất xanh có thể cho trung bình 11,1tấn chất xanh/ha/lứa cắt, tương đương 2,07 tấn vật chất khô/ha/lứa cắt. Khối lượng protein đạt 0,39 tấn/ha/lứa cắt.

2. Có thể sử dụng hỗn hợp 70% cỏ voi + 30% thân lá điền thanh để ủ chua vừa dự trữ thức ăn

3. Sử dụng hỗn hợp 70% cỏ voi + 30% thân lá điền thanh ủ chua đã có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của dê, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của dê. Công thức sử dụng 40% hỗn hợp thức ăn ủ chua trong khẩu phần của dê cho kết quả tốt nhất (tăng khối lượng đạt 40,63g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn 9,17kg vật chất khô/kg tăng khối lượng).

5.2. KIẾN NGHỊ

Sử dụng hỗn hợp 70% cỏ voi + 30% thân lá điền thanh để ủ chua khi dự trữ thân lá điền thanh.

Sử dụng 40% hỗn hợp thức ăn ủ chua (70% cỏ voi + 30% thân lá điền thanh) trong khẩu phần nuôi dê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bùi Quang Tuấn (2004). Năng suất và giá trị dinh dưỡng của một số cây thức ăn gia súc trồng tại Gia Lâm – Hà Nội và Đan Phượng – Hà Tây. Tạp chí chăn nuôi. 06. tr. 14-18.

2. Bùi Quang Tuấn (2006). Nghiên cứu giá trị thức ăn của một số cây thức ăn gia súc có nguồn gốc từ vùng ôn đới tại Gia Lâm - Hà Nội. Tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam.

3. Nguyễn Xuân Trạch (2003). Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài:

4. Ahn, J.H., Robertson, B.M., Elliott, R., Gutteridge, R.C. and Ford, C.W. (1989). Quality assessment of tropical browse legumes: tannin content and protein degradation. Animal Feed Science and Technology. Vol 27. pp.147-156.

5. Akkasaeng, R., Gutteridge, R.C. and Wanapat, M. (1989) Evaluation of trees and shrubs for forage and fuelwood in Northeast Thailand. International Tree Crops Journal 5, 209-220.

6. Anon (1987). Annual Report for the division of Arable Crops Research 1985-86. Department of Agricultural Research. Department of Agricultural Research, Ministry of Agriculture. Government of Botswana, Gaborone, Botswana.

7. Dougall, H.W. and Bogdan, A.V. (1958). Browse plants of Kenya with special reference to those occurring in South Baringo. East African Agriculture and Forestry. Journal 23. pp. 236-245.

8. Dutt, A.K., Pathania, U. and Kumar, V. (1983). Growth of Sesbania sesban. Nitrogen Fixing Tree Research Reports 1. pp 5-6.

9. Evans, D.O. and Macklin, B. (1990). Perennial Sesbania Production and Use. NFTA Hawaii, USA. Pp. 41

10. Evans, D.O. and Rotar, P.P. (1987). Productivity of Sesbania species. Tropical Agriculture (Trinidad). Vol 64. pp. 193-200

11. Fojas, F.R., Barrientos, C.M., Capal, T.V., Cruzada, S.F., Sison, F.M., Co, Y.C., Chua, N.G. and Gavina, T.L. (1982). Preliminary phytochemical and pharmacological studies of Sesbania grandiílora (L.) Pers. The Philippines Journal of Science 111. pp 157-181.

12. Galang, M.C., Gutteridge, R.C. and Shelton H.M. (1990). The effect of cutting height and frequency on the productivity of Sesbania sesban var. Nubica in a sub- tropical environment. Nitrogen Fixing Tree Research Reports 8. pp. 161-164 13. Gill, A.S. and Patil, B.D. (1983). Mixed cropping studies in Leucaena under

intensive íorage production systems. Leucaena Research Reports 4. pp. 20.

14. Gillett, J.B. (1963). Sesbania in Africa (excluding Madagascar) and Southern Arabia. Kew Bulletin 17. pp. 91-159.

15. Gohl, B. (1981). Tropical Feeds. FAO Animal Production and Health Series No. 12. FAO Rome. pp. 198-199.

16. Gore, S.B. and Joshi, R.N. (1976). Effect of fertilizer and frequency of cutting on the extraction of protein from Sesbania. Indian Journal of Agronomy 21. pp. 39-42. 17. Gutteridge, R.C. and and Shelton (1991). Evaluation of Sesbania sesban - a new forage shrub species for tropical and subtropical Australia. Final Technical Report, Meat Research Corporation, Canberra. pp. 12.

18. Hutagalung, R.I. (1981). The use of tree crops and their byproducts for intensive animal production. In: Smith, A.J. and Gunn, R.G. (eds). Intensive Animal Production in Developing Countries. Occasional Publication No. 4. British Society of Animal Production. pp. 151-184.

19. Lamprey, H.F., Herlocker, D.J. and Field, C.R. (1980). Report on the state of knowledge on browse in East Africa In: Le Houerou, H.N. (ed.). Browse in Africa.ILCA, Addis Ababa, Ethiopia. pp. 33-5

20. Maasdorp, B.V. and Gutteridge, R.C. (1986). Effect of fertilizer and weed control on emergence and early growth of five leguminous fodder shrubs. Tropical Grasslands 20. Pp. 127-133.

21. Mune Gowda, M.K. and Krishnamurthy, K. (1984). Forage yield of Sesbania aegyptica L. (Shevri) in drylands. Nitrogen Fixing Tree Research Reports 2. pp. 5-6. 22. NAS (1979). Tropical Legumes: Resources for the Future. National Academy

Press, Washington, DC. pp. 331.

23. Palmer, B., Bray, R.A., Ibrahim, T. and Fuloon, M.G. (1989). Shrub legumes for acid soils. In: Craswell, E.T. and Pushparajah, E. (eds). Management of Acid Soils in the Humid Tropics of Asia. ACIAR Monograph No. 13, ACIAR, Canberra. pp. 36-43.

24. Preston, T. R. ; Leng, R. A. (1987). Matching ruminant production systems with available resources in the tropics and subtropics. Penambul Books: Armidale,

25. Reed, J.D. and Soller, H. (1987). Phenolics and nitrogen utilization in sheep feed browse. In: Rose, M. (ed.). Herbivore Nutrition Research. Australian Society of Animal Production, Brisbane. pp. 47-48.

26. Robertson, B.M. (1988). The nutritive value of five browse legumes fed as supplements to goats offered a basal rice straw diet. Master of Agricultural Studies thesis, The University of Queensland.

27. Semenye, P.P., Musalia L., Onim, M. and Fitzhugh, H. (1987). Toxicity of Leucaena leucocephala and Sesbania sesban sun dried leaf hay. Proceedings of the Sixth Kenya Veterinary Association Small Ruminant Workshop, Nairobi, Kenya. pp. 93-101.

28. Singh, C., Kumar, P. and Rekib, A. (1980). Note on some aspects of feeding Sesbania aegyptica fodder in goats. Indian Journal of Animal Science 50. pp. 1017-1020.

29. Townsend, C.C. (1974). Flora of Iraq, Volume 3. Ministry of Agriculture of the Republic of Iraq, Baghdad.

30. Verboom, W.C. (1966). The grassland communities of Barotseland. Tropical Agriculture (Trinidad) 43. pp. 107-116.

31. Woodhead, B.T.R. (1992). Establishing Fodder Tree Legumes. Final Year Research Project, The University of Queensland.

32. Woolford MK. (1984). The Silage Fermentation. Marcel Dekker, Inc;New York, NY, USA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 69)