Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu rau tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 84)

Mẫu rau được lấy tại khu vực phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, kết quả được trình bày trong bảng sau.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm 1 số kim loại nặng trong rau có thể là do những yếu tố:

- Trong quá trình thâm canh: người nông dân đã bón phân không cân đối, đặc biệt phân chuồng, phân đạm bón với lượng nhiều, bón đạm sát với thời kỳ thu hoạch. Ngoài ra trong quá trình sản xuất, vì chạy theo lợi nhuận nên người trồng rau đã sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật với lượng rất lớn và nhiều loại thuốc độc hại, điều này góp phần tích lũy kim loại nặng trong rau.

- Khu vực sản xuất nông nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư và khu công nghiệp là nơi môi trường đất, nước bị ô nhiễm các kim loại nặng nên đã ảnh hưởng đến chất lượng rau. Quá trình thâm canh nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông phẩm, vấn đề này đã được rất nhiều các nghiên cứu khẳng định.

Bảng 4.15. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu rau đợt 1 (ngày 25/7/2016) TT Kí hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Mô tả As Mg/kg Cd Mg/kg Hg Mg/kg Pb Mg/kg 1 RM1a Thôn 1 Muống nhận nước trực tiếp 1,5 <0,001 <0,002 <0,01 2 RM1b Thôn 1 Muống nhận nước gián tiếp <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 3 XL1a Thôn 1 Xà Lách nhận nước tưới trực tiếp 0,6 <0,001 <0,002 <0,01 4 XL1b Thôn 1 Xà Lách nhận nước tưới gián tiếp 1,2 <0,001 <0,002 <0,01 5 CN1a Thôn 1 Cải ngọt nhận nước trực tiếp 0,91 <0,001 <0,002 <0,01 6 CN1b Thôn 1 Cải ngọt nhận nước gián tiếp <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 7 RR1 Thôn 1 Rút nhận nước trực tiếp 3,09 <0,001 <0,002 <0,01 8 XL4 Thôn 4 Xà Lách nhận nước tưới trực tiếp 2,6 <0,001 <0,002 <0,01 9 CN4 Thôn 4 Cải ngọt nhận nước tưới gián tiếp 0,42 <0,001 <0,002 <0,01 10 RM4 Thôn 4 Muống nhận nước trực tiếp 0,65 <0,001 <0,002 <0,01 11 RM5 Thôn 5 Muống nhận nước trực tiếp 1,15 <0,001 <0,002 <0,01 12 XL5 Thôn 5 Xà Lách nhận nước tưới gián tiếp <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 13 RM6 Thôn 6 Muống nhận nước trực tiếp 1,15 <0,001 <0,002 <0,01 14 XL6 Thôn 6 Xà Lách nhận nước trực tiếp <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 15 MT6 Thôn 6 Mồng tơi ruộng cạn <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 16 RM8a Thôn 8 Muống cạn <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 17 RM8b Thôn 8 Muống nhận nước trực tiếp 1,5 <0,001 <0,002 <0,01 18 MT8 Thôn 8 Mồng tơi ruộng cạn <0,002 <0,001 <0,002 <0,01

QCVN 8 – 2:2011/BYT 1 0,1- 0,2 0,1- 0,3

QĐ 46/2007- BYT 1 0,1- 0,2 0.05 0,1- 0,3 Nguồn: Kết quả nghiên cứu (2016) Nhận xét:

Các kết quả phân tích về hàm lượng kim loại nặng trong rau trồng tại xã Hương Ngải cho thấy việc sử dụng đất trồng và nước tưới trực tiếp để trồng rau sẽ gây ra sự tích lũy kim loại nặng trong các sản phẩm rau, đặc biệt là As.

So sánh các số liệu phân tích của các mẫu rau với ngưỡng hàm lượng kim loại nặng cho phép trong rau quả tươi của BYT thì hàm lượng Cd, Pb, Hg trong tất cả các mẫu rau đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.

Riêng về hàm lượng As trong các mẫu rau phân tích thì có 7/18 mẫu vượt ngưỡng giới hạn ô nhiễm của BYT. Nguyên nhân do tại thời điểm lấy mẫu các loại rau đang trong giai đoạn phát triển thân lá nên yêu cầu lượng phân bón, nước tưới, chất dinh dưỡng cao.

Mẫu RR1 (Rau rút) có hàm lượng As cao nhất (3,09 mg/kg). Rau rút là loại rau được trồng trong điều kiện ngập nước (trung bình từ 30- 50cm), do đó đây là loại rau được tiếp xúc với nhiều loại chất có trong nước nhất nên nó có khả năng hấp thụ cao các độc chất có trong nước.

Hàm lượng As trong các mẫu rau nước cao hơn các mẫu rau cạn. So sánh mẫu rau ở các ruộng được lấy trực tiếp và gián tiếp từ kênh thì không nhận thấy có quy luật cho cùng một loại rau. Mẫu rau được tưới gián tiếp bằng nước ao, các bể chưa nước thì có hàm lượng As dưới tiêu chuẩn do nước tưới được bơm lên từ sông nhưng được để lắng một thời gian.

Bảng 4.16. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu rau đợt 2 và 3

TT Kí hiệu

mẫu Loại rau As Cd Hg Pb

Ngày 15/9/2016 1 MN Muống nước 0.481 <0,001 <0,002 <0,01 2 CN Cải ngọt 0.180 <0,001 <0,002 <0,01 3 XL Xà lách 0.105 <0,001 <0,002 <0,01 4 MC Muống cạn 0.052 <0,001 <0,002 <0,01 5 MT Mồng tơi 0.392 <0,001 <0,002 <0,01 6 RR Rau rút 0.304 <0,001 <0,002 <0,01 Ngày 25/12/2016 1 RM Muống nước 0.031 <0,001 <0,002 <0,01 2 RM Muống cạn 0.034 <0,001 <0,002 <0,01 3 CN Cải ngọt 0.028 <0,001 <0,002 <0,01 4 XL Xà lách 0.041 <0,001 <0,002 <0,01 5 MT Mồng tơi 0.023 <0,001 <0,002 <0,01 QCVN 8 – 2:2011/BYT 1 0,1- 0,2 0,1- 0,3 QĐ 46/2007- BYT 1 0,1- 0,2 0.05 0,1- 0,3 Nguồn: Kết quả nghiên cứu (2016) Theo số liệu đợt 2 và 3 thì hàm lượng As và các nguyên tố kim loại nặng khác Cd, Hg, Pb đều thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép của BYT, chứng tỏ các mẫu rau không bị nhiễm các nguyên tố kể trên. Điều này có thể hiểu lượng phân bón cho rau khi sử dụng nguồn nước tưới được giảm bớt vào cuối vụ và đầu vụ mới. Kèm theo đó thời tiết cũng ảnh hưởng đến sự phân bố kim loại nặng trong đất và nước. Thời điểm tháng 9 các ruộng thường trong tình trạng ngập nước, khi đó trạng thái động hay tĩnh của nước cũng ảnh hưởng đến hàm lượng KLN trong

4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy: Sự tích lũy kim loại nặng (Pb, Cd, As, Cu) trong rau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: loại rau, hàm lượng của các yếu tố này trong đất, nước,...vì vậy để có sản phẩm thực sự an toàn khi thu hoạch đòi hỏi phải xem xét đến từng yếu tố mới xác định được nguyên nhân chính mà từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Tại xã Hương Ngải, kết quả điều tra hàm lượng Cu, Pb, Cd, As cho thấy: - Đất trồng rau ở các khu vực vẫn đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, hàm lượng các KLN trong đất ở tất cả các khu vực thấp. Như vậy nếu không có các nguồn khác (nước tưới, phân bón) đưa các yếu tố này vào đất thì có thể loại trừ yếu tố gây ô nhiễm trong rau từ đất trồng. Tuy vậy hàm lượng As, Cd trong đất chưa đến mức ô nhiễm nhưng đã có hiện tượng bị nhiễm bẩn ở một số nơi, cần lưu ý qui hoạch vùng trồng rau an toàn và trong công tác giám sát môi trường.

- Nước tưới rau có hàm lượng Pb, As bị ô nhiễm ở nhiều khu vực. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hàm lượng các kim loại nặng này ở trong rau cao. Trên cơ sở các kết quả thu được, một số giải pháp được đề xuất như sau: 4.5.1. Giải pháp quản lý, sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng

- Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nhất thiết phải tuân theo sự chỉ dẫn của cán bộ chuyên môn với 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng lúc và đúng cách.

- Tuyên truyền cho nông dân về thay đổi tập quán trồng rau có sử dụng các tác nhân gây ô nhiễm như bón phân tươi, tưới nước phân chuồng bị ô nhiễm, bón quá nhiều phân đạm, bón không cân đối với lân, kali và vi lượng, đặc biệt chú ý đảm bảo thời gian thu hoạch phải cách xa lần bón đạm cuối cùng.

- Tập huấn rộng rãi cho nông dân về qui trình sản xuất rau an toàn. Xây dựng các mô hình thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng tại các vùng chuyên canh và các vùng có giống cây trồng tập trung.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người nông dân về sử dụng thuốc BVTV khi phòng trừ dịch hại, tăng cường khuyến cáo sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc có nguồn gốc sinh học và những thuốc có độ độc thấp thay thế dần những loại thuốc có độ độc cao mà hiện nay đang sử dụng.

- Đảm bảo thời gian cách ly (từ lần phun cuối đến lúc thu hoạch sản phẩm) đối với từng loại thuốc BVTV. Thời gian thu hoạch sản phẩm là yếu tố quan trọng để đảm

- Chính quyền, địa phương vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh buôn bán các loại thuốc BVTV thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kinh doanh thuốc BVTV của nhà nước đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng cố tình vi phạm.

- Ngăn chặn kịp thời các hành vi vận chuyển, tiêu thụ các loại hóa chất BVTV bị cấm, các loại thuốc BVTV không được sử dụng tại Việt Nam vào sử dụng tại địa bàn xã Hương Ngải.

4.5.2. Giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự tích lũy kim loại nặng trong rau 4.5.2.1. Đối với đất nông nghiệp 4.5.2.1. Đối với đất nông nghiệp

Biện pháp tăng pH đất để cố định các kim loại nặng.

Qua khảo sát thực tế đất trồng rau của xã Hương Ngải là đất thịt nhẹ, chua (pHKCl= 5,0 - 5,3). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho kim loại nặng dễ dàng vận chuyển vào cây trồng. Để khắc phục điều này, đề xuất sử dụng vôi (đối với Pb, Cd) như một công cụ để hạn chế sự tích luỹ kim loại nặng từ nước tưới vào rau, bởi vì khi các kim loại nặng được đưa vào đất từ con đường tưới nước, dưới điều kiện pH đất cao chúng sẽ kết bị kết tủa và giữ lại trong đất, hạn chế hấp thụ của chúng vào rau.

Khác với Pb và Cd, sự hấp thu As của cây trồng ít phụ thuộc vào sự thay đổi của pH đất, việc tăng mức bón vôi làm cho pH đất tăng lên nhưng hàm lượng As trong rau không có sự biến động, khi trong môi trường kiềm As có xu hướng linh động hơn do sự có mặt Ca+2 nên As tạo thành Ca3(AsO4)2, làm cho khả năng vận chuyển vào cây trồng nhiều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy để hạn chế sự tích luỹ As từ môi trường nước vào cây trồng không thể dùng biện pháp bón vôi thông thường mà phải có các biện pháp khác, như biện pháp hoá học dùng ôxit, hyđrôxyt Fe…, biện pháp sinh học lựa chọn loại thực vật như dương xỉ….

Tuy vậy, biện pháp bón vôi chỉ là biện pháp giải quyết trước mắt bởi vì chỉ khống chế được sự hấp thụ các kim loại nặng vào cây trồng nhưng chúng vẫn bị giữa lại trong đất và khi có điều kiện thì nó lại trở lên linh động.

4.5.2.2. Đối với nước tưới nông nghiệp

Chất lượng nước mặt của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất hoàn toàn có thể sử dụng làm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong sử dụng cần chú ý đến vấn đề ô nhiễm chất hữu cơ và sự tích lũy kim loại nặng trong nước.

Bảo vệ môi trường là công việc của toàn xã hội, nhưng ý thức của mỗi người trong vấn đề môi trường là hoàn toàn khác nhau, vì vậy tuyên truyền, giáo dục môi trường được coi là vấn đề cốt lõi trong công tác bảo vệ môi trường. Do đó, Đảng uỷ, UBND xã Hương Ngải, UBND huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội cần chỉ đạo, kết hợp với các cơ quan đoàn thể như Hội nông dân, Đoàn thanh niên … tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin về tác động của các chất ô nhiễm đến sức khoẻ con người và đời sống cộng động, đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã, huyện.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp: Ở Thạch Thất hiện nay có rất nhiều các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm rải rác trên địa bàn huyện, gây khó khăn cho công tác thu gom và xử lý chất thải, nước thải, ... Vì vậy cần thiết phải quy hoạch các cơ sở đó vào khu công nghiệp tập trung. Việc quy hoạch vào khu công nghiệp tập trung vừa tiện cho việc quản lý khu công nghiệp, quản lý chất thải, nước thải lại tiện cho công tác thanh, kiểm tra môi trường.

- Các phương án khống chế ô nhiễm nguồn nước.

- Cải tiến công nghệ sản xuất đã lạc hậu để giảm bớt lượng xả thải chất thải. Mỗi cơ sở sản xuất cần có các hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, ngành nghề sản xuất của mình. Nước thải của các nhà máy phải được xử lý sơ bộ, sau đó được đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi thải ra sông ngòi. Thường xuyên tiến hành nạo vét kênh mương.

Ngoài ra, nguồn nước thải sau khi đã được xử lý tập trung nên tiếp tục xử lý sinh học bằng cách sử dụng các loài cây có khả năng hút Cu, Pb, Zn mạnh như: Rau ngổ, bèo tây, dừa nước, … trước khi thải ra ngoài môi trường.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: 1. Xã Hương Ngải cách trung tâm của huyện lỵ Thạch Thất 3 km về phía Đông, Toàn xã có 9 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên toàn xã 4,8 km2, đất nông nghiệp chiếm 68.3%; đất chuyên dùng 12,5%; đất khu dân cư 9,4% và đất chưa sử dụng 9,8%, dân số là 8163 người. Cơ cấu kinh tế năm 2016 gồm các ngành nông nghiệp (chiếm 51,2%), tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (chiếm 24,9%) và dịch vụ (chiếm 23,9%).

2. Hương Ngải có điều kiện đất đai khí hậu thích hợp với sự phát triển của rau, mặt khác nông dân lại có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất rau từ lâu đời. Hiện nay việc sản xuất rau đã và đang là ngành mũi nhọn cho kinh tế gia đình của các hộ nông dân ở xã Hương Ngải. Cơ cấu rau hiện nay của Hương Ngải chủ yếu là một số loại rau ngắn ngày: rau muống, rau cải, các loại đậu đỗ,... thường 4 - 5 vụ/năm thậm chí 6 - 7 vụ/năm đối với đất chuyên rau.

Diện tích rau phân bố ở hầu hết các thôn (trừ thôn 2). Các thôn có diện tích rau lớn nhất như thôn 6 (13,1 ha), thôn 1 (11,8 ha), thôn 8 (9,8 ha); ít nhất là thôn 7 (3,6 ha), thôn 2 (3,6 ha), thôn 3 (4,4 ha)…

Về năng suất, giữa các thôn có sự chênh lệch khá lớn, giao động từ 9,1- 13,7 tấn/ha, thôn 7 và thôn 2 có năng suất rau thấp nhất, chỉ đạt (lần lượt) 9,1 và 10,3 tấn/ha. Năng suất rau đạt cao nhất tại các thôn 4 (12,12 tấn/ha), thôn 8 (12,1 tấn/ha), thôn 9 (13,27 tấn/ha).

3. Đất trồng rau tại xã Hương Ngải có hàm lượng KLN so với QCVN 03:2015/BTNMT thì hàm lượng As tổng số trong đất đều ở mức nhiễm bẩn từ 1,2 đến 2,86 lần. Mẫu đất MĐ 8 lấy tại ruộng canh tác rau tại thôn 8 vào đợt 3 có hàm lượng As là cao nhất (42,9 mg/kg). Hàm lượng Cu tại các thôn 1, 6, 8 thấp hơn so với quy chuẩn cho phép (100 mg/kg). Mẫu đất tại thôn 4 và 5, kết quả Cu đợt 1 và 2 đều vượt QCVN 03/2015/BTNMT từ 1-1,5 lần. Hàm lượng Cd trong đất nghiên cứu đao động ở mức 0.4- 3,24 mg/kg, trong đó có 5 mẫu vượt QCVN (chiếm 33,3% tổng số mẫu) và 9 mẫu nhỏ hơn QCVN 30/2015-BTNMT. Các mẫu vượt QCVN đều ở mức ô nhiễm, đáng chú ý là mẫu đất tại thôn 1 thuộc đợt lấy mẫu lần 2, có hàm lượng Cd là 3,24 vượt quá QCVN 2,16 lần. Hàm lượng Pb

thôn 1 có hàm lượng Pb tổng số cao (148,2 mg/kg) là do khói bụi từ các hộ dân cư có hoạt động sản xuất đúc đồng, nhôm…

4. Kết quả nghiên cứu chất lượng nước phục vụ cho sản xuất rau tại xã Hương Ngải cho thấy ô nhiễm nước tưới rau theo từng địa điểm, so sánh với QCVN 08:2015/BTNMT cho thấy: Thôn 1: Phổ biến là ô nhiễm Pb (0,07mg/l) vượt QCVN 1,4 lần và As (0,1-0,3mg/l) vượt QCVN 1,5- 2 lần, ô nhiễm Cu nhẹ (0,32-0,39mg/l). Thôn 4: Ô nhiễm điển hình là As (vượt QCVN 1,2- 3,8 lần), hàm lượng Pb là 0,064 mg/l vượt QCVN 1,3 lần. Thôn 5: Ô nhiễm chủ yếu là Pb (0,064mg/l) tiếp đến As

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 84)