Năng suất chất xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 52 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Năng suất và giá trị dinh dưỡng của cây điền thanh thân xanh

4.1.1. Năng suất chất xanh

Hiện nay trong chăn nuôi gia súc nhai lại, Việt Nam vẫn đang phải giải quyết đồng thời 2 nhiệm vụ: (1) Cung cấp đủ khối lượng thức ăn xanh và (2) Đảm bảo chất lượng thức ăn xanh cao. Do vậy việc lựa chọn cây thức ăn xanh phải chú ý đến cả năng suất chất xanh cũng như thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn xanh. Kết quả khảo sát năng suất chất xanh của cây điền thanh thân xanh được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Năng suất chất xanh của cây điền thanh thân xanh (n=3)

Lứa Đơnvị Năng suất chất xanh Lứa 1 tấn/ha/lứa 8,83 ± 0,16 Lứa 2 tấn/ha/lứa 15,82 ± 0,06 Lứa 3 tấn/ha/lứa 8,67 ± 0,11

Tổng tấn/ha 33,33

Trung bình tấn/ha/lứa 11,11

Cây điền thanh thân xanh là cây đậu phát triển thẳng, nếu không thu cắt có thể cao tới 2-3m. Tốc độ sinh trưởng của cây điền thanh thân xanh tương đối nhanh nên từ khi gieo trồng đến khi thu cắt lứa đầu chỉ khoảng 60 ngày (cao khoảng 100cm). Thời gian giữa các lần thu hoạch khoảng 35 ngày. Điền thanh thân xanh là cây ngắn ngày, thông thường một lần gieo trồng chỉ cho thu cắt 3-4 lứa.

Trong thí nghiệm này, năng suất chất xanh của cây điền thanh thân xanh ở lứa cắt đầu đạt 8,83 tấn/ha, sau tăng lên 15,82 tấn/ha, nhưng sau đó đến lứa 3 giảm chỉ còn 8,67 tấn/ha. Sau thu cắt lứa 1 cây điền thanh thân xanh ra nhiều cành, nhánh nên tạo ra sinh khối lớn, nhưng sang lứa 3 khi này cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh thực (cây tập trung cho ra hoa, kết quả) nên giảm khối lượng thân lá.

Tổng khối lượng 3 lứa cắt của cây điền thanh thân xanh là 33,33 tấn/ha/130 ngày. Năng suất chất xanh của cây điền thanh thân xanh không thể so sánh với năng suất của các cây hoà thảo, nhưng không thua kém các cây đậu được coi là có triển vọng ở Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Gore and Joshi (1976), số lứa trung bình của điền thanh là 3-4 lứa/năm, cao nhất 8 lứa/năm đã được thực hiện tại một số khu vực. Trong thí nghiệm này mới dừng lại ở lứa cắt thứ 3 (130 ngày), nếu tính tiếp các lứa sau thì tổng năng suất chất xanh thu được sẽ còn cao hơn. Kết quả nghiên cứu của Từ Quang Trung (2017) cho thấy năng suất lá tươi của cây sắn đạt 8,19 tấn, của cây keo giậu đạt 7,58 tấn và của cây đậu Stylo đạt 13,4 tấn/ha/lứa. So với năng suất chất xanh của cây đậu sơn tây khoảng 30-50 tấn/ha/năm (Bùi Quang Tuấn, 2006), năng suất chất xanh của điền thanh là gần tương đương, cho thấy đây là cây có tiềm năng về nguồn thức ăn xanh.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3

Tấn/ha/lứa

Biểu đồ 4.1. Năng suất chất xanh của điền thanh thân xanh (Tấn/ha/lứa) Qua biểu đồ 4.1 cho thấy năng suất chất xanh ở các lứa có sự thay đổi Qua biểu đồ 4.1 cho thấy năng suất chất xanh ở các lứa có sự thay đổi giữa các cột đặc biệt thể hiện rõ nhất là ở lứa 1 và lứa 2 từ 8,83 tấn/ha -15,82 tấn/ha. Năng suất chất xanh của lứa 2 đã tăng so với lứa 1 và lứa 3. Ngoài yếu tố về đặc điểm sinh trưởng còn có một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây điền thanh thân xanh đó là điều kiện thời tiết khí hậu do thời điểm điền thanh được trồng là ở đầu tháng 4 dương lịch, thời tiết vẫn còn rét muộn, khi đó nhiệt độ và lượng mưa còn thấp vì vậy mà ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây từ đó ảnh hưởng tới năng suất chất xanh. Sau khi cắt ở tuổi thiết lập bước vào giai đoạn tái sinh (Lứa 2), năng suất tăng mạnh là do bước vào mùa hè, thời tiết nắng ấm và lượng mưa phù hợp thuận lợi cho cây nhiệt đới như cây điền thanh phát triển.

Ở lứa thứ 3 năng suất chất xanh giảm hơn là 8,67 tấn/ha so với lứa 2 là15,82 tấn/ha do thân cây đã cứng và bắt đầu hóa gỗ nhiều hơn và không có phân bón nên việc vận chuyển và các chất dinh dưỡng để nuôi cây bị giảm. Một yếu tố nữa là do thời tiết lúc này nắng mưa thất thường, có những đợt nắng, mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến khá năng sinh trưởng của cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê (Trang 52 - 54)