Thực trạng sản xuất rau trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam

2.3.1. Thực trạng sản xuất rau trong nước

Tình hình chung.

Việt Nam là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất là các cây thuộc họ bầu bí. Song do chịu ảnh hưởng của một nền nông nghiệp lạc hậu và tự túc trong nhiều thế kỷ qua, trình độ canh tác rau xanh ở nước ta kém xa so với trình độ chung của thế giới. Những năm gần đây mặc dù ngành trồng rau có khởi sắc nhưng trên thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông nghiệp.

Xuất khẩu rau của nước ta còn rất hạn chế về chủng loại, mẫu mã và thị trường tiêu thụ… Vì vậy, nguồn ngoại tệ đem lại từ ngành rau chưa cao. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu rau cả nước là 200 triệu USD, năm 2005 là khoảng 310 triệu USD và năm 2010 xấp xỉ 500 triệu USD. Thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Hồng Kông…

Trong đề án phát triển rau quả, hoa và cây cảnh giai đoạn 1999-2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999, có nêu mục tiêu phát triển của ngành rau: “Đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước, nhất là những vùng dân cư tập trung (đô thị, khu công nghiệp…) và xuất khẩu đạt 690 triệu USD” (Viện nghiên cứu rau quả, 2009).

Theo số liệu thống kê từ năm 2011-2015 (Bảng 2.4), diện tích trồng rau cả nước năm 2015 đạt 635,1 nghìn ha, tăng 18,97% so với năm 2011 (514,6 nghìn ha). Bình quân mỗi năm tăng 4,7 nghìn ha. Năng suất rau xanh nói chung còn thấp và bấp bênh. Năm 2015 đạt năng suất cao nhất (151,8 tạ/ha), bằng 84% so với mức trung bình toàn thế giới (xấp xỉ 180 tạ/ha). Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt-Lâm Đồng…là các địa phương có năng suất cao nhất cả nước nhưng cũng chỉ đạt mức 160 tạ/ha. Năng suất thấp nhất là các tỉnh miền Trung, chỉ bằng một nửa năng suất trung bình của cả nước.

Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng rau cả nước

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển TB (%)

Diện tích 1000ha 514,6 560,6 577,8 615,7 635,1 5,4 Năng suất Tạ/ha 131,7 133,5 141,6 144,0 151,8 3,6 Sản lượng 1000 tấn 6,776 7,484 8,183 8,863 9,640 9,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011-2015) Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất rau ở nước ta còn thấp, song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu đầu tư cho thủy lợi, phân bón… Ngoài ra, nước ta vẫn chưa có bộ giống rau chuẩn và tốt. Hệ thống nhân giống và sản xuất hạt giống rau cũng chưa được hình thành. Phần lớn hạt giống rau do dân tự để giống hoặc nhập nội không qua khảo nghiệm kỹ. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của rau xanh (Viện Nông hóa thổ nhưỡng, 2004).

Rau chủ yếu canh tác theo hai hình thức chính:

- Vùng rau chuyên canh ven thành phố và các khu công nghiệp, chiếm 38- 40% diện tích và 45-50% sản lượng. Tại đây, rau sản xuất chủ yếu phục vụ cho dân cư trong vùng với chủng loại rau phong phú.

- Vùng rau luân canh với cây lương thực được trồng chủ yếu trong vụ Đông-Xuân tại các tỉnh phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Đây là vùng rau hàng hóa lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Năm 2013, bình quân khối lượng rau xanh tính trên đầu người ở nước ta khoảng 84 kg/người/năm. So với nhu cầu dinh dưỡng (tối thiểu

100kg/người/năm) thì khối lượng trên còn rất thấp. Bên cạnh đó, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tìm thấy trong rau trên thị trường ở mức báo động. Kết quả khảo sát tháng 5-2014 của viện Vệ sinh y tế công cộng tiến hành trên 190 mẫu rau tại một số chợ nội thành Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có tới 168/190 mẫu có dư lượng của thuốc DDT và Wolfatox, là những thuốc đã được cấm sử dụng.

Tình hình sản xuất rau ở một số vùng và địa phương.

Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo một số vùng trong nước từ năm 2012-2015 được thể hiện tại bảng 2.5.

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng

Vùng Diệntích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2012 2015 2012 2015 2012 2015 Cả nước 635,1 721,8 151,8 159,2 9,640 11,492 ĐB Sông Hồng 158,6 155,9 179,9 189,2 2,852 2,949 Vùng núi phía Bắc 91,1 102,2 110,6 118,0 1,008 1,206 Bắc Trung Bộ 68,5 670 826 Nam Trung Bộ 44,0 44,6 140,1 149,2 616 695 Tây Nguyên 49,0 67,1 201,7 220,9 988 1,482 Đông Nam Bộ 59,6 70,9 129,5 132,6 772 940 ĐB Sông Cửu Long 164,3 198,4 166,3 171,0 2,732 3,392

Nguồn: Niên giám thống kê (2012, 2015) So với năm 2012, diện tích, năng suất, sản lượng rau của cả nước và 7 vùng kinh tế đều tăng trong năm 2015. Trong đó, vùng sản xuất rau lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 27,5% về diện tích và 29,5% sản lượng rau cả nước), tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng (chiếm 21,6% về diện tích và 25,7% sản lượng rau của cả nước). Vùng Tây Nguyên (chủ yếu là tỉnh Lâm Đồng) có năng suất rau cao nhất cả nước (gấp 1,4 lần năng suất rau bình quân cả nước).

Chủng loại rau được trồng ở nước ta rất phong phú, đa dạng. Các loại rau ăn lá như cải xanh, rau muống, cải thảo, cải làn, bắp cải, cải ngọt, cải bó xôi... chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng (chiếm từ 70 - 80% diện tích rau cả nước).

Bảng 2.6. Một số loại rau chính trồng ở Việt Nam

Loại rau Thời vụ Sinh trưởng (ngày) Số lần thu hoạch

Cải bắp Cả năm 60-80 1

Cà rốt T10, T5 90-120 1

Mồng tơi Cả năm 45-50 1

Cải bao T10, T6 50-70 1

Cải ngọt Cả năm 30-40 1

Dưa chuột Cả năm 45-70 6-12

Rau muống Cả năm 40-50 1/tháng

Sà lách T8, T6 30-60 1

Củ cải T10, T6 50-90 1

Mướp Cả năm 120-150 Vài lần

Hành hoa T10, T6 60-70 1

Rau ngót Cả năm - Nhiều lần

Cà chua T10, T6 90-150 5-15

Cải xanh Cả năm 30-40 1

Bí đao Cả năm 100-160 Vài lần

Đậu đũa Cả năm 45-90 Vài lần

Nguồn: Dự án phát triển nông nghiệp bền vững ở Đông Nam Á (2009) Hiện nay, ở nước ta, sản xuất rau theo hình thức chuyên canh đang khá phát triển và đem lại hiệu quả rõ rệt tại nhiều địa phường như:

- Vùng chuyên canh cà rốt, hành tỏi, dưa hấu hàng trăm hecta tại các huyện Nam Sách, Bình Giang, Kim Thành tỉnh Hải Dương hàng năm cho thu nhập 70- 90 triệu đồng/ha.

- Vùng chuyên sản xuất dưa chuột, cà chua 400-500 ha tại Lý Nhân, tỉnh Hà Nam hàng năm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của Tổng công ty rau quả- nông sản.

- Thái Bình đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp mang tính chuyên canh với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: hành, tỏi, ớt, khoai tây ở huyện Quỳnh Phụ; dưa chuột, ngô bao tử, xà lách ở huyện Thái Thụy.

- Ở vùng sản xuất rau hàng hoá xuất khẩu ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, bình quân mỗi ngày nông dân trong xã thu hoạch từ 30 đến 45 tấn rau. Xã đã thành lập trang web giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm, qua đó nhiều hợp đồng bán rau xanh cho khách hàng trong, ngoài nước đã được ký. Trong năm 2005, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ

An đã xuất sang Hà Lan 600 tấn rau xanh các loại (cà chua, rau cải, đậu, bắp cải, rau thơm, hành).

- Ở Tiền Giang, năm 2009, diện tích rau chuyên canh lên đến 30.000 ha, mỗi năm cho sản lượng xấp xỉ 450.000 tấn với tổng thu nhập khoảng 150 tỷ đồng. Vùng trồng rau an toàn của tỉnh được quy hoạch ở các xã Thân Cửu Nghĩa, Long An, Phước Thạnh, Tân Hiệp (Châu Thành); Long Bình Điền, Bình Phan, Bình Phục Nhất (Chợ Gạo); Bình Nhì, Long Vĩnh (Gò Công Tây); Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho) và Long Hưng (thị xã Gò Công). Hiện tại dự án sản xuất rau an toàn 500 ha đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt, dự kiến mở rộng lên 1000 ha vào những năm tiếp theo.

- Lâm Đồng nổi tiếng với các vùng rau chuyên canh rau như Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương với khoảng 40 ngàn ha rau các loại (năm 2009). Chủng loại rau của Lâm Đồng rất phong phú: Rau ăn lá, ăn củ, ăn quả, ăn hoa và rau gia vị… nhiều loại rau chất lượng cao như cải bắp, cải thảo, súp lơ (chiếm 55-60% diện tích), nhóm rau ăn củ chiếm 20-25% (khoai tây, cà rốt, củ dền), nhóm rau ăn quả chiếm 10-12% (cà chua, đậu Hà lan...). Diện tích rau an toàn trên 600 ha, sản xuất theo công nghệ cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)