1.1. Cơ sở lý luận
1.1.6. Tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và
nhận và trả kết quả
Chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của đơn vị. Hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả là hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công mà cơ quan, tổ chức Nhà nƣớc chính là ngƣời cung cấp, còn công dân, tổ chức chính là khách hàng của cơ quan Nhà nƣớc. Vì vậy phải quy định rõ ràng tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm hay dịch vụ của đơn vị, đồng thời phải có biện pháp kiểm soát để không bao giờ có các sản phẩm hay dịch vụ không đạt tiêu chuẩn. Việc kiểm soát chặt chẽ quy trình, nhất là kết quả giải quyết TTHC là cần thiết, nhƣng chất lƣợng dịch vụ hình thành trong suốt quá trình luân chuyển hồ sơ. Do đó, việc tuân thủ quy trình tiếp nhận và trả kết quả; tiêu chuẩn về kỹ năng và trình độ của cán bộ, công chức ở các vị trí làm việc khác nhau để bảo đảm chất lƣợng công việc; tiêu chuẩn bảo đảm duy trì chất lƣợng dịch vụ là tốt nhất. Cùng với quy trình chuẩn, thì việc quản lý hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng có vị trí, vai trò rất lớn trong hoạt động của cơ quan.
- Quản lý tốt hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã góp phần thay đổi phƣơng thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và ngƣời dân, tổ chức theo hƣớng nền hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho ngƣời dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành chính, giảm đƣợc tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính để giải quyết công việc. Thông qua đó, tạo điều kiện để các cơ quan hành chính nhà nƣớc gần dân hơn, chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, từng bƣớc tách dần công việc quản lý chuyên sâu với các công việc sự vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan hành chính nhà nƣớc và giải quyết tốt nhất các công việc liên quan tới ngƣời dân, tổ chức.
Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã giúp cho việc sắp xếp, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, hình thành môi trƣờng làm việc lành mạnh, nghiêm túc, trang trọng của cơ quan hành chính; phát huy
quyền dân chủ của ngƣời dân, tăng cƣờng sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc. Qua đó, sự hài lòng, tin tƣởng của ngƣời dân, tổ chức trong và ngoài nƣớc trong công cuộc cải cách hành chính mà Đảng và Nhà nƣớc đang thực hiện từng bƣớc tiến triển, hƣớng đến xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Giang.
- Tuy nhiên, nếu quản lý hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chƣa đáp ứng đƣợc với sự mong muốn của cơ quan, tổ chức, còn để xảy ra việc công chức sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền, đòi “bôi trơn” thì hồ sơ mới giải quyết nhanh hoặc trong giao tiếp, ứng xử với tổ chức, công dân không lịch sự; hồ sơ giải quyết hay bị chậm, quá hạn; còn trƣờng hợp cán bộ, công chức hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ; tình trạng yêu cầu cung cấp thêm tài liệu, giấy tờ liên quan để chứng minh tính hợp pháp của các giấy tờ trong việc thực hiện TTHC... sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Việc này không chỉ ảnh hƣởng tới cá nhân trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả mà còn ảnh hƣởng tới cả thủ trƣởng cơ quan cũng nhƣ công cuộc cải cách hành chính của Nhà nƣớc.