Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 46)

3.5.1. Phương pháp điều tra, khảo sát

3.5.1.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Tại phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất từ năm 2005 - 2015.

- Các phòng có liên quan: Phòng Nghiệp vụ Quản lý Đất đai, phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Đo đạc bản đồ ... thu thập các báo cáo, các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ năm 2005 đến 2015.

- Tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Hải Dương: Thu thập các văn bản có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ 2005 - 2015.

- Tài liệu số liệu thứ cấp được thu thập từ những tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được công bố công khai: Báo cáo hàng năm, sách báo, các nghiên cứu trước đây, các tài liệu liên quan trên Internet, niên giám Cục Thống kê tỉnh, các số liệu thu thập về điều kiện tự nhiên, diện tích đất đai, tình hình dân số, lao động, cơ cấu kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, tình hình phát triển kinh tế... trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

3.5.1.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn và khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp. Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ thực hiện công việc và điều tra phỏng vấn các tổ chức sử dụng đất theo mẫu phiếu soạn sẵn. Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, tổ chức liên quan đến hoạt động của Văn phòng và điều tra phỏng vấn các tổ chức, đơn vị đang sử dụng đất theo mẫu phiếu soạn sẵn, cụ thể điều tra phỏng vấn với 30 cán bộ, viên chức trong các cơ quan nhà nước và 30 tổ chức sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh.

Thông tin điều tra: Họ và tên; Đơn vị công tác; Trình độ chuyên môn của người đến liên hệ các giao dịch tại Văn phòng ĐKQSDĐ (Mẫu 2); Tên đơn vị, tổ chức; Địa chỉ; Loại hình hoạt động của đơn vị; Người đại diện; Chức vụ, bộ phận công tác (Mẫu 1).

Nội dung thông tin được thu thập bằng phiếu điều tra bao gồm: Tình hình sử dụng đất hiện trạng; Tình hình pháp lý; Tình hình thực hiện các thủ tục hành chính về thời gian đến, làm thủ tục gì, những tài liệu được công khai, cơ sở vật chất, thời gian thực hiện các giao dịch, thái độ và mức độ hướng dẫn hồ sơ, các loại phí, lệ phí phải đóng, những khó khăn và nhận xét về khả năng thực hiện nhiệm vụ... Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

3.5.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Sau khi số liệu được thu thập về chúng tôi sẽ tiến hành kiểm chứng thông qua việc lựa chọn số liệu đáng tin cậy, loại bỏ những yếu tố không cần thiết. Sau đó tiến hành phân loại thống kê, tổng hợp và tính toán các số liệu tuyệt đối, số liệu tương đối và số liệu bình quân, các chỉ tiêu đánh giá trên cơ sở đó mô tả quy mô và sự biến động của các chỉ tiêu để lấy những đặc trưng cơ bản nhất:

Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm tin học Excel.

Các số liệu được phân tích xử lý về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường, dân số và lao động, tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai, tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận, công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính, công tác chỉnh lý biến động đất đai.

Nguồn tài liệu sử dụng dựa vào kết quả thực hiện trong các báo cáo của các phòng chuyên môn các Văn phòng đăng ký các cấp, các Sở, ngành liên quan như Cục Thuế, Cục Thống kê, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Hải Dương.

3.5.3. Phương pháp tổng hợp, đánh giá

Tổng hợp các kết luận về phân tích, số liệu điều tra, ý kiến các chuyên gia, ý kiến của tổ chức sử dụng đất, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký trên toàn quốc để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh Hải Dương.

Các tiêu chí điều tra, đánh giá gồm: tên cá nhân, tổ chức, địa chỉ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, về thực hiện cải cách thủ tục hành chính, về mức độ công khai, về thời hạn thực hiện, về thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc trực tiếp, gián tiếp với Văn phòng đăng ký QSD đất.

Tiêu chí đánh giá: Thời gian công tác trong ngành; mức độ liên hệ giữa cấp tỉnh với cấp huyện; việc chuyển thông tin phục vụ công tác chuyên môn; chất lượng hồ sơ địa chính; khả năng thực hiện nhiệm vụ; mức độ công khai thủ tục hành chính; thời gian thực hiện thủ tục hành chính; khả năng xử lý công việc; điều kiện làm việc; tình hình hoạt động và chiều hướng phát triển của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở tổng hợp các số liệu điều tra, chúng tôi đánh giá lựa chọn một số chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho mục đích, yêu cầu của đề tài. Các chỉ tiêu đánh giá là:

1- Thông tin chung: Họ tên, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn;

2- Thời gian đã công tác trong ngành: Dưới 1 năm, 1-3 năm, trên 3 năm;

3- Mức độ liên hệ công việc giữa VPĐKQSDĐ tỉnh với VPĐKQSDĐ cấp

huyện: Thường xuyên, không thường xuyên hoặc không liên hệ;

Mức độ liên hệ công việc được đánh giá là thường xuyên, tức là bất cứ vấn đề gì liên quan đến công tác chuyên môn nghiệp vụ của Văn phòng đều có sự trao đổi, xin ý kiến lẫn nhau giữa Văn phòng đăng ký các cấp.

4- Việc chuyển thông tin giữa VPĐKQSDĐ cấp tỉnh và cấp huyện: Đầy

Việc chuyển thông tin đầy đủ nghĩa là tất cả các hồ sơ liên quan đến lĩnh vự chuyên môn như hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích SDĐ, hồ sơ cấp GCN, hồ sơ đăng ký chỉnh lý biến động… phải được luân chuyển giữa 2 cấp đồng thời phải đảm bảo cơ sở pháp lý của mỗi bộ hồ sơ được luân chuyển.

5- Chất lượng hệ thống hồ sơ địa chính: Tốt, trung bình, kém;

Chất lượng hồ sơ địa chính được đánh giá là tốt tức là đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về tính đồng bộ, độ chính xác, sát thực tế, dễ khai thác và sử dụng

6- Mức độ công khai thủ tục hành chính: Đầy đủ, không đầy đủ;

Mức độ công khai thủ tục hành chính được coi là đầy đủ, tức là phải niêm yết tất cả các loại hồ sơ về lĩnh vực đất đai, các quy trình, trình tự các bước thực hiện, thời gian thực hiện, hướng dẫn kê khai các thủ tục, phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

7- Thời gian thực hiện thủ tục hành chính: Nhanh, trung bình, chậm;

Thời gian thực hiện thủ tục hành chính được đánh giá là nhanh, tức là nếu theo quy định ví dụ một bộ hồ sơ cấp GCNQSDĐ thời gian là 30 ngày làm việc, nhưng chỉ thực hiện trong vòng 20 ngày đã hoàn thiện và trả GCN cho chủ sử dụng.

8- Khả năng xử lý công việc của cán bộ Văn phòng: Tốt, trung bình, kém;

Khả năng xử lý công việc của cán bộ được đánh giá là tốt, trước hết phải là người có năng lực trình độ chuyên môn thực sự, có kinh nghiệm nghiệp vụ công tác, nắm bắt được nhu cầu của tổ chức, cá nhân đến giao dịch, xem xét nghiên cứu thẩm định hồ sơ thuộc loại gì để thực hiện đúng chuyên môn, thao tác nhanh nhẹn, hướng dẫn cụ thể, hiểu biết nắm chắc pháp luật.

9- Mức độ hướng dẫn thông tin của cán bộ tiếp nhận hồ sơ: Được hướng

dẫn đầy đủ, được hướng dẫn chưa đầy đủ.

Mức độ hướng dẫn thông tin của cán bộ được đánh giá là hướng dẫn đầy đủ, tức là ngay từ khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ đã phải kiểm tra hồ sơ thuộc lĩnh vực nào để hướng dẫn được cụ thể về số lượng văn bản trong một bộ hồ sơ hợp lệ, hướng dẫn kê khai viết các loại đơn, phiếu tiếp nhận hồ sơ, các bước quy trình thực hiện tại các phòng chuyên môn, thời gian thực hiện và các khoản phí, lệ phí phải nộp theo quy định đã được niêm yết công khai.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

*/ Vị trí địa lý.

Tỉnh Hải Dương nằm ở toạ độ địa lý Vĩ độ từ 20°43' đến 21°14' độ vĩ Bắc và Kinh độ từ 106°03' đến 106°38' độ kinh Đông. Là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Quảng Ninh. - Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.

- Phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, cách trung tâm Hải Phòng 45 km. - Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 57 km. Là một tỉnh nằm trong vùng đệm quy hoạch thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của vùng chạy qua như Quốc lộ 5, đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 18, QL 37, QL 38.

*/ Địa hình, địa mạo

Tỉnh Hải Dương có địa hình địa mạo phong phú, thay đổi nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam; có hai địa hình rõ rệt:

- Phía Bắc: chủ yếu thuộc thị xã Chí Linh và Kinh Môn là địa hình đồi núi,

đại bộ phận là dạng đồi, núi thấp. Sinh thái cây trồng ở đây là cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây phong cảnh.

- Phía Nam: hầu hết là đồng bằng, địa hình bằng phẳng; sinh thái cây trồng

chủ yếu là trồng lúa, mầu, cây lương thực TP, cây công nghiệp ngắn ngày.

*/ Khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chia bốn mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông).

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm cao từ 83-87%; - Lượng mưa trung bình năm 1500-1950mm.

*/ Thủy văn

Hải Dương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Các sông lớn như sông Thái Bình, sông Phả Lại, sông Đuống, sông Luộc, sông Kinh Thầy... hướng dòng chảy đều có hướng Tây Bắc - Đông Nam và phần hạ lưu thường rộng và sâu, tốc độ dòng chảy chậm. Chế độ thủy văn chia 2 mùa: mùa mưa lũ (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô cạn (từ tháng 11đến tháng 4 năm sau).

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Hải Dương có đặc điểm về đất đai chia làm hai vùng: + Đất đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, thuận lợi cho cây trồng năng suất cao (như lúa, rau màu).

+ Đất đồi núi chiếm 11% diện tích tự nhiên, đất nghèo dinh dưỡng, tầng mặt mỏng thích hợp cây trồng lâm nghiệp, cây phong cảnh, cây ăn quả.

- Tài nguyên khoáng sản: Đối với Hải Dương khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là đá vôi phục vụ sản xuất xi măng với 200 triệu tấn (đủ để sản xuất 4-5 triệu tấn xi măng 1 năm) tập trung chủ yếu ở Kinh Môn; Cao lanh 40 vạn tấn; sét chịu lửa khoảng 80 triệu tấn làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất gốm sứ, gạch men tập trung chủ yếu ở Chí Linh. Boxit ở Kinh Môn, trữ lượng khoảng 200.000 tấn.

- Tài nguyên rừng: Hải Dương có 10.630 ha rừng, trong đó 3.100 ha rừng tự nhiên, 6.800 ha rừng trồng. Nhiều năm qua do bảo vệ chưa tốt số diện tích bị cháy và chặt phá khoảng 1.500 ha.

- Tài nguyên nhân văn: Hải Dương là tỉnh có truyền thống giầu về văn vật có nhiều người thi đỗ đại khoa ở đời Lê và đời Nguyễn, được xem là một trong ba vùng quê của các nhân tài đất Bắc, là vùng đất địa linh nhân kiệt từ trước tới nay đã được sử sách ghi tên với làng tiến sỹ Mộ Trạch, với danh nhân quân sự kiệt xuất Trần Hưng Đạo, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, nhà giáo muôn đời Chu Văn An.

4.1.1.3. Hiện trạng môi trường và sinh thái

Hải Dương có thể khái quát thành 2 khu vực chủ yếu sau:

- Vùng đồi núi: mật độ dân số thấp, diện tích rừng nhiều, ít chịu tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa và được sự bảo tồn của quần thể di tích

sinh thái là Côn Sơn - Kiếp Bạc làm cho môi trường của vùng ít nhiều vẫn giữ được ở trạng thái tự nhiên.

- Vùng đồng bằng: mật độ dân số cao, đất đai được khai thác với cường độ cao cho các mục đích kinh tế - xã hội, quá trình sử dụng đất chưa hợp lý đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học không hợp lý trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp, kết hợp với phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hoá nhanh, các chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt ngày một nhiều, thiếu các cơ sở thu gom và xử lý rác thải đã làm mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng cao.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế:

Trong 10 năm từ 2001 - 2010 tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng lên gấp 5 lần từ 6.175 tỷ đồng (2000) tăng lên 30.732 tỷ đồng (2010), GDP bình quân đầu người tăng lên gấp gần 3,5 lần, từ 261USD/người (3,7 triệu đồng/người) được nâng lên 904USD/người (17,9 triệu đồng/người). Năm 2015, GDP của tỉnh đứng thứ 4/11 địa phương và GDP bình quân đầu người đứng thứ 5/11 địa phương trong vùng Đồng bằng Sông Hồng.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu % GDP năm 2010 lần lượt là 13,52% - 68,14% - 18,34%, đến năm 2015 tương ứng với cơ cấu các ngành Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghiệp & xây dựng - Dịch vụ là 10,90% - 71,77% - 17,33%. Trong đó:

- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản năm 2010 đã đạt 14.192 tỷ đồng; đến năm 2015 đạt 16.267 tỷ đồng, tăng bình quân 4,2%/năm

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp & xây dựng năm 2010 đạt 71.547 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 107.108 tỷ đồng; tăng bình quân 71,1%/năm;

- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2010 đạt 19.265 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 25.857 tỷ đồng; tăng bình quân 13,2%/năm.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Ngành Nông, lâm, thủy sản

Giai đoạn 2010 - 2015, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng bình quân 2,1%/năm, trong đó trồng trọt và chăn nuôi tăng bình quân 1,3%/năm, lâm

nghiệp tăng bình quân 2,9%/năm, thủy sản tăng bình quân 9,3%/năm. Quá trình cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp từ 2010 đến 2015, tỷ lệ làm đất bằng máy tăng từ 67,8% lên 85%, vận chuyển bằng máy tăng từ 72% lên 80%, tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)