Đánh giá Thử nghiệm ủ chua cây điền thanh thân xanh với cỏ voi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 47 - 49)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Đánh giá Thử nghiệm ủ chua cây điền thanh thân xanh với cỏ voi

3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm

Để đánh giá khả năng sử dụng làm nguyên liệu ủ chua của điền thanh thân xanh chúng tôi tiến hành thí nghiệm ủ cỏ voi và thân lá điền thanh trong các lọ nhựa có dung tích 5 lít, cỏ voi thu cắt ở 50 ngày, thân lá điền thanh sử dụng ở lứa cắt thiết lập (60 ngày). Sơ đồ thí nghiệm như sau:

Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ủ chua thân lá điền thanh

Nguyên liệu Đơn vị CT0 CT1 CT2 Cỏ voi (%) 100 70 70 điền thanh (%) 0 30 30

Rỉ mật (%) 6 6 6

Muối (%) 0,5 0,5 0,5 Chế phẩm (%) 0 0 0,01

3.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

* Cách lấy mẫu : Lấy mẫu phân tích theo tiêu chuẩn TCVN – 2007 ( Tiêu chuẩn Việt Nam – Thức ăn chăn nuôi, Tổng cục đo lượng 2007)

- Mẫu ban đầu : là mẫu được lấy từ một đối tượng vật phẩm cần phân tích. Để đảm bảo độ đồng đều cần lấy mẫu ở nhiều thời điểm khác nhau.

- Mẫu bình quân : đem rải mỏng mẫu lên khay men, lấy nhiều điểm trên đó để gộp lại.

- Mẫu phân tích : Mẫu bình quân phải được cắt nhỏ, trộn đều để lấy mẫu phân tích

* Các chỉ tiêu phân tích

- Đánh giá bằng trực quan: Thông qua theo dõi về màu sắc, mùi vị và hiện tượng mốc của điền thanh trước và sau khi ủ chua bằng cảm quan:

+ Màu sắc: Nếu thức ăn có màu sắc xanh tươi là màu của thức ăn ủ chua tốt nhất, trường hợp thức ăn chuyển qua màu vàng đồng nghĩa thức ăn bị mất caroten còn thức ăn chuyển sang màu đen hay tối sẫm thì thức ăn đó bị hỏng và không có giá trị sử dụng

+ Mùi vị: Thức ăn ủ chua có chất lượng tốt phải có mùi hoa quả chín, mùi thơm do có nhiều axit lactic. Thức ăn ủ chua chất lượng kém có rất nhiều mùi vị khác nhau như: Mùi chua như giấm do trong thức ăn có chứa nhiều axit axetic, mùi mỡ thì trong thức ăn có chứa nhiều axit butyric, mùi thối do…..

+ Đánh giá qua độ mốc: Độ mốc của các mẫu ủ được xác định bằng cách cân bình chứa cỏ ủ, khối lượng cỏ (A) sẽ bằng khối lượng bình chứa cỏ trừ đi khối lượng bình rỗng, sâu đó lấy toàn bộ cỏ ủ bị mốc trong bình (B). Như vậy, độ mốc là tỷ số giữa khối lượng thức ăn bị mốc với lượng cỏ ủ ban đầu. Công thức tính độ mốc như sau:

B

Độ mốc (%) = x 100 A

+ pH: Mẫu thức ăn ủ chua được chuẩn bị để do pH theo hướng dẫn của Hartley và Jones (1978): cân 5g mẫu cho vào cốc thủy tinh rồi cho thêm 100ml nước cất, lắc nhẹ và để 15 phút trước khi đo bằng máy đo pH (Máy đo pH HANNA, HI 8424, Singapo). Các axit hữu cơ: axit lactic, axit axetic, axit butyric được xác định theo phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). N-NH3 xác định theo phương pháp Kjeldahl, không công phá mẫu mà chỉ sử dụng bột MgO để đẩy NH3 khỏi dung dịch mẫu

-Chỉ tiêu nghiên cứu thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trước khi ủ và hỗn hợp cỏ sau ủ chua:

+ Hàm lượng nước, vật chất khô(VCK): Hàm lượng VCK được xác định theo TCVN 4326 : 2001Kjeldahl (TCVN 4328-1: 2007)

+ Định lượng chất béo thô (TCVN 4331 : 2001 ) + Định lượng xơ thô (TCVN 4329: 2007)

+ Định lượng khoáng tổng số (TCVN 4327:2007)

+ Tính lượng dẫn xuất không nitơ (DXKN) theo công thức: DXNT ( theo%VCK) = 100% -(%CP + %CF+%CL+%KTS)

+ Ước tính năng lượng trao đổi (ME): được tính toán theo phương pháp của Wardeh (1981)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 47 - 49)