Giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự tích lũy kim loại nặng trong rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 88)

4.5.2.1. Đối với đất nông nghiệp

Biện pháp tăng pH đất để cố định các kim loại nặng.

Qua khảo sát thực tế đất trồng rau của xã Hương Ngải là đất thịt nhẹ, chua (pHKCl= 5,0 - 5,3). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho kim loại nặng dễ dàng vận chuyển vào cây trồng. Để khắc phục điều này, đề xuất sử dụng vôi (đối với Pb, Cd) như một công cụ để hạn chế sự tích luỹ kim loại nặng từ nước tưới vào rau, bởi vì khi các kim loại nặng được đưa vào đất từ con đường tưới nước, dưới điều kiện pH đất cao chúng sẽ kết bị kết tủa và giữ lại trong đất, hạn chế hấp thụ của chúng vào rau.

Khác với Pb và Cd, sự hấp thu As của cây trồng ít phụ thuộc vào sự thay đổi của pH đất, việc tăng mức bón vôi làm cho pH đất tăng lên nhưng hàm lượng As trong rau không có sự biến động, khi trong môi trường kiềm As có xu hướng linh động hơn do sự có mặt Ca+2 nên As tạo thành Ca3(AsO4)2, làm cho khả năng vận chuyển vào cây trồng nhiều hơn.

Như vậy để hạn chế sự tích luỹ As từ môi trường nước vào cây trồng không thể dùng biện pháp bón vôi thông thường mà phải có các biện pháp khác, như biện pháp hoá học dùng ôxit, hyđrôxyt Fe…, biện pháp sinh học lựa chọn loại thực vật như dương xỉ….

Tuy vậy, biện pháp bón vôi chỉ là biện pháp giải quyết trước mắt bởi vì chỉ khống chế được sự hấp thụ các kim loại nặng vào cây trồng nhưng chúng vẫn bị giữa lại trong đất và khi có điều kiện thì nó lại trở lên linh động.

4.5.2.2. Đối với nước tưới nông nghiệp

Chất lượng nước mặt của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất hoàn toàn có thể sử dụng làm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong sử dụng cần chú ý đến vấn đề ô nhiễm chất hữu cơ và sự tích lũy kim loại nặng trong nước.

Bảo vệ môi trường là công việc của toàn xã hội, nhưng ý thức của mỗi người trong vấn đề môi trường là hoàn toàn khác nhau, vì vậy tuyên truyền, giáo dục môi trường được coi là vấn đề cốt lõi trong công tác bảo vệ môi trường. Do đó, Đảng uỷ, UBND xã Hương Ngải, UBND huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội cần chỉ đạo, kết hợp với các cơ quan đoàn thể như Hội nông dân, Đoàn thanh niên … tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin về tác động của các chất ô nhiễm đến sức khoẻ con người và đời sống cộng động, đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã, huyện.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp: Ở Thạch Thất hiện nay có rất nhiều các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm rải rác trên địa bàn huyện, gây khó khăn cho công tác thu gom và xử lý chất thải, nước thải, ... Vì vậy cần thiết phải quy hoạch các cơ sở đó vào khu công nghiệp tập trung. Việc quy hoạch vào khu công nghiệp tập trung vừa tiện cho việc quản lý khu công nghiệp, quản lý chất thải, nước thải lại tiện cho công tác thanh, kiểm tra môi trường.

- Các phương án khống chế ô nhiễm nguồn nước.

- Cải tiến công nghệ sản xuất đã lạc hậu để giảm bớt lượng xả thải chất thải. Mỗi cơ sở sản xuất cần có các hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, ngành nghề sản xuất của mình. Nước thải của các nhà máy phải được xử lý sơ bộ, sau đó được đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi thải ra sông ngòi. Thường xuyên tiến hành nạo vét kênh mương.

Ngoài ra, nguồn nước thải sau khi đã được xử lý tập trung nên tiếp tục xử lý sinh học bằng cách sử dụng các loài cây có khả năng hút Cu, Pb, Zn mạnh như: Rau ngổ, bèo tây, dừa nước, … trước khi thải ra ngoài môi trường.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: 1. Xã Hương Ngải cách trung tâm của huyện lỵ Thạch Thất 3 km về phía Đông, Toàn xã có 9 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên toàn xã 4,8 km2, đất nông nghiệp chiếm 68.3%; đất chuyên dùng 12,5%; đất khu dân cư 9,4% và đất chưa sử dụng 9,8%, dân số là 8163 người. Cơ cấu kinh tế năm 2016 gồm các ngành nông nghiệp (chiếm 51,2%), tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (chiếm 24,9%) và dịch vụ (chiếm 23,9%).

2. Hương Ngải có điều kiện đất đai khí hậu thích hợp với sự phát triển của rau, mặt khác nông dân lại có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất rau từ lâu đời. Hiện nay việc sản xuất rau đã và đang là ngành mũi nhọn cho kinh tế gia đình của các hộ nông dân ở xã Hương Ngải. Cơ cấu rau hiện nay của Hương Ngải chủ yếu là một số loại rau ngắn ngày: rau muống, rau cải, các loại đậu đỗ,... thường 4 - 5 vụ/năm thậm chí 6 - 7 vụ/năm đối với đất chuyên rau.

Diện tích rau phân bố ở hầu hết các thôn (trừ thôn 2). Các thôn có diện tích rau lớn nhất như thôn 6 (13,1 ha), thôn 1 (11,8 ha), thôn 8 (9,8 ha); ít nhất là thôn 7 (3,6 ha), thôn 2 (3,6 ha), thôn 3 (4,4 ha)…

Về năng suất, giữa các thôn có sự chênh lệch khá lớn, giao động từ 9,1- 13,7 tấn/ha, thôn 7 và thôn 2 có năng suất rau thấp nhất, chỉ đạt (lần lượt) 9,1 và 10,3 tấn/ha. Năng suất rau đạt cao nhất tại các thôn 4 (12,12 tấn/ha), thôn 8 (12,1 tấn/ha), thôn 9 (13,27 tấn/ha).

3. Đất trồng rau tại xã Hương Ngải có hàm lượng KLN so với QCVN 03:2015/BTNMT thì hàm lượng As tổng số trong đất đều ở mức nhiễm bẩn từ 1,2 đến 2,86 lần. Mẫu đất MĐ 8 lấy tại ruộng canh tác rau tại thôn 8 vào đợt 3 có hàm lượng As là cao nhất (42,9 mg/kg). Hàm lượng Cu tại các thôn 1, 6, 8 thấp hơn so với quy chuẩn cho phép (100 mg/kg). Mẫu đất tại thôn 4 và 5, kết quả Cu đợt 1 và 2 đều vượt QCVN 03/2015/BTNMT từ 1-1,5 lần. Hàm lượng Cd trong đất nghiên cứu đao động ở mức 0.4- 3,24 mg/kg, trong đó có 5 mẫu vượt QCVN (chiếm 33,3% tổng số mẫu) và 9 mẫu nhỏ hơn QCVN 30/2015-BTNMT. Các mẫu vượt QCVN đều ở mức ô nhiễm, đáng chú ý là mẫu đất tại thôn 1 thuộc đợt lấy mẫu lần 2, có hàm lượng Cd là 3,24 vượt quá QCVN 2,16 lần. Hàm lượng Pb

thôn 1 có hàm lượng Pb tổng số cao (148,2 mg/kg) là do khói bụi từ các hộ dân cư có hoạt động sản xuất đúc đồng, nhôm…

4. Kết quả nghiên cứu chất lượng nước phục vụ cho sản xuất rau tại xã Hương Ngải cho thấy ô nhiễm nước tưới rau theo từng địa điểm, so sánh với QCVN 08:2015/BTNMT cho thấy: Thôn 1: Phổ biến là ô nhiễm Pb (0,07mg/l) vượt QCVN 1,4 lần và As (0,1-0,3mg/l) vượt QCVN 1,5- 2 lần, ô nhiễm Cu nhẹ (0,32-0,39mg/l). Thôn 4: Ô nhiễm điển hình là As (vượt QCVN 1,2- 3,8 lần), hàm lượng Pb là 0,064 mg/l vượt QCVN 1,3 lần. Thôn 5: Ô nhiễm chủ yếu là Pb (0,064mg/l) tiếp đến As (0,234mg/l) vượt QCVN 4,7 lần. Thôn 6: Ô nhiễm As (0,096mg/l), Pb (0,076mg/l), ô nhiễm Cu nhẹ. Thôn 8: Ô nhiễm mức nhẹ các yếu tố Pb (0,056mg/l), hàm lượng Cu, As, Cd đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN.

5. Các kết quả phân tích về hàm lượng kim loại nặng trong rau trồng tại xã Hương Ngải cho thấy hàm lượng As trong các mẫu rau phân tích thì có 7/18 mẫu vượt ngưỡng giới hạn ô nhiễm của BYT từ 1 đến 1,5 lần. Nguyên nhân do tại thời điểm lấy mẫu các loại rau đang trong giai đoạn phát triển thân lá nên yêu cầu lượng phân bón, nước tưới, chất dinh dưỡng cao. Mẫu RR1 (Rau rút) có hàm lượng As cao nhất (3,09 mg/kg). Rau rút là loại rau được trồng trong điều kiện ngập nước (trung bình từ 30- 50cm), do đó đây là loại rau được tiếp xúc với nhiều loại chất có trong nước nhất nên nó có khả năng hấp thụ cao các độc chất có trong nước. Các nguyên tố kim loại nặng khác Cd, Hg, Pb có hàm lượng đều < 0,001mg/kg và thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 8-2:2011/BYT.

6. Qua điều tra khảo sát, chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất được thu gom và vận chuyển đến bãi tập kết tạm thời với khối lượng từ 30 – 324 kg/ngày, các chất thải này sau đó được phân loại và thu gom và chở đi xử lý ở nơi khác. Trong quá trình vận hành và sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp đã phát sinh ra nước thải từ các khâu sản xuất khác nhau. Nước thải với khối lượng 10-180 m3/ngày bao gồm: nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước làm mát,.. Nước thải từ các cơ sở này sau khi được xử lý sơ bộ đều đổ vào hệ thống kênh tưới. Vì vậy, nếu nguồn nước thải này nếu không được xử lý tốt thì sẽ là nguồn phát tán KLN vào nước và sẽ dẫn đến sự tích luỹ KLN trong đất.

5.2. KIẾN NGHỊ

Nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về vấn đề sử dụng đất một cách có hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến môi trường đất và nước, không làm mất dần sức sản xuất của đất, vừa đem lại hiệu quả về kinh tế, vừa đem lại hiệu quả về môi trường.

Để rau sạch có thể phát triển rộng rãi, bền vững ở xã Hương Ngải, cần có các biện pháp kiểm soát và thông báo thường xuyên tình trạng ô nhiễm môi trường nước tưới đang có xu hướng ngày càng tăng trên các địa bàn sản xuất nông nghiệp.

Đề tài mới chỉ phân tích một số kim loại nặng trên các chủng loại rau chính do đó chưa thể khẳng định chính xác hàm lượng KL trên rau tại Hương Ngải, vì vậy cần có thêm các phân tích, đánh giá khác trên các chủng loại rau khác để có kết luận chính xác hơn về hàm lượng KLN trên rau tại Hương Ngải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Hồ Lam Trà, Nguyễn Hữu Thành (2003). Kim loại nặng tổng số và di động trong đất nông nghiệp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Tạp chí KHĐ số 19, trang 167 – 173. 2. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2000). Giáo trình sinh lý

thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Lê Đức (1998). “Hàm lượng Đồng, Mangan, Molip đen trong một số loại đất chính ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí KHĐ số 10 trang 170 – 181.

4. Lê Đức (2003).“Bài giảng kim loại nặng trong đất”, Trường ĐHKHTN Hà Nội 5. Lê Đức và Lê Văn Khoa (2001).″Tác dụng của việc hoạt động làng nghề tái chế kim

loại đến môi trường đất, nước ở một số xã thuộc đồng bằng sông Hồng”, Tuyển tập hội nghị khoa học Tài nguyên và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 6. Lê Văn Khoa (2000). Đất và Môi trường. NXB Giáo dục Hà Nội, trang 162 – 168. 7. Lê Văn Khoa, Lê Thị Hằng, Phạm Minh Cương (1999). “Đánh giá ô nhiễm kim loại

nặng trong môi trường đất - nước - trầm tích - thực vật ở khu vực công ty pin Văn Điển và công ty điện tử Orion Hanel”, Tạp chí khoa học đất, số 11, trang 124 – 131.

8. Nguyễn Công Vinh, Ngô Đức Minh (2007). Ảnh hưởng ô nhiễm từ các làng nghề đến sự tích luỹ Cd và Zn trong đất trồng lúa và lúa tại một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Tạp chí khoa học đất, 2007, trang 103 – 109.

9. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2001). “Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất trồng lúa do ảnh hưởng của công nghiệp và sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nông nghiệp và thực phẩm, số 4, trang 311 – 312.

10. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2002).Ô nhiễm KLN trong đất trồng lúa ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh do được tưới bằng nước thải và ảnh hưởng của Cadimi tới việc trồng lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Lan Hương (2006). “Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở các khu công nghiệp thuộc ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Khoa học đất, số 26, 2006.

12. Nguyễn Văn Khánh, Phạm Văn Hiệp (2009). “Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng cadmium (Cd) và chì (Pb) của loài hến (Corbicula sp,) vùng cửa sông ở thành phố Đà Nẵng”.

13. Phạm Quang Hà (2005). “ Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn môi trường nền 2 nguyên tố trong đất đỏ Việt Nam”, kết quả nghiên cứu khoa học (quyển 4) - kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng Hà Nội, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

14. Phạm Quang Hà (2006). “Chất lượng đất nông nghiệp – xây dựng giới hạn tối đa cho phép hàm lượng một số KLN (Cu, Pb, Zn, Cd, As) và Nitơ trong một số nhóm đất”, Đề tài cấp ngành – 10 CTN, Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng Hà Nội.

15. Phạm Quang Hà (2009). “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn nền chất lượng môi trường đất Việt Nam cho các nhóm đất phù sa, đất đỏ, đất bạc màu, cát biển và đất mặn”, Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 5, NXB nông nghiệp, Hà Nội, 2009, tr 416-426.

16. Tạ Thu Cúc (2003). Bài giảng về cây rau.

17. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2001). Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Trần Kim Loan (1989). Chế biến rau quả trong gia đình, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

19. Trần Kông Tấu và Trần Công Khánh (1998). “Hiện trạng môi trường đất ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu các kim loại nặng”, Tạp chí Thông tin môi trường, số 2, trang 17 – 21].

20. Trần Thị Kiếm (2004). Bài giảng về cây rau, Trường Đại học Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Trần Thị Tuyết Thu (2000). Bước đầu nghiên cứu giải pháp xử lý đất bị ô nhiễm chì bằng bèo tây và rau muống, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.

22. Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng (1998). Sổ tay phân tích Đất – Phân bón – Cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Võ Đình Quang (2001). Kết quả và cảnh báo môi trường đất ở miền Nam Việt Nam, Viện Thổ Nhưỡng Nông Hoá, Hà Nội.

Tiếng Anh:

1. Canada Council of Minister of the Enviroment (CCME, 1997). Recommendations canadadiennes pour laf qualite des sols, Mars.

2. Carles Sanchiz, Antonio M. Garcia-Carrascosa, Augustin Pastor (2000). Heavy Metal Contents in Soft-Bottom Marine Macrophytes and Sediments Along the Mediterranean Coast of Spanin, Marine Ecology, 21, pp, 1-16.

3. Chung, H.W. and Kim, I.S. (2000). Dynamics of vegetable production, distribution and consumption in Asia. Asian Vestable Research and Development Center, AVRDC publication, No.00-498, 173-195.

4. Darmawan, Indonesia (2000). Dynamics of vegetable production, distribution and consumption in Asia. Asian Vestable Research and Development Center, AVRDC publication, No.00-498, 139-171.

5. Doeman (1986). “ Resistance of soil microbial communites to heavy metals. In : Microbial communities in soil. Jensen et al. (eds)”, Elsvier Appli. Science Publication. 369.

6. Ernest Hodgson, Patricia E, Levi (2000). Modern Toxicology, 2nd Edition, McGraw Hill. 7. Gimeno-Garcia, E., Andreu, V. and Boluda, R. Heavy metals incidence in the application of inorganic fertilizers and pesticides to rice farming soils. Environ Pollu 92: 19-25, 1996.

8. Ho Thi Lam Tra and Kazuhiko Egashira (2001).″Status of heavy metal in agricultural soils of Vietnam”, Soil Sci, Plant Nutr., 47, page 419- 422

9. Kabata – Pendias A. Pendias H (1992). Trace Elements in soils and plant, CRS Press, LonDon.

10. Kabata P. et al (1991). “Background Levels and Environmental Influencec on Trace Metals in Soil of the Temperate Humid Zone of Europe”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Kabata Pendias and Henryk Pendias (1985). Trace Elements in soils and plant, CRS Press, Inc.Boca Raton, Florida.

12. Kloke A. (1979). “Conten of arsenic, cadmium, chronmium, flourine, lead, mercury and nikel in plants grown on contaminated soils”, Paper presented at United Nations – ECE symposium on effects of air – born pollution on vegetation – Warsaw, page 192. 13. Lars Jarup (2003). Hazards of heavy metal contamination, British Medical Bulletin

68, pp, 167-182.

14. Linsay W.L. (1979), “Chemical Equilibrium in Soils”, Uliley Interscience Publication, New York, page 6-8.

15. Murray B, McBride (1994). Environmetal Chemistry of Soils, Oxford University Press. 16. Neill Mc.A. và Olley S. (1998), “The Effects of Motorway Runof on Watercourses in

South – Wets Scotland. Water and Environmental Management”, Volume 12, No6, December.

17. Nogawa, K, Kurachi, M,and Kasuya, M (1999). Advances in the Prevention of

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 88)