Hoạt động công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 68)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.1.Hoạt động công nghiệp

4.3. Nguồn phát sinh KLN trong hệ thống sản xuất rau tại xã Hương Ngải

4.3.1.Hoạt động công nghiệp

Hiện nay có khoảng 28 doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên địa bàn xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất (Bảng 4.5), các cơ sở đang hoạt động thuộc loại hình sản xuất:

- Cán thép và gia công cơ khí; - Sản xuất thiết bị điện, điện tử;

- Chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn gia súc;

- Một số ngành sản xuất khác (dệt may, gốm sứ, bao bì, gỗ …).

Bảng 4.5. Các ngành sản xuất của các cơ sở xã Hương Ngải, Thạch Thất

TT Loại hình sản

xuất Tên một số cơ sở sản xuất lớn

1

Xây dựng, cán thép và gia công

cơ khí

Công ty TNHH Tuyến Đảng, Công ty TNHH xây lắp và thương mại Hào Quang, Công ty TNHH xây dựng và thương mại Sơn Hạnh, Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ và sản xuất Thành Phát, Công ty TNHH sản xuất thương mại và xây dựng Hùng Mạnh, Doanh nghiệp tư nhân sản xuất và dịch vụ thương mại Hải Phong, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Nhật Minh, Công ty TNHH đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Thiên Phước, Công ty TNHH Thảo Dinh, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Thông

2

Sản xuất thiết bị điện, điện tử

Công ty TNHH MTV dịch vụ vận tải và dầu khí 3c, Công ty cổ phần đầu tư XD & TM Hải Minh, Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Vũ, hợp tác xã nông nghiệp Hương Ngải, Công ty TNHH một thành viên điện- điện tử 3c Hà Tây, Công ty cổ phần xây dựng và thương mại sông Tích

3

Chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn gia súc

Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Bằng An, Công ty TNHH thế giới trà thảo mộc, Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ Linh Tâm, Công ty TNHH cung cấp lương thực thực phẩm, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thắng Nho

4

Một số ngành sản xuất khác (gỗ, dệt may, gốm sứ, bao bì, hóa chất …)

Công ty TNHH Lâm Đại Việt, Công ty TNHH đầu tư thương mại và xây dựng Cường Kiên, Công ty cổ phần công nghiệp Đại Á, Công ty cổ phần thương mại công nghệ và xây dựng Tân Á, Công ty TNHH sản xuất - dịch vụ thương mại Huy Cường, Công ty TNHH sản xuất thương mại Hùng Hiền

Chất thải của các cơ sở đang hoạt động trên địa bàn xã Hương Ngải, Thạch Thất chủ yếu là nước thải công nghiệp, khí thải do đốt nhiên liệu và chất thải rắn.

Qua điều tra khảo sát, chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất được thu gom và vận chuyển đến bãi tập kết tạm thời, các chất thải này sau đó được phân loại và thu gom và chở đi xử lý ở nơi khác. Chất thải sinh hoạt và các chất thải không độc hại một phần được đốt tại chỗ, một phần được các cơ sở sản xuất ký hợp đồng với công ty Môi trường đô thị Thạch Thất chở đi xử lý. Các chất thải độc hại được chở đến nhà máy xử lý để xử lý riêng.

Khí thải cũng được lọc qua các hệ thống lọc bụi trước khi thải ra môi trường nên nguyên nhân gây ô nhiễm từ khí thải cũng được giảm thiểu rất nhiều. Đồng thời các ngành công nghiệp có trên địa bàn xã Hương Ngải, Thạch Thất cũng ít phát sinh khí thải độc hại nên ảnh hưởng của khí thải với môi trường là không đáng kể.

Trong quá trình vận hành và sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp đã phát sinh ra nước thải từ các khâu sản xuất khác nhau. Tùy theo từng loại hình sản xuất mà nước thải có thành phần và nồng độ chất ô nhiễm khác nhau. Nước thải bao gồm: nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước làm mát. Trong đó nguồn nước thải từ các cơ sở gia công cơ khí, xử lý bề mặt kim loại, mạ, nhà máy sản xuất ô tô, nhà máy thép,… có chứa nhiều KLN. Nước thải từ các cơ sở này sau khi được xử lý sơ bộ đều đổ vào hệ thống kênh tưới. Vì vậy, nếu nguồn nước thải này nếu không được xử lý tốt thì sẽ là nguồn phát tán KLN vào nước và sẽ dẫn đến sự tích luỹ KLN trong đất.

Nước thải sinh hoạt của công nhân được thu gom rồi đổ vào kênh chính. Nước thải sản xuất của từng cơ sở sản xuất được thu gom rồi đưa vào hệ thống xử lý chung trước khi xả vào hệ thống thoát nước. Theo nguyên tắc tất cả các nước thải sản xuất phải đưa vào khu xử lý trước khi đổ ra môi trường nhưng khi đi khảo sát thực địa chúng tôi thấy có một số xí nghiệp đưa đường ống dẫn nước thải đổ thẳng vào hệ thống kênh chính. Đồng thời rất ít cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu. Nước từ cống xả thải có màu đen, vàng rỉ sắt, có chỗ nước có mùi tanh rất khó chịu. Đây có thể là nguồn phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường.

Bảng 4.6. Thống kê về nguồn thải tại một số cơ sở sản xuất tại Hương Ngải, Thạch Thất

Loại hình sản xuất Tên một số cơ sở sản xuất lớn

Nguồn thải Nước thải (m3 /ngày) Chất thải rắn (kg/ngày) Xây dựng, cán thép và gia công cơ khí

Công ty TNHH Tuyến Đảng 3,5 8,6

Công ty TNHH xây lắp và

thương mại Hào Quang 88 373 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty TNHH xây dựng và

thương mại Sơn Hạnh 2,25 22

Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ và sản xuất Thành Phát

3 6

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư

và xây dựng Nhật Minh 6,8 28,3

Công ty TNHH đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Thiên Phước

3,4 8,8

Công ty TNHHThảo Dinh 18 36

Công ty cổ phần đầu tư và xây

dựng Việt Thông 4,6 94

Sản xuất thiết bị điện, điện tử

Công ty TNHH MTV dịch vụ

vận tải và dầu khí 3c 15 250

Công ty cổ phần đầu tư XD &

TM Hải Minh 10 -

Công ty cổ phần xây dựng và

thương mại Anh Vũ 28 162

Hợp tác xã nông nghiệp Hương

Ngải 180 324

Công ty TNHH một thành viên

điện- điện tử 3c Hà Tây 45 128

Công ty cổ phần xây dựng và

thương mại sông Tích 23 27

Loại hình sản xuất Tên một số cơ sở sản xuất lớn Nguồn thải Nước thải (m3 /ngày) Chất thải rắn (kg/ngày) sản xuất thức ăn gia

súc

dịch vụ Thắng Nho

Công ty TNHH sản xuất, thương

mại và dịch vụ Bằng An 36 102

Công ty TNHH thế giới trà thảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mộc 5 13

Công ty TNHH kinh doanh và

dịch vụ Linh Tâm 43 -

Công ty TNHH cung cấp lương

thực thực phẩm 14 23

Một số ngành sản xuất khác (gỗ, dệt may, gốm sứ, bao bì, hóa chất …)

Công ty TNHH Lâm Đại Việt - -

Công ty TNHH đầu tư thương

mại và xây dựng Cường Kiên 31 82

Công ty cổ phần công nghiệp

Đại Á 45 300

Công ty cổ phần thương mại

công nghệ và xây dựng Tân Á - -

Công ty TNHH sản xuất - dịch

vụ thương mại Huy Cường 16 42

Công ty TNHH sản xuất thương

mại Hùng Hiền 10 -

Nguồn: Kết quả khảo sát (2016) 4.3.2. Hoạt động nông nghiệp

4.3.2.1. Kết quả điều tra về sử dụng phân bón

Sản xuất rau với đặc thù thâm canh cao và tốc độ quay vòng lớn hơn so với nhiều loại cây trồng khác vì vậy các hộ nông dân rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc. Trên cơ sở kết quả điều tra về chủng loại, diện tích, để đánh giá thực trạng sản xuất rau tại xã Hương Ngải chúng tôi tiến hành theo dõi qui trình sản xuất của một số loại rau chính đang được áp dụng trong vụ Đông Xuân và Hè Thu 2016 - 2017, phạm vi điều tra các hộ sản xuất tại 5 địa điểm nghiên cứu của Hương Ngải, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Mức phân bón một số loại cây trồng chính.

TT Cây trồng Phân chuồng

(tấn/ha)

Phân khoáng (Kg/ha) N P2O5 K2O 1 Rau muống 9,8 380,0 270,4 174,7 2 Mồng tơi 7,9 97,0 76,2 82,2 3 Rau gia vị 3,8 82,7 74,4 85,5 4 Lúa 15,8 121,9 110,9 106,5 5 Ngô 10,0 158,8 88,9 92,2 6 Rau cải 7,3 102,4 74,2 76,6 8 Xà lách 5,7 84,7 77,9 93,0

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) * Cây lương thực:

Cây trồng

Phân chuồng

(tấn/ha)

Phân khoáng (Kg/ha) N P2O5 K2O Lúa 15,8 121,9 110,9 106,5

QCVN 01-55 : 2011 7-10 90-100 60-90 70-80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngô 10 158,8 88,9 92,2

QCVN 01-56 :2011 8-10 150-160 80-90 80-90

(QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa)

(QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô)

- Lúa: Nông dân Hương Ngải bón phân cho lúa với liều lượng trung bình toàn xã là: Phân chuồng bón 15,8 tấn/ha; N: 121,9 kg/ha; P2O5: 110,9 kg/ha; K2O: 106,5 kg/ha. Như vậy, bón phân cho lúa khá cao, liều lượng giữa các loại phân còn chênh lệch nhiều so với yêu cầu của cây lúa.

- Ngô: Lượng sử dụng các loại phân với liều lượng trung bình toàn xã là: Phân chuồng 10 tấn/ha, N = 158,8; P2O5 = 88,9; K2O = 92,2 kg/ha và tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:0,56:0,58. Tỷ lệ bón khá hợp lý song liều lượng lại thấp so với yêu cầu dinh dưỡng của cây ngô.

* Cây rau:

- Rau gia vị: Rau gia vị là loại cây dễ trồng, ngắn ngày mà cho năng suất khá mà lại không đòi hỏi nhiều về phân bón cho dù nhu cầu dinh dưỡng của không nhỏ. Việc bón phân cho gia vị đã được chú ý. Tỷ lệ bón N:P2O5:K2O toàn xã là

1:0,89:1 với lượng N = 82,7; P2O5 = 74,4; K2O = 85,5 kg/ha và 3,8 tấn phân chuồng/ha.

- Mồng tơi: Tỷ lệ bón N:P2O5: K2O là 1:0,77:0,84 với lượng N =97,8; P2O5

= 76,2; K2O = 82,2 kg/ha và phân chuồng là 7,9 tấn/ha.

- Rau cải: Tỷ lệ bón N:P2O5:K2O là 1:0,72:0,75 với lượng N = 102,4; P2O5

= 74,2; K2O = 76,6 kg/ha và phân chuồng là 7,3 tấn/ha.

- Rau muống: Là loại cây có giá trị kinh tế cao, nên nông dân Hương Ngải đầu tư rất lớn để sản xuất. Qua số liệu điều tra cho thấy: Phân chuồng 9,8 tấn/ha, N = 380,0; P2O5 = 270,4; K2O = 174,7 kg/ha và tỉ lệ N: P2O5: K2O = 1:0,88:0,93. (Theo quy trình sản xuất rau muống an toàn thì lượng phân chuồng Phân chuồng hoại mục 7-8,5 tấn/ha. Đạm ure (N) 300-350kg/ha. Phân lân supe (P2O5): 230-280kg/ha, phân kali (K2O) 110-140kg/ha)

Bón như vậy, năng suất rau muống nâng cao. Tuy hiệu quả kinh tế trước mắt là rất cao, song vấn đề môi trường đất nước và chất lượng nông sản cần được lưu ý, xem xét.

- Xà Lách: Là một loại cây có nhu cầu dinh dưỡng không cao lắm. Hiện tại, mức bón cho lạc là phân chuồng 5,7 tấn/ha, N = 84,7; P2O5 = 77,9; K2O = 93,0 kg/ha.

Nhìn chung, liều lượng và tỷ lệ bón cho các loại cây trồng như trên chưa phải là quá cao để có thể gây ra ô nhiễm cho môi trường đất, ngay cả đối với những cây rau màu thường được người dân quan tâm đầu tư cao. Hương Ngải là vùng có trình độ thâm canh cao, cho nên mức độ luân canh cây trồng nhanh, có thể lượng tồn dư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sẽ lớn.

Tóm lại: Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nông dân chúng ta thấy rằng ở Hương Ngải nông dân đã có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh cây trồng và những năm gần đây đã áp dụng nhiều quy trình công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, song vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Trong phương thức sử dụng phân bón có thể rút ra mấy điểm sau:

- Tính kế hoạch còn thiếu: Hầu hết các hộ nông dân đều chưa có kế hoạch đầu tư các loại phân bón cho từng loại cây trồng trên đám ruộng của mình, mà sử dụng tùy tiện cả về liều lượng, tỷ lệ, kỹ thuật bón phân, thời điểm bón …

- Tính đồng đều trong sản xuất chưa cao: Do nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, các hộ nông dân đầu tư phân bón cả về chủng loại, liều lượng, tỷ lệ

Tất cả những tồn tại trên dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón không cao, cây trồng hấp thụ không hết, phân bón bị rửa trôi, bốc hơi,… sẽ gây lãng phí về kinh tế và ô nhiễm môi trường.

4.3.2.2. Kết quả điều tra về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Trong những năm vừa qua, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người nông dân muốn sản xuất ra nhiều nông sản trên 1 ha đất canh tác. Vì vậy, sự thiếu hiểu biết người nông dân đã bất chấp sự cảnh báo về nguy hại của việc sử dụng quá mức các loại thuốc BVTV, gây tác hại trực tiếp đối với người tiêu dùng và chính họ. Mặt khác sử dụng quá mức thuốc BVTV còn để lại lượng tồn dư quá lớn trong đất canh tác, gây ô nhiễm môi trường đất.

Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các thôn trong xã cho thấy: 50-70% các hộ gia đình được điều tra đã sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV (phun ít nhất 2 lần/ vụ, vụ mùa thường phun nhiều hơn vụ xuân), thuốc trừ cỏ lúa (từ nhiều năm nay người dân đã không làm cỏ bằng tay mà phun thuốc), thuốc trừ ốc bươu vàng đối với các chân ruộng trũng. Thuốc BVTV được các hộ phun căn cứ vào hiện trạng sâu bệnh chứ không căn cứ vào thành phần hóa học của thuốc hoặc mức độ, tần suất được phép sử dụng thuốc: Cứ khi nào có sâu thì phun, không kể khoảng cách thời gian phun; phun không theo liều lượng hướng dẫn, nhiều sâu thì pha đặc, ít sâu thì pha loãng. Hầu hết các hộ được hỏi đều không biết nguồn gốc thuốc, chỉ biết tên thuốc và giá của gói thuốc.

Bảng 4.8. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho một số loại rau tại xã Hương Ngải xã Hương Ngải

Loại rau Số lần phun/vụ Thời gian cách ly (ngày)

Mồng tơi 5-7 3-7

Cải ngọt 3-5 4-6

Rau muống 3-6 1-3

Rau mùi 2-3 2-5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xà lách 1-2 2-4

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Thuốc BVTV được các hộ sử dụng thường xuyên mỗi khi họ phát hiện thấy có dịch hại và việc lựa chọn thuốc loại thuốc và liều lượng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc theo sự hướng dẫn của người bán thuốc BVTV và chính vì vậy mà chủng loại thuốc được thay đổi thường xuyên, thậm chí người nông dân còn trộn lẫn nhiều loại thuốc khi phun để phòng trừ dịch hại nhanh. Xét về mặt an toàn thì có thể khẳng định rằng với tình hình sản xuất như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến chất

4.3.2.3. Kết quả điều tra về sử dụng nước tưới cho rau

Tại các vùng trồng rau xã Hương Ngải đã có hệ thống mương dẫn nước sông Tây Ninh, sông Tích vào hầu hết các cánh đồng và được dữ trữ trong các mương chứa vì vậy chất lượng nước tưới tại xã Hương Ngải có sự biến đổi tuỳ theo mùa vụ và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các nguồn thải, đặc biệt là nước sông. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây rau và thời tiết thì người nông dân sẽ có chế độ tưới phù hợp cho từng loại cây.

Bảng 4.9. Tình hình sử dụng nước tưới cho rau tại xã Hương Ngải

Loại rau Số lần tưới/ngày Lượng nước ước tính (m3 /ha)

Mồng tơi 2 lần/ngày 3- 5

Cải ngọt 2 lần/ngày 2-4

Rau muống

Muống cạn: 2 ngày/lần Muống nước: Ngập nước

thường xuyên

Muống cạn: 3-5 Muống nước: Tùy diện tích

trồng Rau gia vị 1 lần/ngày vào buổi sáng 0,5-1

Xà lách 1 lần/ngày vào sáng hoặc

chiều 0,5-1

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Nước giếng khoan được sử dụng tưới cho rau hầu như không có, chỉ một số rất ít hộ dùng tưới những ruộng rau dành riêng cho gia đình. Hiện tượng sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 68)