Đặc điểm kinh tế-xã hội của xã Hương Ngải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 59)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Hương Ngải, huyện Thạch

4.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của xã Hương Ngải

Dân số và lao động

Dân số toàn xã tính đến 31/12/2016 có 8.163 người. Mật độ dân số cao (1.703 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 5 năm gần đây là 1,03%/năm. Tăng dân số cơ học không đáng kể.

Dân cư phân bố rất tập trung, chủ yếu theo làng cổ từ xưa. Xã Hương Ngải trước đây bao gồm 4 thôn: Nậu Thượng, Nậu Trong, Nậu Hạ và Nậu Tư. Nay được phân lại thành 9 thôn, đánh số từ 1 đến 9. Nhân dân ở các thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

* Lao động:

Theo số liệu thống kê toàn xã có 4.537 người trong độ tuổi lao động chiếm 55,54% dân số. Trong đó: lao động công nghiệp xây dựng cơ bản khoảng 548 người chiếm 12,08% tổng số lao động; lao động dịch vụ khoảng 537 người chiếm 11,85% tổng số lao động, tập trung chủ yếu ở các trung tâm xã, cụm xã, thị trấn; lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu có 3450 người chiếm 76,06% lao động, tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần tuý. (UBND xã Hương Ngải, 2016).

Phát triển kinh tế - xã hội

Hương Ngải là một xã thuần nông. Ngoài ra còn có thêm một số nghề phụ tiểu thủ công nghiệp như: mây đan ...

Cơ cấu kinh tế:

- Nông nghiệp: 51,2%

- TTCN và xây dựng 24,9%

- Dịch vụ 23,9 %

- Ngành nông nghiệp:

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ mùa, gắn với vụ đông, duy trì diện tích lúa, mở rộng cây hàng hóa, cây xuất khẩu.

Nâng cao hiệu quả vùng chuyển dịch, xây dựng và nhân rộng mô hình chăn nuôi con đặc sản hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất trong nông nghiệp tăng 3.5 %. Chuyển dịch vùng đất trũng cấy lúa không hiệu quả sang sản xuất đa canh và vùng chăn nuôi thủy sản tập trung gồm 3 thôn (Thôn 5, Thôn 6, Thôn 8). Vì vậy

vùng chuyển dịch của xã Hương Ngải có số hộ tham gia nhiều, diện tích lớn. Theo số liệu điều tra tháng 12 năm 2016 toàn xã có 64 hộ làm chuyển dịch với tổng diện tích là 70,3 ha.

- Về chăn nuôi, thú y:

Năm 2016 tổng đàn lợn (không kể lợn sữa): 6.800 con. Đàn trâu: 23 con; đàn bò: 210 con, trong đó bò lai sin 210 con. Tổng đàn gia cầm: 65.000 con.

Tỷ trọng cơ cấu kinh tế chăn nuôi chiếm 76% trong tổng thu nông nghiệp. Kết quả thống kê đến 30/12/2016 toàn xã có 2250 con lợn nái, chủ yếu nuôi theo quy mô gia trại và hộ gia đình. Có 8 hộ nuôi trên 100 lợn thịt trên lứa. Hộ đã đầu tư bài bản làm chuồng kín, công suất lớn, nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Triển khai tiêm phòng, thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường, nhất là các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn. Chủ động phòng chống dịch cho đàn gia súc và đàn gia cầm, không để dịch bùng pháp, lây lan; duy trì phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm, đàn trâu 12 con; đàn bò 185 con, đàn lợn 5.000 con; đàn gia cầm 50.000. Đôn đốc thu hồi sản phẩm vụ mùa không để nợ đọng mới phát sinh.

Diện tích nuôi trồng thủy sản 65ha, sản lượng cá: 254 tấn. Sản lượng thịt lợn hơi cuất chuồng 1.250 tấn.

Kết quả chăn nuôi :

Giá trị kinh tế nông nghiệp đến năm 2016.

Tổng giá trị: 82,6 tỷ đồng.

Trong đó: Trồng trọt: 20,1 tỷ đồng.

Chăn nuồi: 62,6 tỷ đồng.

Giá trị trong chăn nuôi thì nuôi trồng thủy sản là: 6,6 tỷ đồng; gia súc, gia cầm: 56,0 tỷ đồng.

- Sản xuất TTCN- dịch vụ:

Tổng thu từ tiểu thủ công nghiệp ước đạt 8 tỷ, số lao động đi làm tại các khu công nghiệp khoảng 300 lao động thường xuyên có thu nhập ổn định từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Hoạt động dịch vụ thương mại cũng vẫn được duy trì, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ

nghèo, hội viện thiếu vốn sản xuất và học sinh sinh viên được vay vốn của ngân hàng chính sách năm 2016 là 9,2 tỷ đồng. Do vậy đã tạo điều kiện để phát triển ngành nghề TTCN và hoạt động dịch vụ phát triển.

- Xây dựng nông thôn mới:

Xây dựng nông thôn mới mới đạt tiêu chí: 7/11; lũy kế đạt 12 tiêu chí nông thôn mới.

- Tài nguyên- môi trường:

Xã tăng cường quản lý đất đai, không để các hộ tự chuyển dịch và lấn chiếm đất và đất công. Kiên quyết xử lý các hộ vi phạm đa canh và đa canh tự phát theo kết luận 48 của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Tổ chức đấu giá quyên sử dụng đất 7500 m2 tạo nguồn lực nông thôn mới.

Duy trì đội vệ sinh chuyên và tổng hợp vệ sinh vào các ngày 7, 17, 27 hàng tháng và thực hiện kế hoạch thu phí vệ sinh môi trường theo quy định của cấp trên.

Điều kiện về cơ sở hạ tầng khu vực nghiên cứu - Giao thông

Đường tỉnh lộ 420 có 2,32km chạy qua xã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đây là trục giao thông quan trọng nối liền xã với đường tỉnh lộ 419 đi đến đường cao tốc Láng Hoà Lạc, thị xã Sơn Tây và khu công nghệ cao Hoà Lạc. Tuy nhiên chiều rộng mặt đường còn hẹp ảnh hưởng không tốt đến lưu thông.

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 0,5km đường liên xã nối tỉnh lộ 420 đi xã Canh Nậu và một số đường liên thôn bằng bê tông, trải gạch, đường nội đồng còn thiếu chưa thuận lợi cho lưu thông sản phẩm nông nghiệp. Nhìn chung, các tuyến đường trên còn hẹp chất lượng không tốt, chưa đảm bảo giao thông thuận lợi, cần có kế hoạch nâng cấp mặt đường và mở rộng nền đường trong những năm tới.

- Hệ thống điện

Xã có 4 trạm biến áp tiêu thụ với tổng công suất 970 KVA, hệ thống đường dây hạ thế kéo đến tất cả các thôn, 100% hộ gia đình có điện, chất lượng phục vụ tốt. Giá bán điện đến hộ gia đình trung bình 1.388 đ/KWhs.

- Cơ sở hạ tầng văn hoá, phúc lợi khác

+ Trạm xá: có diện tích đất 3100 m2. Nhà cấp III có 480 m2, đủ diện tích sử dụng, vừa mới được xây dựng xong.

+ Khu vui chơi giải trí: Hiện nay cả xã chỉ có một sân vận động 0,8 ha. Các khu công viên cây xanh, vui chơi giải trí chưa có, cần bổ sung thêm khu vui chơi giải trí hoặc sân vận động trong thời gian tới.

+ Các khu dân cư mới: Tập trung chủ yếu ở những điểm giãn dân và đấu giá trong những năm gần đây, bình quân diện tích mỗi hộ 150m2. Khuôn viên các hộ loại này nhỏ, không có diện tích vườn, cây xanh.

+ Khu dân cư tập trung kiểu làng xóm: Chiếm đa số diện tích dân cư của xã. Bình quân mỗi hộ từ 150 - 400 m2, một số hộ có diện tích vườn và cây xanh khá rộng.

Nhìn chung, quỹ đất phát triển khu dân cư hạn chế, những năm gần đây ít được cấp mở rộng nên số hộ có nhu cầu cấp đất ở còn tồn đọng khá lớn (45 hộ). 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của xã Hương Ngải

Thuận lợi:

Năm 2016 xã Hương Ngải đang tiến về đích nông thôn mới, các tiêu chí về sản xuất nông nghiệp được hoàn thành. Trong đó đường trục chính ra đồng, thủy lợi và qui hoạch đồng ruộng được thực hiện theo tiêu chí Quốc gia.

Năm 2009, xã Hương Ngải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển dịch vùng đất trũng cấy lúa không hiệu quả sang sản xuất đa canh và vùng chăn nuôi thủy sản tập trung. Vùng chuyển dịch của xã Hương Ngải có số hộ tham gia nhiều, diện tích lớn, thông thoáng, xa khu dân cư thì đây là điều kiện lý tưởng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển. Sau nhiều năm đầu tư làm mô hình đến nay sản xuất vùng chuyển dịch đa canh đã ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm tại địa phương.

- Vị trí địa lý thuận lợi, gần đường quốc lộ 420 nên thuận tiện cho việc giao thương buôn bán, phát triển các ngành nghề. Các trục đường trong xã hầu hết đều được bê tông hóa, giao thông đi lại dễ dàng.

- Địa hình ở đây khá bằng phẳng, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng. - Nguồn nước mặt dồi dào, nhiều ao hồ, mương máng nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- Nguồn lao động dồi dào, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Khó khăn, thách thức:

- Đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ môi trường vẫn còn thiếu trình độ chuyên môn.

- Lao động tuy dồi dào nhưng trình độ chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông. - Cơ sở hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều thiếu thốn.

- Lượng mưa hàng năm phân bố không đều, mưa tập trung vào mùa mưa gây ngập úng làm giảm năng suất lúa vụ mùa, giảm sản lượng nuôi trồng thủy sản. Vụ Xuân có độ ẩm cao, trời âm u, ít ánh sáng nên dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc và thời tiết giá lạnh nên cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi.

4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TẠI XÃ HƯƠNG NGẢI, HUYỆN THẠCH THẤT, TP HÀ NỘI THẠCH THẤT, TP HÀ NỘI

4.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau tại xã Hương Ngải

Hương Ngải có điều kiện đất đai khí hậu thích hợp với sự phát triển của rau, mặt khác nông dân lại có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất rau từ lâu đời. Hiện nay việc sản xuất rau đã và đang là ngành mũi nhọn cho kinh tế gia đình của các hộ nông dân ở xã Hương Ngải. Cơ cấu rau hiện nay của Hương Ngải chủ yếu là một số loại rau ngắn ngày: rau muống, rau cải các loại đậu đỗ,... rất ít rau dài ngày như bắp cải, xu hào, cà chua, suplơ,... là các rau được cung cấp chủ yếu từ các vùng rau khác. Nguyên nhân là do diện tích canh tác bình quân trên đầu người thấp nên người trồng rau tập trung sản xuất những rau ngắn ngày để hệ số quay vòng đất được cao, thường 4 - 5 vụ/năm thậm chí 6 - 7 vụ/năm đối với đất chuyên rau.

Bảng 4.2. Hình thức canh tác của các loại rau chính tại xã Hương Ngải

Loại rau Mùa vụ Thuốc BVTV

Phân bón Phân

chuồng Hóa học

Cải ngọt Vụ đông xuân: Từ tháng 8 đến tháng 11 Vụ hè thu: Từ tháng 2 đến tháng 6

Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học BT để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25 EC để phòng trừ bệnh thối nhũn Phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh Ure, Lân, Kali

Mồng Tơi Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 12

Thuốc trừ sâu vi sinh phòng trị như BT, VI- BT,Dipel,Delfin,Amectin, Acmenovate;Thiamectin, Centari .

Phân hữu cơ ủ thật hoại

Phân Lân, Ure

Xà Lách Trồng quanh năm Thuốc trừ sâu vi sinh phòng trị như BT, VI- BT,Dipel,Delfin,Amectin, Acmenovate;Thiamectin, Centari . .

Phân hữu cơ ủ thật hoại

Lân nung chảy hoặc lân hữu cơ

Rau Muống

Trồng quanh năm Thuốc trừ sâu:VBT, Diptexrec,Karate, Sherpa, Thuốc trừ bệnh: Validacin, Daconin Phần chuồng, hữu cơ sinh học Lân supe, Kali, Ure Rau Gia vị rau mùi, ớt, húng quế.

Trồng quanh năm Thuốc trừ sâu vi sinh phòng trị như BT, VI- BT,Dipel,Delfin,Amectin, Acmenovate;Thiamectin, Centari .

Phân hữu cơ sinh học Phân NPK Rau khác (đậu,đỗ, rau giút…) Đông xuân Tháng 11 đến tháng 12, Vụ Hè-Thu tháng 5 trở đi

Phun ngừa bằng Curzate- M8, Mancolaxyl,

Ricozeb, Vimonyl, Score, Metaxyl.

Phân chuồng Lân, Kali

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Năm 2014, UBND xã Hương Ngải triển khai ô mẫu sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã, có 60 hộ tham gia, các chủng loại rau được gieo trồng là cải

canh, rau muống, rau đay, mồng tơi, cải ngọt,.... sản lượng mỗi năm khoảng >200 tấn. Tuy vậy hiệu quả của chương trình không cao, nguyên nhân là do ý thức người trồng rau đối với vấn đề an toàn thực phẩm còn hạn chế, và phải chạy theo lợi nhuận, nên thực hiện không đầy đủ qui trình sản xuất rau an toàn, hơn nữa địa bàn triển khai lại không được cách ly với vùng sản xuất theo tập quán chung hoặc cách ly hẳn với nguồn thải độc hại nên chất lượng rau an toàn không được người tiêu dùng tin tưởng do vậy lượng tiêu thụ rất ít.

Diện tích, năng suất, sản lượng rau xanh của từng đơn vị trên địa bàn xã Hương Ngải được thể hiện tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau xanh trên địa bàn xã Hương Ngải năm 2016

Diện tích Năng suất Sản lượng

Ha Tấn/ha Tấn Các thôn 68,8 11,9 822,7 Thôn 1 11,8 13,7 162,3 Thôn 2 4 11,075 44,3 Thôn 3 4,4 10,3 45,7 Thôn 4 10,2 12,12 123,6 Thôn 5 6 12,3 74,01 Thôn 6 13,1 13,4 175,7 Thôn 7 3,6 9,1 32,9 Thôn 8 9,8 12,1 118,6 Thôn 9 5,9 13,27 78,4

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Số liệu bảng 4.3 cho thấy, diện tích rau phân bố ở hầu hết các thôn (trừ thôn 2). Các thôn có diện tích rau lớn nhất như thôn 6 (13,1 ha), thôn 1 (11,8 ha), thôn 8 (9,8 ha); ít nhất là thôn 7 (3,6 ha), thôn 2 (3,6 ha), thôn 3 (4,4 ha)…

Về năng suất, giữa các thôn có sự chênh lệch khá lớn, giao động từ 9,1- 13,7 tấn/ha, thôn 7 và thôn 2 có năng suất rau thấp nhất, chỉ đạt (lần lượt) 9,1 và 10,3 tấn/ha. Năng suất rau đạt cao nhất tại các thôn 4 (12,12 tấn/ha), thôn 8 (12,1 tấn/ha), thôn 9 (13,27 tấn/ha).

Diện tích, năng suất, sản lượng của các loại rau chính ở xã Hương Ngải được thể hiện tại các bảng sau:

Bảng 4.4. Diện tích các loại cây rau chính ở xã Hương Ngải năm 2016

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Tổng Rau gia vị Rau muống Rau khác Diện tich Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Các thôn 68,8 11,9 822,7 3,9 3,8 14,8 14,9 22,7 339,6 14,6 4,45 65, 24 Thôn 1 11,8 13,7 162,3 0,5 4,4 2,2 3,2 25,02 80,64 3 3,21 9,63 Thôn 2 4 11,075 44,3 0,5 6,2 3,1 1 18 18 0,5 5,43 2,71 Thôn 3 4,4 10,3 45,7 0,6 5,21 3,126 2 24,67 49,34 0,4 6 2,4 Thôn 4 10,2 12,12 123,6 0,1 3,2 0,32 4 25,21 100,84 1,6 3,9 6,24 Thôn 5 6 12,3 74,01 0,3 2,8 0,84 2 25,02 50,04 0,7 5,21 3,647 Thôn 6 13,1 13,4 175,7 1,3 3,22 4,18 0,9 24 21,6 3 6,2 18,6 Thôn 7 3,6 9,1 32,9 0,1 2 0,2 0,3 18 5,4 0,9 3,12 2,80 Thôn 8 9,8 12,1 118,6 0,3 2,1 0,63 0,5 23,1 11,55 3 4,1 12,3 Thôn 9 5,9 13,27 78,4 0,2 5,19 1,038 1 22,14 22,14 1,5 2,9 4,35 Tổng Cải ngọt Mồng tơi Xà lách Diện tich Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Các thôn 68,8 11,9 822,7 9,5 13,8 131,4 11,4 18,3 187,3 14,5 8,48 123,2 Thôn 1 11,8 13,7 162,3 1,1 17,5 19,25 1,3 24,33 31,6 2,7 8,08 21,8 Thôn 2 4 11,075 44,3 0,5 15,4 7,7 1 16,32 16,32 0,5 5,1 2,55 Thôn 3 4,4 10,3 45,7 0 0 0 1 15,24 15,24 0,4 11,21 4,484 Thôn 4 10,2 12,12 123,6 2,2 19,23 42,3 0,7 16,98 11,8 1,6 4,2 6,72 Thôn 5 6 12,3 74,01 1,7 15,67 26,6 0,6 16,33 9,7 0,7 8,98 6,286 Thôn 6 13,1 13,4 175,7 2,5 19,98 49,95 3,3 16,97 56,01 2,1 10,12 21,2 Thôn 7 3,6 9,1 32,9 0 0 0 0,3 19,43 5,8 2 12,32 24,64 Thôn 8 9,8 12,1 118,6 1 18,9 18,9 2 16,49 32,9 3 7,98 23,94 Thôn 9 5,9 13,27 78,4 0,5 17,82 8,91 1.2 23,23 27,8 1,5 8,39 12,58

Ở xã Hương Ngải, rau muống được trồng nhiều nhất (14,9 ha), chiếm 21,30% tổng diện tích trồng rau, tập trung chủ yếu ở 7/9 thôn, nhiều nhất ở thôn 1(3,2 ha), thôn 4 (4 ha). Năng suất rau muống trung bình toàn xã đạt 22,7 tấn/ha, cao nhất ở thôn 4 (25,21 tấn/ha), thấp nhất ở thôn 7 (18 tấn/ha). Sản lượng toàn xã đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)