Loại rau Thời vụ Sinh trưởng (ngày) Số lần thu hoạch
Cải bắp Cả năm 60-80 1
Cà rốt T10, T5 90-120 1
Mồng tơi Cả năm 45-50 1
Cải bao T10, T6 50-70 1
Cải ngọt Cả năm 30-40 1
Dưa chuột Cả năm 45-70 6-12
Rau muống Cả năm 40-50 1/tháng
Sà lách T8, T6 30-60 1
Củ cải T10, T6 50-90 1
Mướp Cả năm 120-150 Vài lần
Hành hoa T10, T6 60-70 1
Rau ngót Cả năm - Nhiều lần
Cà chua T10, T6 90-150 5-15
Cải xanh Cả năm 30-40 1
Bí đao Cả năm 100-160 Vài lần
Đậu đũa Cả năm 45-90 Vài lần
Nguồn: Dự án phát triển nông nghiệp bền vững ở Đông Nam Á (2009) Hiện nay, ở nước ta, sản xuất rau theo hình thức chuyên canh đang khá phát triển và đem lại hiệu quả rõ rệt tại nhiều địa phường như:
- Vùng chuyên canh cà rốt, hành tỏi, dưa hấu hàng trăm hecta tại các huyện Nam Sách, Bình Giang, Kim Thành tỉnh Hải Dương hàng năm cho thu nhập 70- 90 triệu đồng/ha.
- Vùng chuyên sản xuất dưa chuột, cà chua 400-500 ha tại Lý Nhân, tỉnh Hà Nam hàng năm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của Tổng công ty rau quả- nông sản.
- Thái Bình đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp mang tính chuyên canh với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: hành, tỏi, ớt, khoai tây ở huyện Quỳnh Phụ; dưa chuột, ngô bao tử, xà lách ở huyện Thái Thụy.
- Ở vùng sản xuất rau hàng hoá xuất khẩu ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, bình quân mỗi ngày nông dân trong xã thu hoạch từ 30 đến 45 tấn rau. Xã đã thành lập trang web giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm, qua đó nhiều hợp đồng bán rau xanh cho khách hàng trong, ngoài nước đã được ký. Trong năm 2005, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An đã xuất sang Hà Lan 600 tấn rau xanh các loại (cà chua, rau cải, đậu, bắp cải, rau thơm, hành).
- Ở Tiền Giang, năm 2009, diện tích rau chuyên canh lên đến 30.000 ha, mỗi năm cho sản lượng xấp xỉ 450.000 tấn với tổng thu nhập khoảng 150 tỷ đồng. Vùng trồng rau an toàn của tỉnh được quy hoạch ở các xã Thân Cửu Nghĩa, Long An, Phước Thạnh, Tân Hiệp (Châu Thành); Long Bình Điền, Bình Phan, Bình Phục Nhất (Chợ Gạo); Bình Nhì, Long Vĩnh (Gò Công Tây); Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho) và Long Hưng (thị xã Gò Công). Hiện tại dự án sản xuất rau an toàn 500 ha đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt, dự kiến mở rộng lên 1000 ha vào những năm tiếp theo.
- Lâm Đồng nổi tiếng với các vùng rau chuyên canh rau như Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương với khoảng 40 ngàn ha rau các loại (năm 2009). Chủng loại rau của Lâm Đồng rất phong phú: Rau ăn lá, ăn củ, ăn quả, ăn hoa và rau gia vị… nhiều loại rau chất lượng cao như cải bắp, cải thảo, súp lơ (chiếm 55-60% diện tích), nhóm rau ăn củ chiếm 20-25% (khoai tây, cà rốt, củ dền), nhóm rau ăn quả chiếm 10-12% (cà chua, đậu Hà lan...). Diện tích rau an toàn trên 600 ha, sản xuất theo công nghệ cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2001).
2.3.2. Thực trạng sản xuất rau màu trên thế giới Diện tích, năng suất, sản lượng Diện tích, năng suất, sản lượng
Rau là loại cây tương đối dễ trồng nên có mặt khắp các lục địa trên thế giới. Hiện có hơn 120 chủng loại rau được sản xuất ở các vùng khác nhau, nhưng chỉ có 12 loại chủ yếu được trồng nhiều, chiếm khoảng 80% diện tích rau toàn thế giới. Phân bố cây rau có thể chia ra thành hai xu hướng, tùy theo trình độ phát triển của từng quốc gia.
- Ở các nước phát triển như Đức, Pháp, Canada…các thành phố, khu công nghiệp, khu dân cư đã được quy hoạch rõ ràng nên các vùng sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau hàng hóa nói riêng cũng được hình thành và ổn định theo quy hoạch phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng.
- Đối với các nước đang phát triển, các vùng chuyên canh rau màu cũng đang từng bước được ổn định theo quy hoạch, tùy theo điều kiện từng nước mà mức độ chuyên canh và quy mô sản xuất khác nhau. Việt Nam cũng ở trong tình trạng này.
Các số liệu về mở rộng sản xuất rau chỉ là tương đối vì không thể nắm được chính xác diện tích rau ở các trang trại nhỏ hoặc vườn gia đình. Hơn nữa, quan niệm các giống thực vật được coi là rau lại khác nhau giữa các vùng. Các số liệu của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), cho thấy diện tích rau trên thế giới thay đổi qua các năm. Một số nước có diện tích rau lớn và sản xuất mang tính chất hàng hóa như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật,…nhưng cũng có những lãnh thổ như St-Pierre-et-Miquelon chỉ có 4 ha. Do chủng loại rau và đặc biệt là kỹ thuật canh tác mà năng suất rau ở các nước và các khu vực cũng rất khác nhau, có nước đạt năng suất lên tới 480 tạ/ha như Pays-Bas nhưng cũng có nước như Erythree chỉ đạt năng suất 22 tạ/ha, Tongga 37 tạ/ha. (Chung, H.W. and Kim, I.S, 2000).