Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 52 - 56)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và tình hình kinh tế-

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế:

Trong 10 năm từ 2001 - 2010 tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng lên gấp 5 lần từ 6.175 tỷ đồng (2000) tăng lên 30.732 tỷ đồng (2010), GDP bình quân đầu người tăng lên gấp gần 3,5 lần, từ 261USD/người (3,7 triệu đồng/người) được nâng lên 904USD/người (17,9 triệu đồng/người). Năm 2015, GDP của tỉnh đứng thứ 4/11 địa phương và GDP bình quân đầu người đứng thứ 5/11 địa phương trong vùng Đồng bằng Sông Hồng.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu % GDP năm 2010 lần lượt là 13,52% - 68,14% - 18,34%, đến năm 2015 tương ứng với cơ cấu các ngành Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghiệp & xây dựng - Dịch vụ là 10,90% - 71,77% - 17,33%. Trong đó:

- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản năm 2010 đã đạt 14.192 tỷ đồng; đến năm 2015 đạt 16.267 tỷ đồng, tăng bình quân 4,2%/năm

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp & xây dựng năm 2010 đạt 71.547 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 107.108 tỷ đồng; tăng bình quân 71,1%/năm;

- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2010 đạt 19.265 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 25.857 tỷ đồng; tăng bình quân 13,2%/năm.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Ngành Nông, lâm, thủy sản

Giai đoạn 2010 - 2015, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng bình quân 2,1%/năm, trong đó trồng trọt và chăn nuôi tăng bình quân 1,3%/năm, lâm

nghiệp tăng bình quân 2,9%/năm, thủy sản tăng bình quân 9,3%/năm. Quá trình cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp từ 2010 đến 2015, tỷ lệ làm đất bằng máy tăng từ 67,8% lên 85%, vận chuyển bằng máy tăng từ 72% lên 80%, tỷ lệ tuốt lúa bằng máy hiện đạt gần 100%.

Tổng giá trị ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2015 đạt 16.267 tỷ đồng.

- Công nghiệp:

Giai đoạn 2010 - 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh) tăng bình quân 13,7%. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) đạt 65.784 tỷ đồng. Đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) đạt 99.190 tỷ đồng, cơ cấu bao gồm: Công nghiệp cơ khí và sản xuất thiết bị điện - điện tử; Công nghiệp sản xuất kim loại và gia công kim loại; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sinh hoạt và đồ gỗ; Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và thức ăn gia súc; Công nghiệp sản xuất VLXD; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước.

- Xây dựng:

Giai đoạn 2010 - 2015, nhiều công trình, dự án quy hoạch, nâng cấp, xây dựng hạ tầng đô thị, xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch, xây dựng nhà máy nước được thực hiện và hoàn thành. Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng bình quân 9,6%/năm.

- Dịch vụ thương mại:

Các ngành dịch vụ như vận chuyển, kho bãi, du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng đều phát triển nhanh, thu hút nhiều lao động, đóng góp ngày càng tăng vào GDP của Tỉnh, tốc độ tăng trưởng năm 2015 cao gấp 1,5-1,8 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế chung trong giai đoạn 2006-2010. Các hoạt động thương mại thu hút sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, toàn tỉnh hiện có 61.124 cơ sở kinh doanh thương mại và khách sạn, nhà hàng. Năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 12.930 tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần mức của năm 2010, tốc độ tăng bình quân 22%/năm.

Các hoạt động thương mại tăng nhanh, số lượng sơ sở kinh doanh thương mại, sửa chữa nhỏ tăng từ 29.303 (năm 2010) lên 43.397 cơ sở (năm 2015). Thương mại quốc tế tăng nhanh chóng, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu 5 năm (2010-2015) đạt 2.981 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 51%/năm.

- Du lịch:

Toàn tỉnh hiện có 763 cơ sở lưu trú khách du lịch với tổng số 6.104 phòng nghỉ; 110 khách sạn với 2.550 phòng nghỉ; 21 doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển khách du lịch; 13 doanh nghiệp lữ hành; 18 doanh nghiệp kinh doanh điểm dừng chân, mua sắm kết hợp dịch vụ du lịch. Năm 2015, toàn tỉnh đón 1,9 triệu lượt khách du lịch, 571 nghìn lượt khách lưu trú, tổng doanh thu đạt 721 tỷ đồng.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

*/ Dân số: Hải Dương có dân số năm 2005 là 1.685.512 người; năm 2010

là 1.716.411 người; năm 2015 là 1.763.214 người.

+ Dân số trong tuổi lao động năm 2015 là 1.070.491 người, chiếm 60,71% + Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2010 là 0,830%; đến năm 2015 là 0,840%. + Mật độ dân số bình quân cả tỉnh năm 2015 là 1.065 người/km2, cao hơn trung bình cả nước.

*/. Lao động:

Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2010 là 1.029.571 người; năm 2012 là 1.050.520 người; đến năm 2015 là 1.070.491 người, chiếm 60,71% so với dân số trong độ tuổi.

Lao động có trình độ văn hoá khá cao so với nhiều tỉnh, song cán bộ khoa học kỹ thuật trong tổng số còn thấp (chỉ khoảng 9-10%).

*/. Thu nhập:

Mức sống ngày một nâng cao, số hộ giàu đã chiếm khoảng ~ 5%, số hộ nghèo còn không đáng kể và không có hộ đói; đời sống vật chất, tinh thần và văn hoá được cải thiện, 100% số hộ có nhà ở, diện tích bình quân đầu người 16,8m2/người, thấp hơn so với cả nước (17,9m2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1. Hiện trạng phân bổ dân cư năm 2015

TT Đơn vị hành chính Dân số (người)

(31/12/2015) Diện tích (km2) Mật độ dân số (người/ km2) Toàn Tỉnh 1.763.2149 1.656,0 1.065 1 Thành phố Hải Dương 228.528 71,8 3.183 2 Thị xã Chí Linh 164.600 282,0 584

3 Huyện Kinh Môn 163.783 163,5 1.002

4 Huyện Cẩm Giàng 133.159 109,0 1.222 5 Huyện Bình Giang 108.100 104,8 1.031 6 Huyện Nam Sách 116.496 109,1 1.068 7 Huyện Kim Thành 126.496 115,6 1.097 8 Huyện Thanh Hà 156.364 159,1 983 9 Huyện Tứ Kỳ 156.618 170,2 918

10 Huyện Thanh Miện 126.425 122,4 1.033

11 Huyện Gia Lộc 139.055 112,4 1.239

12 Huyện Ninh Giang 143.590 136,1 1.054

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2015)

4.1.2.4. Hệ thống giao thông

- Quốc lộ: có QL 5, 38, 37, 398, 18 và 10, tổng chiều dài 115,6 km, và đặc biệt có đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới được khánh thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2015 chạy qua địa bàn tỉnh Hải Dương có tổng chiều dài 40,2 km.

- Tỉnh lộ: có 18 tuyến chính gồm các tỉnh lộ 388, 389, 390, 390B, 391, 392, 392B, 393, 394, 394B, 395, 396, 396B, 397, 398, 398B, 399... Tổng chiều dài 398 km. Có 90 cầu, 471 cống.

- Huyện lộ: có 27 tuyến phân bố trên 11 huyện, thị xã với tổng chiều dài 353,7 km, có 91 cầu và 308 cống.

- Đường đô thị TP Hải Dương có 94 tuyến phố, tổng chiều dài 61,76 km. - Giao thông nông thôn gồm: Đường xã có 1376,1km; Đường thôn xóm có 4548,7km; Đường đồng ruộng và đường rừng có 2459,3km.

- Mạng lưới sông ngòi là một đặc trưng điển hình của giao thông vận tải thuỷ. - Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa phận Hải Dương dài 46,3km, khổ đường 1m, cấp đường: cấp chủ yếu, có 6 ga.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 52 - 56)