3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Các số liệu, tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế, nông nghiệp tại địa phương. Trong quá trình thực hiện, tôi tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan.
- Phòng kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất. - Phòng môi trường huyện Thạch Thất.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.3.2.1. Phương pháp khảo sát nông hộ, cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã bằng phiếu điều tra
- Sử dụng công cụ là phiếu điều tra (90 phiếu), phỏng vấn người dân để thu thập số liệu về tình hình sản xuất rau, kinh nghiệm sản xuất nội dung chủ yếu tập trung vào: tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV, tình hình tiêu thụ rau và các vấn đề về môi trường.
- Chọn địa điểm nghiên cứu: Để thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất rau, diện tích, sản lượng, năng suất, trên địa bàn xã Hương Ngải tôi tiến hành chọn các hộ nghiên cứu theo quy mô sản xuất: trồng trọt nhỏ lẻ hộ gia đình.
- Nội dung khảo sát.
Để biết được tình hình sản xuất rau, tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất rau, đề tài tiến hành điều tra với bộ câu hỏi soạn sẵn tại 9 thôn thuộc xã Hương Ngải. Với mỗi thôn, tiến hành điều tra 10 phiếu là quy mô hộ gia đình. Như vậy tổng số phiếu điều tra ngẫu nhiên là 90 phiếu.
Các chỉ tiêu điều tra gồm: + Thông tin chủ hộ;
+ Ngành sản xuất chính của hộ;
+ Tình hình sử dụng đất nông nghiệp cho trồng rau (diện tích, năng suất, sản lượng);
+ Hình thức canh tác các loại rau chính (Thời vụ, hình thức canh tác, phân bón, thuốc trừ sâu, lượng nước sử dụng);
+ Nhận thức của chủ hộ chăn nuôi về ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường.
- Phỏng vấn các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Hương Ngải với nội dung chủ yếu tập trung vào: Khối lượng chất thải rắn kg/ngày và lượng nước thải (m3/ngày).
3.3.2.2. Phương pháp thu thập mẫu đất
Mẫu đất được lấy theo TCVN 7538-2:2005 được ban hành bởi Bộ TNMT năm 2005: Phương pháp lấy mẫu đất.
Số lượng mẫu đất: 05 mẫu lấy tại các vị trí khác nhau trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ cho sản xuất rau của xã Hương Ngải. Mẫu đất được lấy ở tầng canh tác 20-30cm, lấy ở các điểm nghiên cứu sau đó trộn đều, đựng trong túi nilon chuyên dụng.
Đợt 1: Lấy mẫu ngày 25/7/2016. Đợt 2: Lấy mẫu ngày 15/9/2016. Đợt 3: Lấy mẫu ngày 25/12/2016.
Các thông tin cơ bản của các mẫu đất nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Danh mục các vị trí lấy mẫu đất nghiên cứu tại xã Hương Ngải
Mẫu đất Loại đất Vị trí Kinh độ Vĩ độ
MĐ 1 Đất canh tác Cánh đồng Thôn 1 105.6005 21.047 MĐ 4 Đất canh tác Cánh đồng Thôn 4 105.593 21.0533 MĐ 5 Đất canh tác Cánh đồng Thôn 5 105.594 21.063 MĐ 6 Đất canh tác Cánh đồng Thôn 6 105.5988 21.067 MĐ 8 Đất canh tác Cánh đồng Thôn 8 105.601 21.061 MĐ 1: Mẫu đất lấy tại tầng đất canh tác thuộc cánh đồng thôn 1. Đây là nơi tập trung trồng nhiều rau muống, rau lang của khu vực.
MĐ 4: Mẫu đất nghiên cứu lấy tại tầng đất canh tác thuộc cánh đồng thôn 4. Đây là nơi trồng nhiều cải ngọt và rau lang.
MĐ 5: Mẫu đất lấy tại tầng đất canh tác thuộc cánh đồng thôn 5. Đây là nơi trồng nhiều cải ngọt và rau muống.
MĐ 6: Mẫu đất lấy tại tầng đất canh tác thuộc cánh đồng thôn 6. Đây là nơi tập trung nhiều các loại rau của khu vực như: Cải ngọt, mồng tơi, rau gia vị...
MĐ 8: Mẫu đất lấy tại tầng đất canh tác thuộc cánh đồng thôn 8. Vị trí này nơi tập trung trồng nhiều rau lang và rau mồng tơi.
Hình 3.1. Sơ đồ lấy mẫu đất tại xã Hương Ngải 3.3.2.3. Phương pháp thu thập mẫu nước
- Mẫu nước được lấy theo TCVN 5994:1995 được ban hành bởi Bộ TNMT năm 19951: Chất lượng nước - Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- Số lượng mẫu: 5 mẫu lấy tại các vị trí khác nhau trên toàn bộ hệ thống kênh mương thủy lợi chính, phục vụ cho sản xuất rau của xã Hương Ngải.
- Mẫu nước được lấy ở: Tầng mặt, cố định bằng axit HNO3 đậm đặc, đựng
trong chai nhựa PE.
Các thông tin cơ bản của các mẫu nước nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Danh mục các vị trí lấy mẫu nước nghiên cứu tại xã Hương Ngải
Mẫu nước Nước mặt Vị trí Kinh độ Vĩ độ
MN 1 Nước mặt Cánh đồng Thôn 1 105.596 21.05 MN 4 Nước mặt Cánh đồng Thôn 4 105.593 21.0533 MN 5 Nước mặt Cánh đồng Thôn 5 105.591 21.062
MN 6 Nước mặt Cánh đồng Thôn 6 105.6 21.071
MN 8 Nước mặt Cánh đồng Thôn 8 105.601 21.061 Các mẫu nước mặt được lấy tại các mương cung cấp nước tưới cho khu vực trồng rau thuộc các thôn 1, 4, 5, 6, 8 của xã Hương Ngải. Đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của dân cư tiếp giáp với khu vực cánh đồng của các thôn trong địa bàn nghiên cứu.
Hình 3.2. Sơ đồ lấy mẫu nước tại xã Hương Ngải 3.3.2.4. Phương pháp thu thập mẫu rau
Phương pháp lấy theo TCVN 9016:2011 được ban hành bởi Bộ NN và PTNT năm 2011: Rau tươi - Phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất.
Bảng 3.3. Danh mục các vị trí lấy mẫu rau nghiên cứu tại xã Hương Ngải
Mẫu rau Loại rau Vị trí lấy mẫu Khối lượng mẫu
RM Rau muống Thôn 1, thôn 4, thôn 5,
thôn 6, thôn 8 3 kg
CN Cải ngọt Thôn 1, thôn 4 2 kg
XL Xà Lách Thôn 1, thôn 4, thôn 5
thôn 6 4 kg
MT Mồng tơi Thôn 6 và thôn 8 2,5 kg
RR Rau Rút Thôn 1 4 kg
3.3.2.5. Bảo quản mẫu
Mẫu nước: Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản và lưu giữ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2008 (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667- 3:2003).
- Mẫu đất: bảo quản ở nhiệt độ 4oC. - Mẫu thực vật: Bảo quản ở nhiệt độ OoC.
3.3.4. Phương pháp phân tích kim loại nặng.
Các mẫu đất, nước, rau sau khi thu thập sẽ được bảo quản và thực hiện phân tích.
Bảng 3.4. Phương pháp phân tích kim loại nặng
STT Thông số Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn
A. Mẫu nước
1 Pb
- TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) - Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
- SMEWW 3113.B:2012; - SMEWW 3120.B:2012;
2 Cd
- TCVN 6197:2008- Chất lượng nước. Xác định cadimi bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử;
- SMEWW 3113.B:2012; - SMEWW 3120.B:2012.
3 As
- TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996) - Chất lượng nước - Xác định asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua). - SMEWW 3114.B:2012.
- SMEWW 3120.B:2012
4 Cu
- TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) - Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
- EPA 6010.B;
- SMEWW 3111.B:2012; - SMEWW 3120.B:2012 B. Mẫu đất
1 As TCVN 8467: 2010: Chất lượng đất, xác định Asen bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử
2 Pb TCVN 6496: 2009: Chất lượng đất, xác định Pb, Cd, Cu bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa TCVN 8246: 2009 (EPA method 7000B): Chất lượng đất, xác định kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
3 Cd
4 Cu
C. Mẫu rau
1 As TCVN 7770: 2007: Xác định Asen bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua
2 Cd TCVN 7768-2: 2007 (ISO 6561-2:2005): Xác định Cd bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
3 Hg
TCVN 7604:2007 (ISO 6633:1984)- Xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa
4 Pb - TCVN 7766:2007(ISO 6633:1984)- Xác định kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa
3.3.5. Phương pháp so sánh
Dựa vào kết quả thu thập được từ khảo sát thực tế, chúng tôi tiến hành so sánh, phân tích với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường hiện hành để đánh giá mức độ ô nhiễm, tồn dư của KLN trong đất canh tác, nguồn nước tưới và sản phẩm rau.
- Đối với đất so sánh theo QCVN 03:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
- Đối với nước so sánh theo QCVN 08:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Đối với rau: Theo QC 8 – 2:2011/BYT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia quy định mức giới hạn an toàn cho phép đối với các kim loại nặng ô nhiễm trong thực phẩm và QĐ 46/2007- BYT. Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
3.3.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu
Dựa vào các tài liệu thu thập, xây dựng các bảng biểu, đồ thị, phân tích kết quả, so sánh với các chỉ tiêu nồng độ cho phép của các chất gây ô nhiễm; từ đó đưa ra những nhận định phù hợp, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường theo từng thành phần. Từ đó phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp với khu vực nghiên cứu.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG NGẢI, HUYỆN THẠCH THẤT NGẢI, HUYỆN THẠCH THẤT
4.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Vị trí địa lý
Xã Hương Ngải cách trung tâm của huyện lỵ Thạch Thất 3 km về phía Đông, có tuyến đường tỉnh lộ 420 (Tây Ninh) chạy qua, điều kiện giao lưu với các địa phương khác tương đối thuận lợi.
Xã có ranh giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ. - Phía Đông giáp xã Canh Nậu.
- Phía Nam giáp xã Canh Nậu, Chàng Sơn.
- Phía Tây giáp xã Phú Kim và thị Trấn Liên Quan.
Với vị trí địa lý này, xã Hương Ngải có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng theo định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao.
Địa hình, thổ nhưỡng
Xã Hương Ngải có địa hình khá bằng phẳng nhưng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao độ các khu vực trong dạng địa hình này không đồng nhất. Cụ thể, vùng đồng bằng xã có cao độ trung bình nằm trong khoảng +6 m đến +8 m. Dạng địa hình này cho phép xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, các công trình xây dựng dân dụng thuận lợi.
Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… Dạng địa hình này cho phép xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, các công trình xây dựng dân dụng thuận lợi.
Tổng diện tích đất là 4.8 km2 trong đó đất nông nghiệp chiếm 68.3%; đất chuyên dùng 12,5%; đất khu dân cư 9,4% và đất chưa sử dụng 9,8%. Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
Diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phục vụ mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã.
Bảng 4.1. Diện tích đất của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Đất nông nghiệp 324,352 68,3
- Đất trồng trọt 302,463 93,87
- Đất nuôi trồng thủy sản 22,021 5,89
Đất nông nghiệp khác 60 12,5
Đất phi nông nghiệp 45,12 9,4
Đất chưa sử dụng 47,04 9,8
Nguồn: UBND xã Hương Ngải (2016) Khí hậu
* Nhiệt độ: Hương Ngải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong năm 2016, nhiệt độ trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0oC.
Hình 4.1. Nhiệt độ trung bình năm 2016
Nguồn: Niên giám thống kê (2016) * Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1355,6 giờ. Trong đó tháng 1 có số giờ năng rất thấp (8,4-12 giờ). Tháng 6 có số giờ nắng cao nhất (180,9 giờ).
Hình 4.2. Giờ nắng trung bình năm 2016
Nguồn: Niên giám thống kê (2016)
* Gió: Xã Hương Ngải chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió mùa
Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.
* Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm tại khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
Tài nguyên nước
Xã Hương Ngải có nguồn nước mặt chính là sông Tích và sông Tây Ninh, chảy qua phía Đông xã, có chiều rộng trung bình khoảng hơn 5-7m, sâu khoảng 4 - 5m. Nguồn nước này tương đối ổn định, có thể phục vụ nhu cầu tưới quanh năm.
Hình 4.3. Sông Tây Ninh
Hệ thống thuỷ lợi tưới và tiêu chủ yếu thông qua các trạm bơm và kênh các cấp. Trên địa bàn xã có 03 trạm bơm tưới, tổng công suất 330 m3/ h, và 1 trạm bơm tiêu có công suất 330 m3/h.
Tổng diện tích kênh mương là hơn 8km, chạy vùng quanh xã. Mương dẫn nước tại xã Hương Ngải vẫn chủ yếu là các mương đào, bờ đất. Cho tới nay, xã đã được đầu tư kiên cố, bê tông hóa được khoảng hơn 3km kênh mương. Các mương đào tương đối rộng, chiều rộng tới 3- 4m. Mương bê tông thì nhỏ hơn, khoảng 1,5m. (UBND xã Hương Ngải, 2016). Kênh mương ở đây có bèo tây, bèo tấm và nhiều loại thực vật khác tồn tại. Xã cũng đã triển khai làm thủy lợi đông xuân 2016- 2017, nạo vét kênh mương với khối lượng đào đắp 400 m3.
Hình 4.5. Hệ thống kênh, mương được kiên cố hóa
- Nước ngầm: Vùng gò đồi có mực nước ngầm khá nông, kết quả khoan thăm dò cho thấy nước ngầm ở độ sâu 40-50m, lượng nước tuy không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, nhiều giếng có nước ở độ sâu 5m.
Để sử dụng tốt tài nguyên nước cho mục tiêu phát triển sản xuất và sinh hoạt cần quy hoạch theo hướng giữ lại nguồn nước hồ Tân Xã và các hồ nhỏ phân bố rải rác trong xã; sử dụng có hiệu quả nguồn nước được cấp bởi hệ thống kênh Đồng Mô - Ngải Sơn, phù sa; xây dựng các trạm cấp nước tập trung phục vụ sinh hoạt, các điểm công nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản
Hương Ngải nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính chỉ có: sét (sản xuất gạch ngói, đá ong), đất (sản xuất vật liệu xây dựng). Việc khai thác các nguồn tài nguyên trên cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, tránh hiện tượng khai