Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hải Dương năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 63 - 70)

(Đến ngày 31/12/2015)

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 166816,0 100,0

1 Đất nông nghiệp NNP 107536,0 64,5

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 86363,0 51,8

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 66865,0 40,0

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 62974,0 37,7

1.1.1.2 Đất cỏ dùng chăn nuôi COC 0 0

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3891,0 2,3

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 19498,0 11,7

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 9568,0 5,7 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3221,0 1,9 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 4797,0 2,9 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1550,0 0,9 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 11282,0 6,8 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 323,0 0,2

2 Đất phi nông nghiệp PNN 58990,0 35,4

2.1 Đất ở OTC 16620,0 10,0

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 13918,0 8,3

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2702,0 1,6

2.2 Đất chuyên dùng CDG 30922,0 18,5

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan CTS 248,0 0,1

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 450,0 0,2

2.2.3 Đất an ninh CAN 224,0 0,1

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1509,0 0,9

2.2.5 Đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp CSK 5838,0 3,4

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 22653,0 13,6

2.3 Đất tôn giáo TON 245,0 0,1

2.4 Đất tín ngưỡng TIN 128,0 0

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1470,0 0,8

2.6 Đất sông suối SON 8174,0 4,9

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1418,0 0,8

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 13,0 0

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 290,0 0,1

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 211,0 0,1

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 34,0 0

3.3 Đất núi đá không có rừng cây NCS 45,0 0

4.2.3. Tình hình biến động đất đai

Trong kỳ kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích trong đơn vị hành chính tỉnh Hải Dương là 166.816,11ha (tăng 17.289,13ha) so với kỳ kiểm kê đất đai năm 2005 là 149.526,98ha và tăng 1.193,90ha so với kỳ kiểm kê năm 2010 là 165.622,21ha, trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp: tính đến hết ngày 31/12/2015, tổng diện tích đất nông nghiệp trong đơn vị hành chính tỉnh là 107.535,92ha; tăng 9.024,57ha so với kỳ kiểm kê năm 2005 và tăng 1.838,98ha so với kỳ kiểm kê năm 2010.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: tính đến hết ngày 31/12/2015, tổng diện tích đất phi nông nghiệp trong đơn vị hành chính tỉnh là 58.990,05ha; tăng 8.602,04ha so với kỳ kiểm kê năm 2005 và giảm 361,43ha so với kỳ kiểm kê năm 2010.

- Nhóm đất chưa sử dụng: tính đến hết ngày 31/12/2015, tổng diện tích đất chưa sử dụng trong đơn vị hành chính tỉnh là 290,15ha; giảm 337,47ha so với kỳ kiểm kê năm 2005; giảm 283,64ha so với kỳ kiểm kê năm 2010.

*/Nguyên nhân biến động.

- Các kỳ kiểm kê năm 2005 và 2010 trước đây, tổng hợp số liệu theo đơn vị hành chính được kế thừa và giữ nguyên theo các kỳ thống kê, kiểm kê trước đó. Mặt khác, số liệu kiểm kê trước đây được tổng hợp từ những loại tài liệu thô sơ có độ chính xác không cao. Do đó có sự chênh lệch diện tích giữa kỳ kiểm kê năm 2015 với các kỳ kiểm kê trước đây.

- Kỳ kiểm kê năm 2015, toàn bộ số liệu được tổng hợp từ bản đồ khoanh đất theo đơn vị hành chính cấp xã và được tính toán bằng phần mềm chuyên dụng. Bản đồ khoanh đất được biên tập từ bản đồ địa chính chính quy đã được phê duyệt, đảm bảo độ chính xác. Do vậy, số liệu tổng diện tích đất trong đơn vị hành chính năm 2015 của tỉnh biến động nhiều so với kỳ kiểm kê năm 2005 và 2010, tuy nhiên đây là số liệu cơ bản và sát với hiện trạng sử dụng theo đơn vị hành chính của toàn tỉnh.

4.3. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH HẢI DƯƠNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH HẢI DƯƠNG

4.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động

4.3.1.1 Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư Liên tịch số 38/2004/TTLT-BTN&MT-BNV ngày 31 tháng 12

năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất.

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ

về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

- Quyết định số 1799/2005/QĐ-UB, ngày 06/05/2005 của UBND tỉnh Hải

Dương về việc thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Thông tư Liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15

tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

- Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Thông tư Liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04

tháng 4 năm 2015 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

4.3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy - nguồn nhân lực

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Hải Dương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, được thành lập theo Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 06/5/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và Thông tư Liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Tổng số cán bộ, viên chức của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh Hải Dương là 19 người, trong đó 03 thạc sĩ, 16 đại học. Số biên chế được giao kinh phí hàng năm là 12 người, hợp đồng là 7 người. Về chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo: Chuyên ngành Trắc địa có 02 người; Chuyên ngành Quản lý Đất đai có 14 người; Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp 03 người;

Cơ cấu tổ chức bộ máy Văn phòng ĐKQSD đất gồm:

- Ban giám đốc có 02 người gồm: 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc. - Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Phòng Hành chính tổng hợp: 04 người + Phòng Đăng ký cấp GCN: 04 người

+ Phòng Quản lý hồ sơ &CLBĐ: 04 người

+ Phòng Kỹ thuật Đo đạc và bản đồ: 05 người

Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng ĐKQSDĐ tỉnh Hải Dương

4.3.1.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ

a/ Vị trí, chức năng:

Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh Hải Dương là đơn vị sự nghiệp công lập, thành lập theo Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 06/5/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh với chức năng là tổ chức thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền

Giám đốc Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh Các phó Giám đốc Phòng Hành chính - Tổng hợp Phòng Đăng ký cấp giấy chứng nhận Phòng Quản lý hồ sơ & CLBĐ Phòng Kỹ thuật đo đạc và bản đồ

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật; giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

b. Nhiệm vụ:

1. Thực hiện các thủ tục về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

2. Lập và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn toàn tỉnh; cấp hồ sơ địa chính cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính và phát triển hệ thống thông tin đất đai; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính khi có biến động về sử dụng đất và về sở hữu tài sản gắn liền với đất và kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đang quản lý, hồ sơ địa chính do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện.

4. Cung cấp số liệu địa chính, chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính cho các cơ quan chức năng để xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản khác gắn liền với đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi sử dụng, quản lý.

7. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tỉnh Hải Dương.

8. Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng.

9. Đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp tại khoản 1 điều 5 Thông tư 20/2011/TTLT-BTP- BTNMT ngày 18/11/2011.

10. Phối hợp bàn giao đất ngoài thực địa để thực hiện chỉnh lý biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính; xác định chỉ giới quy hoạch các công trình tại thực địa.

Hình 4.2. Phòng làm việc của Văn phòng ĐKQSDĐ tỉnh Hải Dương 4.3.2. Kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký QSD đất tỉnh Hải Dương

4.3.2.1. Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Sau khi thành lập Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh Hải Dương đã tiến hành công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD đất tính đến 31/12/2015 được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh thực hiện

Số TT

Đối tượng sử dụng đất

Tổ chức đang sử dụng đất Đã cấp GCN phải cấp Tiếp tục Số tổ chức, đơn vị Số thửa đất Diện tích (ha) Số GCN đã cấp Diện tích (ha) Số GCN Diện tích (ha)

1 Cơ quan, đơn vị của nhà nước (TCN) 1.387 2.645 2.866,0 382 285,3 2.263 2.580,7

2 Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN) 75 215 911,0 78 32,0 137 879,0

3 Quân đội (CQP) 33 76 450,0 28 152,2 48 297,8

4 Công an (CAN) 2 74 224,0 24 114,0 50 110,0

5 Tổ chức kinh tế (TKT) 1.055 1.766 5.940,0 1.554 4.851,6 212 1.088,4

6 Tổ chức khác (TKH) 5 10 10,0 0 0 10 10,0

7 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài (TVN) 157 162 74,0 162 74,0 0 0

8 Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo (CDS) 916 1.060 417,0 9 1.7 1.051 415,3

Cộng 3630 6.008 10.892,0 2.237 5.510,8 3.771 5.381,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ VPĐKQSDĐ (2015)

Qua bảng 4.3 ta thấy tổng số tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh là 3.630 tổ chức với 6.008 thửa đất, đã cấp được 2.237 giấy chứng nhận. Trong đó, một số tổ chức đang sử dụng đất đạt tỷ lệ cấp giấy chứng nhận thấp như đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng (đạt 0,85%); do các cơ quan nhà nước sử dụng (đạt 10,8%); do UBND cấp xã đang sử dụng (đạt 20,7%); đất do các tổ chức kinh tế sử dụng tỷ lệ cấp GCN đạt cao (97,2%). Điều đó chứng tỏ đối với đất do các cơ sở tôn giáo, các cơ quan nhà nước chưa quan tâm đến công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất; ngược lại các tổ chức kinh tế do nhu cầu sản xuất kinh doanh và có nguồn vốn nên đầu tư quan tâm hơn đến công tác cấp GCNQSD, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tình hình cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh trước và sau khi thành lập Văn phòng ĐKQSDĐ được thể hiện qua bảng 4.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 63 - 70)