Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 53 - 59)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Hương Ngải, huyện Thạch

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Hương Ngải cách trung tâm của huyện lỵ Thạch Thất 3 km về phía Đông, có tuyến đường tỉnh lộ 420 (Tây Ninh) chạy qua, điều kiện giao lưu với các địa phương khác tương đối thuận lợi.

Xã có ranh giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ. - Phía Đông giáp xã Canh Nậu.

- Phía Nam giáp xã Canh Nậu, Chàng Sơn.

- Phía Tây giáp xã Phú Kim và thị Trấn Liên Quan.

Với vị trí địa lý này, xã Hương Ngải có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng theo định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao.

Địa hình, thổ nhưỡng

Xã Hương Ngải có địa hình khá bằng phẳng nhưng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao độ các khu vực trong dạng địa hình này không đồng nhất. Cụ thể, vùng đồng bằng xã có cao độ trung bình nằm trong khoảng +6 m đến +8 m. Dạng địa hình này cho phép xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, các công trình xây dựng dân dụng thuận lợi.

Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… Dạng địa hình này cho phép xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, các công trình xây dựng dân dụng thuận lợi.

Tổng diện tích đất là 4.8 km2 trong đó đất nông nghiệp chiếm 68.3%; đất chuyên dùng 12,5%; đất khu dân cư 9,4% và đất chưa sử dụng 9,8%. Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

Diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phục vụ mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã.

Bảng 4.1. Diện tích đất của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp 324,352 68,3

- Đất trồng trọt 302,463 93,87

- Đất nuôi trồng thủy sản 22,021 5,89

Đất nông nghiệp khác 60 12,5

Đất phi nông nghiệp 45,12 9,4

Đất chưa sử dụng 47,04 9,8

Nguồn: UBND xã Hương Ngải (2016) Khí hậu

* Nhiệt độ: Hương Ngải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong năm 2016, nhiệt độ trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0oC.

Hình 4.1. Nhiệt độ trung bình năm 2016

Nguồn: Niên giám thống kê (2016) * Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1355,6 giờ. Trong đó tháng 1 có số giờ năng rất thấp (8,4-12 giờ). Tháng 6 có số giờ nắng cao nhất (180,9 giờ).

Hình 4.2. Giờ nắng trung bình năm 2016

Nguồn: Niên giám thống kê (2016)

* Gió: Xã Hương Ngải chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió mùa

Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.

* Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm tại khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.

Tài nguyên nước

Xã Hương Ngải có nguồn nước mặt chính là sông Tích và sông Tây Ninh, chảy qua phía Đông xã, có chiều rộng trung bình khoảng hơn 5-7m, sâu khoảng 4 - 5m. Nguồn nước này tương đối ổn định, có thể phục vụ nhu cầu tưới quanh năm.

Hình 4.3. Sông Tây Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống thuỷ lợi tưới và tiêu chủ yếu thông qua các trạm bơm và kênh các cấp. Trên địa bàn xã có 03 trạm bơm tưới, tổng công suất 330 m3/ h, và 1 trạm bơm tiêu có công suất 330 m3/h.

Tổng diện tích kênh mương là hơn 8km, chạy vùng quanh xã. Mương dẫn nước tại xã Hương Ngải vẫn chủ yếu là các mương đào, bờ đất. Cho tới nay, xã đã được đầu tư kiên cố, bê tông hóa được khoảng hơn 3km kênh mương. Các mương đào tương đối rộng, chiều rộng tới 3- 4m. Mương bê tông thì nhỏ hơn, khoảng 1,5m. (UBND xã Hương Ngải, 2016). Kênh mương ở đây có bèo tây, bèo tấm và nhiều loại thực vật khác tồn tại. Xã cũng đã triển khai làm thủy lợi đông xuân 2016- 2017, nạo vét kênh mương với khối lượng đào đắp 400 m3.

Hình 4.5. Hệ thống kênh, mương được kiên cố hóa

- Nước ngầm: Vùng gò đồi có mực nước ngầm khá nông, kết quả khoan thăm dò cho thấy nước ngầm ở độ sâu 40-50m, lượng nước tuy không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, nhiều giếng có nước ở độ sâu 5m.

Để sử dụng tốt tài nguyên nước cho mục tiêu phát triển sản xuất và sinh hoạt cần quy hoạch theo hướng giữ lại nguồn nước hồ Tân Xã và các hồ nhỏ phân bố rải rác trong xã; sử dụng có hiệu quả nguồn nước được cấp bởi hệ thống kênh Đồng Mô - Ngải Sơn, phù sa; xây dựng các trạm cấp nước tập trung phục vụ sinh hoạt, các điểm công nghiệp.

Tài nguyên khoáng sản

Hương Ngải nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính chỉ có: sét (sản xuất gạch ngói, đá ong), đất (sản xuất vật liệu xây dựng). Việc khai thác các nguồn tài nguyên trên cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, tránh hiện tượng khai thác tự phát có thể làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến môi trường.

Cảnh quan môi trường

Do đặc điểm địa hình: đồng bằng xen lẫn đồi bát úp với độ dốc không lớn, có những dòng sông chảy uốn khúc và có những hồ, ao nằm rải rác đã tạo nên cho Hương Ngải một cảnh quan thiên nhiên đẹp. Sông Tích chảy uốn quanh từ Bắc xuống Nam, hồ Tân Xã mênh mông nằm ngay trong vùng phát triển công nghệ cao trên địa bàn xã.

Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, quốc lộ 32, 21, tỉnh lộ 419, 420, 446... chạy qua địa bàn xã tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng mật độ xe cơ giới hoạt động ngày một tăng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Mật độ phương tiện giao thông hoạt động với mật độ dày gây tiếng ồn, khí thải. Các tuyến đường đang được thi công nâng cấp và mở rộng, các cụm, điểm công nghiệp đang san lấp, xây dựng... tạo ra nhiều khói bụi làm cho không khí bị ô nhiễm.

Các khu dân cư sống tập trung với mật độ cao, lượng rác thải sinh hoạt nhiều mà không được thu gom và xử lý. Các hồ ao trong khu dân cư hiện nay bị san lấp nhiều ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước. Bởi vậy vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu dân cư đang xuất hiện và ngày càng nặng thêm.

Các làng nghề phát triển chủ yếu do tự phát, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư, thực chất là sản xuất tại đất ở của gia đình. Rác thải và phế liệu trong sản xuất chưa được tập kết và xử lý đúng phương pháp. Tại một số làng nghề đã xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Tại các điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quy hoạch và xây dựng tập trung, vấn đề môi trường được quan tâm hơn, từng bước hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý rác và nước thải. Trong sản xuất trồng trọt, người nông dân còn sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, bệnh và các chế phẩm hoá học cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 53 - 59)