Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 85)

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh hiện nay đang tập trung thực hiện các công việc như: Thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đơn vị, tổ chức trong địa bàn tỉnh; Xây dựng, quản lý hồ sơ địa chính và phát triển hệ thống thông tin đất đai; Thực hiện cập nhật, đăng ký chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; Thực hiện cung cấp thông tin địa chính trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQSDĐ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thực hiện lưu trữ hồ sơ, quản lý và luân chuyển hồ sơ chỉnh lý biến động đồng bộ ở cả 3 cấp; Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đôn đốc, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm;

Cung cấp bản đồ địa chính, bản trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; Đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Phối hợp bàn giao đất ngoài thực địa phục vụ công tác chỉnh lý biến động đất đai và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức.

Hoạt động của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh Hải Dương đạt được một số kết quả nhất định, góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh nói chung và ổn định tình hình sử dụng đất tại địa phương.

Khả năng thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh được đánh giá qua các tiêu chí sau:

4.4.2.1. Đánh giá mức độ công khai các thủ tục hành chính

Nguyên tắc cơ bản trong cải cách thủ tục hành chính là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc thực hiện nguyên tắc này làm tăng chất lượng, hiệu quả giao dịch và làm tăng niềm tin của người dân. Trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đất đai thì giải quyết công khai, rõ ràng thủ tục hồ sơ là cơ sở đảm bảo cho Văn phòng đăng ký vận hành theo đúng quy trình. Trước hết là niêm yết công khai tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ những văn bản pháp quy, tài liệu giúp cho tổ chức sử dụng đất biết.

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính, UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 2546/QĐ-UBND về việc công bố Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã tham gia xây dựng các quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực chuyên môn của mình và được niêm yết tại phòng làm việc Bộ phận một cửa của Sở. Các tài liệu được niêm yết công khai gồm: Lịch tiếp nhận hồ sơ; phiếu tiếp nhận và trả kết quả; Các loại hồ sơ thuộc thẩm quyền tiếp nhận theo các quy trình đã xây dựng; Các khoản phí, lệ phí phải nộp; Trình tự thủ tục đăng ký; Bản hướng dẫn lập hồ sơ; Cácgiấy tờ khác nếu có.

Qua điều tra phỏng vấn các tổ chức, cá nhân đến liên hệ giao dịch tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Kết quả thực hiện việc công khai thủ tục hành chính của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh được thể hiện theo Bảng 4.13.

Bảng 4.13. Đánh giá mức độ công khai thủ tục hành chính tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh

Loại hình của tổ chức, đơn vị

Tổng số đơn vị điều

tra

Tổng hợp ý kiến trả lời Đầy đủ Không đầy đủ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng cộng 30 30 100,0

1.Cơ quan, đơn vị của nhà nước (TCN) 2 2 100,0

2. Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN) 2 2 100,0

3. Quân đội (CQP) 2 2 100,0

4. Công an (CAN) 5 5 100,0

5. Tổ chức kinh tế (TKT) 9 9 100,0

6. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài (TVN) 5 5 100,0

7. Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo (CDS) 5 5 100,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra thông tin

Theo kết quả điều tra ý kiến của các tổ chức sử dụng đất đến giao dịch tại Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh, có 100% ý kiến đánh giá có công khai thủ tục hành chính. Điều đó cho thấy Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh đã thực hiện tốt việc niêm yết thông tin nên tỷ lệ ý kiến đánh giá công khai đạt 100%. Để giải quyết vấn đề niêm yết công khai minh bạch đến từng cá nhân, tổ chức đến giao dịch, cần phải thể hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục hành chính do Chính phủ và UBND tỉnh Hải Dương quy định tại nơi tiếp nhận hồ sơ bằng hình thức công khai như bảng tin được bố trí ở vị trí thuận lợi.

4.4.2.2. Đánh giá về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính

Thời gian thực hiện thủ tục chính về đất đai luôn được người sử dụng đất rất quan tâm, đây là một trong những tiêu chí thể hiện hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh. Việc đánh giá thời gian thực hiện các thủ tục hành chính phải xác định được thời điểm thực hiện, vì tại mỗi thời điểm khác nhau quy định thời gian việc thực hiện các thủ tục hành chính khác nhau.

Thực hiện theo Luật đất đai 2003, Nghị định 181/NĐ-CP quy định cấp GCN lần đầu là 55 ngày, UBND tỉnh quy định 50 ngày (giảm 5 ngày); Thời

điểm Nghị định 88/NĐ-CP quy định 50 ngày, UBND tỉnh quy định 40 ngày (giảm 10 ngày).

Hiện nay thực hiện Luật đất đai 2013 theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thời gian thực hiện đăng ký, cấp GCNQSD đất lần đầu là 33 ngày. Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, UBND tỉnh quy định thời gian thực hiện đăng ký, cấp GCNQSD đất lần đầu không quá 30 ngày làm việc.

Từ những thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Một số cán bộ xử lý công việc thiếu tập trung, sai sót hồ sơ phải đi làm lại gây lãng phí tiền của và thời gian; vai trò lãnh đạo điều hành,

phối hợp của Văn phòng ĐKQSDĐ lúc đầu triển khai mô hình còn lúng túng.Sự

phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị liên quan còn hạn chế, bị động làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết nhất là về thời gian, tiến độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua điều tra phỏng vấn tổ chức đến liên hệ giao dịch tại Văn phòng, kết quả đánh giá về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính được thể hiện qua Bảng sau:

Bảng 4.14. Đánh giá về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính

Loại hình của tổ chức, đơn vị

Tổng số đơn vị điều tra (phiếu) Tổng hợp ý kiến trả lời Nhanh Trung bình Chậm Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng cộng 30 1 3,30 28 93,40 1 3,30

1. Cơ quan, đơn vị của nhà nước (TCN) 2 2 100,0

2. Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN) 2 2 100,0

3. Quân đội (CQP) 2 2 100,0

4. Công an (CAN) 5 5 100,0

5. Tổ chức kinh tế (TKT) 9 1 11,10 7 77,80 1 11,10

6. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài (TVN) 5 5 100,0

7. Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo (CDS) 5 5 100,0

Kết quả đánh giá về thời gian thực hiện thủ tục hành chính của các tổ chức sử dụng đã giao dịch tại Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh, có 3,3% ý kiến cho là nhanh; có 93,4% ý kiến cho là trung bình (đúng thời gian quy định 30 ngày làm việc); còn lại 3,3% ý kiến cho là chậm.

Việc hồ sơ thực hiện chậm so với thủ tục hành chính chủ yếu rơi vào các trường hợp: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ còn chủ quan chưa kiểm tra chặt chẽ tính pháp lý của hồ sơ; hồ sơ đủ điều kiện về mặt pháp lý nhưng trong quá trình xử lý có nhiều phát sinh vướng mắc như: hiện trạng sử dụng đất biến động lớn so với giấy tờ pháp lý nhưng không chứng minh được diện tích tăng, khi kiểm tra thực tế phát hiện đất có tranh chấp,... Để giải quyết các loại hồ sơ này liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, do đó Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh phải phối hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết, dẫn đến xử lý hồ sơ chậm so với trình tự, thủ tục hành chính quy định.

Hiện nay, để quy định thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh đã ban hành Bộ quy trình các thủ tục hành chính theo quy trình ISO 9001-2000 về thực hiện Nghị Quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, với mục tiêu là: Thường xuyên rà soát, cập nhật, đơn giản hoá, giảm đầu mối và nâng cao chất lượng hoạt động cơ chế “một cửa” và cơ chế “ một cửa liên thông” tiến đến mô hình "một cửa hiện đại” được phổ cập trên địa bàn toàn tỉnh, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng thu hút đầu tư và người sử dụng đất; xây dựng thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính về đất đai.

4.4.2.3. Đánh giá về khả năng xử lý công việc

Theo cơ chế: “một cửa liên thông”, vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ nói chung là yếu tố quyết định hiệu quả trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nó đặt ra như một yêu cầu kiên quyết đối với nhiệm vụ này, nhất là năng lực ứng xử của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải là người có năng lực tổng hợp, nắm vững các chính sách pháp luật, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các công việc được đảm nhận. Qua điều tra phỏng vấn các tổ chức, cá nhân đến liên hệ giao dịch tại Văn phòng đăng ký, kết quả điều tra ý kiến đánh giá khả năng xử lý công việc của cán bộ Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh được thể hiện qua bảng 4.15.

Bảng 4.15. Đánh giá về khả năng xử lý công việc của cán bộ Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh

Loại hình của tổ chức, đơn vị

Tổng số đơn vị điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Tốt Trung bình Kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng cộng 30 14 46,67 16 53,33

1.Cơ quan, đơn vị của nhà nước (TCN) 2 1 50,00 1 50,00

2. Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN) 2 2 100,00

3. Quân đội (CQP) 2 2 100,00

4. Công an (CAN) 5 5 100,00

5. Tổ chức kinh tế (TKT) 9 1 11,10 8 88,90

6. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài (TVN) 5 5 100,00

7. Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo (CDS) 5 5 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra thông tin

Khả năng xử lý công việc của cán bộ được người sử dụng đất hết sức quan tâm, kết quả điều tra cho thấy có 46,67% ý kiến cho rằng khả năng xử lý công việc của cán bộ Văn phòng ĐKQSDĐ là tốt; còn lại có 53,33% ở mức trung bình.

Với trình độ chuyên môn, sự hiểu biết, ý thức và tác phong làm việc của mỗi người khác nhau, nên cũng có trường hợp cán bộ không tận tình, thiếu trách nhiệm với công việc là điều rất dễ xảy ra. Để hạn chế vấn đề này cần giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ, viên chức, kịp thời kiểm tra chấn chỉnh và có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm; Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Văn phòng để nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương của các bộ, viên chức trong giải quyết công việc.

4.4.2.4. Đánh giá mức độ hướng dẫn thông tin của cán bộ khi tiếp nhận hồ sơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả điều tra đánh giá về mức độ hướng dẫn thông tin của cán bộ khi tiếp nhận hồ sơ thể hiện qua Bảng 4.16.

Bảng 4.16. Đánh giá mức độ hướng dẫn của cán bộ trong tiếp nhận hồ sơ

Loại hình của tổ chức, đơn vị Tổng số đơn vị điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Được hướng dẫn đầy đủ Hướng dẫn chưa đầy đủ Số lượng lệ (%) Tỷ lượng Số lệ (%) Tỷ Tổng cộng 30 30 100,0

1.Cơ quan, đơn vị của nhà nước (TCN) 2 2 100,0

2. Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN) 2 2 100,0

3. Quân đội (CQP) 2 2 100,0

4. Công an (CAN) 5 5 100,0

5. Tổ chức kinh tế (TKT) 9 9 100,0

6. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài (TVN) 5 5 100,0

7. Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo (CDS) 5 5 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra thông tin

Kết quả điều tra có 100 % ý kiến đánh giá mức độ được hướng dẫn thông tin của cán bộ là đầy đủ. Thực tế cho thấy để mô hình Văn phòng ĐKQSD đất hoạt động có hiệu quả trước hết phải giải quyết tốt vấn đề về thẩm quyền và trách nhiệm được phân cấp. Cán bộ, viên chức phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên vẫn còn cán bộ năng lực chuyên môn hạn chế, nên hướng dẫn thông tin chưa cụ thể, không đúng trọng tâm, trọng điểm làm cho người sử dụng đất lúng túng trong việc hoàn thiện hồ sơ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.

4.4.2.5. Đánh giá các khoản phí, lệ phí và khả năng tạo nguồn thu tài chính

Mức thu phí, lệ phí đối với các hoạt động của Văn phòng ĐKQSĐ đất tỉnh được thực hiện theo Quyết định số 4426/QĐ-UBND ngày 22/6/2006 và Quyết định 31/2011/Q Đ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh về chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh.

Đây là căn cứ để Văn phòng đăng ký thu các khoản thu phí, lệ phí ngoài việc phải nộp cho ngân sách nhà nước, còn để phục vụ cho các hoạt động thường xuyên của Văn phòng đăng ký. Các khoản thu phí, lệ phí về giao dịch bảo đảm và thẩm định cấp giấy chứng nhận được tổng hợp qua bảng 4.17.

Bảng 4.17. Mức thu phí, lệ phí về giao dịch bảo đảm và phí thẩm định cấp giấy chứng nhận. TT Các trường hợp nộp phí, lệ phí Đơn vị tính Mức thu (đồng) Ghi chú

1 Đăng ký giao dịch bảo đảm Hồ sơ 80.000 Thấp

2 Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản

bảo đảm Hồ sơ 70.000 Thấp

3 Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã

đăng ký Hồ sơ 60.000 Thấp

4 Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm Hồ sơ 20.000 Thấp

5

Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (bao gồm cả trường hợp cung cấp văn bản chứng nhận hoặc bản sao văn bản chứng nhận về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án)

Hồ sơ 30.000 Thấp

6 Tỷ lệ điều tiết nguồn thu:

Giữ lại 80%; Nộp NSNN

20%

Theo quy định

7 Thẩm định cấp GCNQSD đất (lần đầu) cho hộ gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đình, cá nhân Hồ sơ 100.000 Thấp

8 Thẩm định cấp GCN QSD đất (lần đầu) cho các cơ

quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang Hồ sơ 200.000 Thấp

9 Thẩm định cấp GCN QSD đất (lần đầu) cơ sở sản

xuất kinh doanh nông nghiệp Hồ sơ 30.000 Thấp

10 Thẩm định cấp GCN (lần đầu) cho các cơ quan

hành chính, đơn vị sự nghiệp Hồ sơ 200.000

Đúng quy định

11 Cấp đổi, cấp lại GCN khi đăng ký biến động Hồ sơ Thu 50%

cấp lần đầu Thấp

12 Khai thác tài liệu tọa độ, độ cao Điểm 70.000 Thấp

13 Khai thác tài liệu bản đồ các loại Điểm 150.000 Thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 85)