Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 50 - 52)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và tình hình kinh tế-

4.1.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

*/ Vị trí địa lý.

Tỉnh Hải Dương nằm ở toạ độ địa lý Vĩ độ từ 20°43' đến 21°14' độ vĩ Bắc và Kinh độ từ 106°03' đến 106°38' độ kinh Đông. Là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Quảng Ninh. - Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.

- Phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, cách trung tâm Hải Phòng 45 km. - Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 57 km. Là một tỉnh nằm trong vùng đệm quy hoạch thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của vùng chạy qua như Quốc lộ 5, đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 18, QL 37, QL 38.

*/ Địa hình, địa mạo

Tỉnh Hải Dương có địa hình địa mạo phong phú, thay đổi nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam; có hai địa hình rõ rệt:

- Phía Bắc: chủ yếu thuộc thị xã Chí Linh và Kinh Môn là địa hình đồi núi,

đại bộ phận là dạng đồi, núi thấp. Sinh thái cây trồng ở đây là cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây phong cảnh.

- Phía Nam: hầu hết là đồng bằng, địa hình bằng phẳng; sinh thái cây trồng

chủ yếu là trồng lúa, mầu, cây lương thực TP, cây công nghiệp ngắn ngày.

*/ Khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chia bốn mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông).

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm cao từ 83-87%; - Lượng mưa trung bình năm 1500-1950mm.

*/ Thủy văn

Hải Dương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Các sông lớn như sông Thái Bình, sông Phả Lại, sông Đuống, sông Luộc, sông Kinh Thầy... hướng dòng chảy đều có hướng Tây Bắc - Đông Nam và phần hạ lưu thường rộng và sâu, tốc độ dòng chảy chậm. Chế độ thủy văn chia 2 mùa: mùa mưa lũ (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô cạn (từ tháng 11đến tháng 4 năm sau).

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Hải Dương có đặc điểm về đất đai chia làm hai vùng: + Đất đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, thuận lợi cho cây trồng năng suất cao (như lúa, rau màu).

+ Đất đồi núi chiếm 11% diện tích tự nhiên, đất nghèo dinh dưỡng, tầng mặt mỏng thích hợp cây trồng lâm nghiệp, cây phong cảnh, cây ăn quả.

- Tài nguyên khoáng sản: Đối với Hải Dương khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là đá vôi phục vụ sản xuất xi măng với 200 triệu tấn (đủ để sản xuất 4-5 triệu tấn xi măng 1 năm) tập trung chủ yếu ở Kinh Môn; Cao lanh 40 vạn tấn; sét chịu lửa khoảng 80 triệu tấn làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất gốm sứ, gạch men tập trung chủ yếu ở Chí Linh. Boxit ở Kinh Môn, trữ lượng khoảng 200.000 tấn.

- Tài nguyên rừng: Hải Dương có 10.630 ha rừng, trong đó 3.100 ha rừng tự nhiên, 6.800 ha rừng trồng. Nhiều năm qua do bảo vệ chưa tốt số diện tích bị cháy và chặt phá khoảng 1.500 ha.

- Tài nguyên nhân văn: Hải Dương là tỉnh có truyền thống giầu về văn vật có nhiều người thi đỗ đại khoa ở đời Lê và đời Nguyễn, được xem là một trong ba vùng quê của các nhân tài đất Bắc, là vùng đất địa linh nhân kiệt từ trước tới nay đã được sử sách ghi tên với làng tiến sỹ Mộ Trạch, với danh nhân quân sự kiệt xuất Trần Hưng Đạo, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, nhà giáo muôn đời Chu Văn An.

4.1.1.3. Hiện trạng môi trường và sinh thái

Hải Dương có thể khái quát thành 2 khu vực chủ yếu sau:

- Vùng đồi núi: mật độ dân số thấp, diện tích rừng nhiều, ít chịu tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa và được sự bảo tồn của quần thể di tích

sinh thái là Côn Sơn - Kiếp Bạc làm cho môi trường của vùng ít nhiều vẫn giữ được ở trạng thái tự nhiên.

- Vùng đồng bằng: mật độ dân số cao, đất đai được khai thác với cường độ cao cho các mục đích kinh tế - xã hội, quá trình sử dụng đất chưa hợp lý đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học không hợp lý trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp, kết hợp với phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hoá nhanh, các chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt ngày một nhiều, thiếu các cơ sở thu gom và xử lý rác thải đã làm mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 50 - 52)