PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.2. Thực trạng sản xuất rau màu trên thế giới
Diện tích, năng suất, sản lượng
Rau là loại cây tương đối dễ trồng nên có mặt khắp các lục địa trên thế giới. Hiện có hơn 120 chủng loại rau được sản xuất ở các vùng khác nhau, nhưng chỉ có 12 loại chủ yếu được trồng nhiều, chiếm khoảng 80% diện tích rau toàn thế giới. Phân bố cây rau có thể chia ra thành hai xu hướng, tùy theo trình độ phát triển của từng quốc gia.
- Ở các nước phát triển như Đức, Pháp, Canada…các thành phố, khu công nghiệp, khu dân cư đã được quy hoạch rõ ràng nên các vùng sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau hàng hóa nói riêng cũng được hình thành và ổn định theo quy hoạch phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng.
- Đối với các nước đang phát triển, các vùng chuyên canh rau màu cũng đang từng bước được ổn định theo quy hoạch, tùy theo điều kiện từng nước mà mức độ chuyên canh và quy mô sản xuất khác nhau. Việt Nam cũng ở trong tình trạng này.
Các số liệu về mở rộng sản xuất rau chỉ là tương đối vì không thể nắm được chính xác diện tích rau ở các trang trại nhỏ hoặc vườn gia đình. Hơn nữa, quan niệm các giống thực vật được coi là rau lại khác nhau giữa các vùng. Các số liệu của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), cho thấy diện tích rau trên thế giới thay đổi qua các năm. Một số nước có diện tích rau lớn và sản xuất mang tính chất hàng hóa như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật,…nhưng cũng có những lãnh thổ như St-Pierre-et-Miquelon chỉ có 4 ha. Do chủng loại rau và đặc biệt là kỹ thuật canh tác mà năng suất rau ở các nước và các khu vực cũng rất khác nhau, có nước đạt năng suất lên tới 480 tạ/ha như Pays-Bas nhưng cũng có nước như Erythree chỉ đạt năng suất 22 tạ/ha, Tongga 37 tạ/ha. (Chung, H.W. and Kim, I.S, 2000).
Bảng 2.7. Tốc độ phát triển sản xuất rau xanh hàng năm trên thế giới từ 2010-2015 2010-2015
ĐVT: %
STT Quốc gia và khu vực Tốc độ tăng diện tích Tốc độ tăng sản lượng 1 Brazil 0,77 2,57 2 Trung Quốc 5,93 1,24 3 Ấn Độ 2,46 1,44
4 Tiểu vùng Sahara-Châu Phi 1,83 0,53
5 Các nước đang phát triển ở Châu Á 3,86 1,73
6 Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe 0,24 1,38
7 Các quốc gia phát triển 3,30 1,05
8 Các quốc gia đang phát triển 1,19 1,70
Toàn thế giới 2,80 1,18 Nguồn: Hiệp hội rau quả Việt Nam (2015) Tốc độ phát triển diện tích rau toàn thế giới có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ tốc độ phát triển khác nhau.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, diện tích, sản lượng rau trên thế giới có xu hướng tăng lên. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, tốc độ tăng diện tích rau hàng năm đạt 2,80% (1,18%). Điều này cho thấy sản xuất rau vẫn còn trong tình trạng quảng canh. Tốc độ tăng sản lượng rau của châu Á cao nhất, đạt 1,73%/năm; của các nước thuộc tiểu vùng Sahara-Châu Phi thấp nhất, chỉ đạt 0,53%.
Bảng 2.8. Sản lượng rau trên thế giới qua các năm ĐVT: 1000 tấn ĐVT: 1000 tấn Châu lục 2012 2013 2014 2015 Châu Phi 47.571 47.530 48.465 48.685 Bắc Mỹ 54.761 53.650 56.172 55.937 Nam Mỹ 19.247 19.175 20.267 20.269 Châu Á 518.549 557.914 595.319 618.058 Châu Âu 95.476 94.672 91.970 95.845
Châu Đại Dương 3.422 3.461 3.400 3.410
Toàn thế giới 739.825 776.403 815.593 842.204
Nguồn: Hiệp hội rau quả Việt Nam (2015) Các hình thức sản xuất rau xanh
Chuyên canh và xen canh trong sản xuất rau giữa các nước rất khác nhau, ở các nước phát triển tỷ lệ chuyên canh thường cao hơn do sản xuất chuyên canh cần rất nhiều vốn nhưng hiệu quả cũng rất cao.
Sản xuất rau an toàn và rau hữu cơ do Stainer phát triển ở Đức từ những năm 50 của thế kỷ XX. Việc hiểu và tiếp cận khái niệm này ở các nước và các khu vực có sự khác nhau. Các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ thường gọi là Nông nghiệp sinh học (Biological Farming), các nước nói tiếng Anh gọi là Nông nghiệp hữu cơ (Oganic Farming), các nước ở Bắc Âu gọi là Nông nghiệp sinh thái (Ecological Farming), Nhật Bản gọi là Nông nghiệp tự nhiên (Natural Farming). Tên gọi khác nhau, nhưng về cơ bản, đó là hình thức canh tác không sử dụng các chế phẩm hóa học.
Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam hiện đang triển khai chương trình RAT (Safe Vegetables). Nội sung chính của chương trình này ở Đài Loan và Thái Lan là ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), đặc biệt là với các loại rau họ cải (Brassicaceae).
Việc tổ chức nông nghiệp hữu cơ ở Châu âu theo một khung pháp chế chung. Cộng đồng Châu âu đã ra một sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/1993 quy định các tiêu chuẩn cụ thế về chất lượng nông sản hữu cơ và biểu giá chênh lệch với sản phẩm thông thường trong trao đổi mậu dịch giữa các nước trong khối. Các chủ trang trại phải ký hợp đồng với một tổ chức chứng nhận, trong đó nêu rõ các điều kiện sản xuất theo quy trình ban hành nếu được công nhận là sản phẩm hữu cơ (Darmawan, 2000).
Tại Thái Lan, Ủy ban Tiêu chuẩn nông nghiệp ACT (Agricultural Criterions of Thailand) đã ban hành tiêu chuẩn cụ thể cho sản xuất các sản phẩm an toàn, trong đó có các loại rau. Các tiêu chuẩn ACT bao gồm lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sơ chế, chế biến. Căn cứ vào đó, cơ quan ACT có thể cấp giấy chứng nhận chất lượng các sản phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ cho các nông trại hoặc xí nghiệp sản xuất ra. Các tiêu chuẩn ACT được đưa ra và thông qua Đại hội đồng với các thành viên, bao gồm người sản xuất, người chế biến, đại diện người tiêu dùng. Các sản phẩm rau xanh được ACT chứng nhận có thể gián mác nhãn “Sản phẩm hữu cơ” hoặc “Sản phẩm an toàn”. Giá bán các loại sản phẩm này thường cao hơn 20-30% sản phẩm thông thường. Hiện nay, tỷ lệ rau an toàn và rau hữu cơ ở Thái Lan chiếm 5-7% tổng khối lượng rau sản xuất hàng năm (trên 3 triệu tấn).
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau châu Á (AVRDC) trong nội dung nghiên cứu “Hệ thống sản xuất rau quanh năm” dựa trên nguyên tắc IPM đã sử dụng nhà lưới ngăn côn trùng, kỹ thuật ghép cây (cà chua lên gốc cà tím; dưa chuột, dưa hấu lên bí rợ để tránh các bệnh gây ra từ đất), tạo các chất dẫn dụ côn trùng…trong đó nhiều công nghệ đã được áp dụng tại Việt Nam (Hoàng Minh Tấn và cs., 2000).
Từ những năm 1990, khái niệm và quy trình sản xuất rau hữu cơ được định hình và có xu hướng phát triển nhằm cung cấp rau có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Sản xuất rau hữu cơ đã được áp dụng ở đầu tiên ở Thụy Sỹ vào năm 1992. Ở thời điểm đó số nông dân tham gia chiếm 9% (5860 người) và đạt 10% diện tích đất nông nghiệp. Các nước có nền canh tác chậm phát triển, sản xuất rau hữu cơ mới bắt đầu và diện tích chiếm tỷ lệ không đáng kể. Theo đánh giá chung trên phạm vi toàn cầu, diện tích rau hữu cơ bình quân chiếm dưới 1% tổng diện tích canh tác. Sản phẩm hữu cơ năm 1999 chỉ chiếm dưới 1% tổng giá trị (khoảng 4 tỷ USD), trong đó cao nhất là Đan Mạch 2,5%, Hoa Kỳ 1,25%, Anh 0,4%, Đức 1,2% và Pháp 0,5% (Darmawan, 2000).
Hầu hết ở các thủ đô, thành phố lớn của các nước phát triển và đang phát triển đều hình thành các vành đai nông nghiệp nằm xen kẽ hoặc bao quanh các khu đô thị. Một số nước có điều kiện tương tự như nước ta đã tổ chức tương đối tốt việc tổ chức và tiêu thụ rau xanh ven đô trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa cao.
Tại thủ đô Bangkok của Thái Lan trong những năm gần đây, các vùng sản xuất rau cung cấp cho thành phố bị đẩy ra xa từ 40-100 km do quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Kỹ thuật sản xuất rau trên liếp của nông dân phát triển mạnh ở khoảng cách 40-100 km so với thành phố và ở các khu vực này nông dân thường ký hợp đồng với các công ty chế biến nông sản tại Bangkok.
Ở Tây Âu, các đô thị phát triển tương đối ổn định, lâu đời, có cơ sở hạ tầng tốt, được Nhà nước hỗ trợ khá lớn. Sản xuất rau ven đô có một số đặc điểm:
- Nông nghiệp sinh thái: đây là loại mô hình rất được ưa chuộng ở các nước này. Lúc đầu chỉ xây dựng ở các vùng ven thành phố, sau đó được nhân rộng ra cả vùng nông thôn. Đây là nền nông nghiệp tôn trọng các điều kiện tự nhiên, coi trọng vấn đề bảo vệ các nguồn lợi sẵn có và chất lượng sản phẩm.
- Lưu vực cung ứng sản phẩm: khu vực sản xuất nông nghiệp được khoanh vùng để phát triển các sản phẩm có lợi thế cung cấp cho thị trường lớn ở các đô thị, ngoài việc khai thác tiềm năng còn thuận tiện cho việc quản lý chất lượng.
- Quản lý chất lượng đầu ra: chất lượng nông sản được kiểm soát chặt chẽ tại nơi tiêu thụ. Điều này cũng có tác động tích cực tới sản xuất.