Hiện trạng phân bổ dân cư năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 55 - 63)

TT Đơn vị hành chính Dân số (người)

(31/12/2015) Diện tích (km2) Mật độ dân số (người/ km2) Toàn Tỉnh 1.763.2149 1.656,0 1.065 1 Thành phố Hải Dương 228.528 71,8 3.183 2 Thị xã Chí Linh 164.600 282,0 584

3 Huyện Kinh Môn 163.783 163,5 1.002

4 Huyện Cẩm Giàng 133.159 109,0 1.222 5 Huyện Bình Giang 108.100 104,8 1.031 6 Huyện Nam Sách 116.496 109,1 1.068 7 Huyện Kim Thành 126.496 115,6 1.097 8 Huyện Thanh Hà 156.364 159,1 983 9 Huyện Tứ Kỳ 156.618 170,2 918

10 Huyện Thanh Miện 126.425 122,4 1.033

11 Huyện Gia Lộc 139.055 112,4 1.239

12 Huyện Ninh Giang 143.590 136,1 1.054

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2015)

4.1.2.4. Hệ thống giao thông

- Quốc lộ: có QL 5, 38, 37, 398, 18 và 10, tổng chiều dài 115,6 km, và đặc biệt có đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới được khánh thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2015 chạy qua địa bàn tỉnh Hải Dương có tổng chiều dài 40,2 km.

- Tỉnh lộ: có 18 tuyến chính gồm các tỉnh lộ 388, 389, 390, 390B, 391, 392, 392B, 393, 394, 394B, 395, 396, 396B, 397, 398, 398B, 399... Tổng chiều dài 398 km. Có 90 cầu, 471 cống.

- Huyện lộ: có 27 tuyến phân bố trên 11 huyện, thị xã với tổng chiều dài 353,7 km, có 91 cầu và 308 cống.

- Đường đô thị TP Hải Dương có 94 tuyến phố, tổng chiều dài 61,76 km. - Giao thông nông thôn gồm: Đường xã có 1376,1km; Đường thôn xóm có 4548,7km; Đường đồng ruộng và đường rừng có 2459,3km.

- Mạng lưới sông ngòi là một đặc trưng điển hình của giao thông vận tải thuỷ. - Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa phận Hải Dương dài 46,3km, khổ đường 1m, cấp đường: cấp chủ yếu, có 6 ga.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

a- Thuận lợi:

Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng Sông Hồng, nên Hải Dương được trời phú cho rất nhiều điều kiện thuận lợi như:

- Có vị trí nằm ở trung độ trong hành lang tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nên Hải Dương rất thuận tiện trong quan hệ hỗ trợ và hợp tác giao lưu phát triển kinh tế, thương mại..

- Có lợi thế nằm trong các hành lang kinh tế, hạ tầng kỹ thuật quốc gia như hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, viễn thông ...tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và đặc biệt là trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh để mở rộng phát triển giao lưu kinh tế, thương mại với các tỉnh trong vùng và cả nước.

- Có tài nguyên đất đai phong phú với nhiều diện tích đất nông nghiệp phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Có tài nguyên khoáng sản sét, cao lanh với trữ lượng lớn tập trung ở khu vực đất đồi rừng Chí Linh và Kinh Môn là nguồn nguyên liệu cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ,

- Với vùng đất địa linh nhân kiệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, nên Hải Dương có tiềm năng du lịch tâm linh, du lịch sinh thái cảnh quan, tạo cơ hội phát triển các khu nghỉ ngơi du lịch, giải trí lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

- Có lực lượng lao động phong phú, cần cù, năng động, có văn hoá và tay nghề ngày một nâng cao, có tính hợp tác và tính cộng đồng, nên đáp ứng tốt nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp chất lượng cao, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hoá nhanh.

- Có cơ chế chính sách thông thoáng, lãnh đạo tỉnh biết tận dụng tốt cơ hội, nắm bắt lợi thế nhanh, kịp thời để phát triển công nghiệp, giao thông, đô thị; Sự chỉ đạo linh hoạt, môi trường đầu tư thông thoáng, biết liên kết hợp tác để phát triển.

- Có cơ hội phát triển tốt, cùng chung với cả nước, Việt Nam đã gia nhập WTO, APEC, ASEAN, TPP và các Hiệp định thương mại khác... tạo điều kiện hội nhập thế giới sâu rộng, có điều kiện liên kết, hợp tác đầu tư, phát triển, nên Hải Dương đã và đang thu hút được nhiều vốn FDI, ODA và các vốn đầu tư, viện trợ khác.

Hải Dương được thừa hưởng những đầu tư phát triển từ các công trình vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, các công trình quốc gia trên địa bàn tỉnh, nên cơ hội được tác động qua lại của ba thành phố Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói riêng và tạo sự đột phá trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất của tỉnh nói chung.

b- Khó khăn và thách thức:

- Khí hậu thời tiết chịu ảnh hưởng chung của vùng Đồng bằng Bắc bộ là thất thường, thiên tai hạn hán, lũ lụt, sương muối nên gây khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Tỷ lệ dân số nông thôn và lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất cao, đất chật, mật độ dân số đông, hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn chưa cao.

- Sự chênh lệch ngày càng cao giữa mức sống do sự chênh lệch phát triển đô thị - nông thôn, giữa vùng trung tâm, vùng bắc và nam của tỉnh và giữa các huyện - thành phố, đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn.

- Hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tuy có ưu thế, song so với nhu cầu phát triển vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là khu vực nông thôn nguồn nhân lực có trình độ thấp, lao động thiếu việc làm, nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết triệt để. Hạ tầng đô thị chưa được cải tạo nâng cấp đồng bộ, hạ tầng nông thôn còn kém phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các cơ sở tạo vùng, tạo liên kết đô thị như đầu tư xây dựng điểm đô thị, khu-cụm công nghiệp, các trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao... đã có, nhưng mới bước đầu phát triển, nên chưa khai thác triệt để lợi thế gần Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long.

- Một thách thức mới xuất hiện nhưng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ nếu không có giải pháp kịp thời, đó là vấn đề tác động xấu của môi trường công nghiệp, môi trường đô thị và môi trường sinh thái ở các khu vực: Phả Lại - Chí Linh, Nhị Chiểu - Kinh Môn, TP Hải Dương và các KCN dọc trục lộ giao thông chính... sẽ phải chịu hậu quả khôn lường. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan sống của con người.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Được sự chỉ đạo chặt chẽ của tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quan tâm hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề nếp, thực hiện đúng chính sách đất đai của Nhà nước. Việc giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP đã được triển khai đều khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Công tác lập thủ tục thực hiện các quyền về sử dụng đất theo Nghị định 17/CP, công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, lập thủ tục đề nghị cấp địa điểm, giao đất cho thuê đất cho các cá nhân, tổ chức được tiến hành theo đúng quy định hướng dẫn của ngành.

Từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2004), công tác quản lý đất đai đã có nhiều đổi mới so với trước. Pháp luật đất đai đã được chấp hành tốt hơn, số vụ vi phạm trong quản lý và sử dụng đất giảm nhiều. Đã khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, giao đất không đúng đối tượng.

Luật Đất đai năm 2013 được ban hành cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đây là một trong những văn bản pháp luật thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của nhân dân. Với một hệ thống quy phạm khá hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, rõ ràng so với Luật Đất đai ban hành trước kia. Luật đề cập đến nhiều quan hệ đất đai phù hợp với thực tế, đặc biệt là đã thể hiện những quan điểm đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Pháp luật về đất đai đã tạo ra khung pháp lý mang tính khả thi cao, thuận lợi cho công tác quản lý, được đông đảo nhân dân đồng tình.

Để khắc phục những nhược điểm, bất cập trong hệ thống pháp luật đất đai hiện hành, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, cần thiết đánh giá thực trạng để đưa ra giải pháp thực hiện Luật Đất đai năm 2013 tốt hơn.

Trong những năm qua công tác quản lý đất đai trên tất cả các lĩnh vực công tác, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường, nguồn lực tài nguyên và môi trường được phát huy, có đóng góp quan trọng cho ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững. Kết quả đạt được trong năm 2015 của toàn ngành cụ thể như sau:

- Trong lĩnh vực đất đai: Toàn tỉnh đã tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ về tổng hợp tình hình thi hành pháp luật đất đai, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, bổ sung các quy định cụ thể; Triển khai rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp tỉnh, cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 của cấp tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015 và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về sử dụng đất lúa, thu hồi đất; Hướng dẫn, đôn đốc triển khai lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của cấp huyện; Công tác chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quỹ đất lúa theo quy định của Chính Phủ và quy hoạch, kế hoạch sử dung đất các cấp đã được phê duyệt;

- Tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó đã tập trung đôn đốc và triển khai thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản cho các tổ chức kinh tế, các cá nhân (đến nay đã cấp được cho 2.237 tổ chức sử dụng đất, với 3026 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 5.510,8 ha, đạt gần 80%; đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho 484.571 hộ, đạt 94,4%, với diện tích

14.766,06 ha, đạt 95,64%);

- Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc và xử lý những vướng mắc để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án; Thực hiện công tác xác định giá đất cho các dự án, cho đấu giá quyền sử dụng đất của các địa phương theo đúng quy định của pháp luật; Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các chủ dự án, các chủ đầu tư đẩy nhanh thực hiện các dự án và nộp tiền sử dụng đất; Rà soát, tổng hợp và đôn đốc các địa phương kiểm tra, xử lý đối với những vi phạm trong việc giao đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, vi phạm trên đất chuyển đổi.

- Về lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu: Tiếp tục rà soát một số quy hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Xây dựng và trình Chính phủ về dự án khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, rà soát, cấp phép khai thác khoáng sản, cấp phép khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước cho các tổ chức, cá nhân. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, trong đó tập trung thực hiện công tác

kiểm tra việc khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản, bảo vệ chất lượng nguồn nước; Tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đoàn liên ngành, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý hành chính đối với một số tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về khoáng sản.

- Về lĩnh vực môi trường: Thường xuyên phối hợp với các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội, các hội, liên minh hợp tác xã tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ môi trường; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường cho công nhân xăng dầu, cho các hội viên thuộc liên minh hợp tác xã của tỉnh. Tiếp tục triển khai công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục thực hiện các biện pháp, các giải pháp về bảo vệ môi trường khu vực nông thôn gắn với việc xây dựng nông thôn mới; Phối hợp tổ chức kiểm tra, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hàng năm. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn thiện các thủ tục, các biện pháp, các công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Kiểm tra chất lượng nguồn nước thải, thu gom và xử lý nguồn chất thải nguy hại của một số cơ sở xả thải lớn; Tiếp tục hoàn thiện và báo cáo UBND tỉnh đề án xử lý rác sinh hoạt khu vực nông thôn. Phối hợp khảo sát, đề nghị tỉnh Hưng Yên và Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra khu vực ô nhiễm nguồn nước tại Sông Cửu An. Tiếp tục quan trắc, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường nguồn nước, môi trường không khí và môi trường đất trên địa bàn tỉnh.

- Về công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được phối hợp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh. Tổ chức các cuộc thanh tra theo kế hoạch, chỉ đạo của UBND tỉnh, theo kiến nghị của các tổ chức, cá nhân; thanh tra, kiểm tra 29 cuộc đối với 231 tổ chức, cá nhân. Xử phạt, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính 40 đơn vị; kiến nghị truy thu tiền thuê đất đối với 02 đơn vị; kiến nghị thu hồi 19,53 ha đất đối với 08 đơn vị sử dụng sai mục đích hoặc quá thời gian không sử dụng đất theo quy định.

- Thực hiện kế hoạch thu thập tài liệu lưu trữ theo quy định; tổ chức cung cấp thông tin về lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho các tổ chức, cá nhân. Tiếp tục thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Hải Dương.

- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng được từng bước đi vào nề nếp, trong đó Bản đồ địa chính đất canh tác của 12 huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh ở các tỷ lệ 1/2000, 1/1000 đã hoàn thành trong giai đoạn từ năm 2005-2009. Bản đồ địa chính đất khu vực dân cư tỷ lệ 1/1000; 1/500 cũng đang trong giai đoạn hoàn thành và nghiệm thu. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trong các kỳ kiểm kê đất đai năm 2005, 2010, gần đây nhất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của tỉnh đã hoàn thành và giao nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất các cấp được thành lập thông qua công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 55 - 63)