Đánh giá mức độ hướng dẫn của cán bộ trong tiếp nhận hồ sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 91 - 109)

Loại hình của tổ chức, đơn vị Tổng số đơn vị điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Được hướng dẫn đầy đủ Hướng dẫn chưa đầy đủ Số lượng lệ (%) Tỷ lượng Số lệ (%) Tỷ Tổng cộng 30 30 100,0

1.Cơ quan, đơn vị của nhà nước (TCN) 2 2 100,0

2. Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN) 2 2 100,0

3. Quân đội (CQP) 2 2 100,0

4. Công an (CAN) 5 5 100,0

5. Tổ chức kinh tế (TKT) 9 9 100,0

6. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài (TVN) 5 5 100,0

7. Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo (CDS) 5 5 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra thông tin

Kết quả điều tra có 100 % ý kiến đánh giá mức độ được hướng dẫn thông tin của cán bộ là đầy đủ. Thực tế cho thấy để mô hình Văn phòng ĐKQSD đất hoạt động có hiệu quả trước hết phải giải quyết tốt vấn đề về thẩm quyền và trách nhiệm được phân cấp. Cán bộ, viên chức phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên vẫn còn cán bộ năng lực chuyên môn hạn chế, nên hướng dẫn thông tin chưa cụ thể, không đúng trọng tâm, trọng điểm làm cho người sử dụng đất lúng túng trong việc hoàn thiện hồ sơ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.

4.4.2.5. Đánh giá các khoản phí, lệ phí và khả năng tạo nguồn thu tài chính

Mức thu phí, lệ phí đối với các hoạt động của Văn phòng ĐKQSĐ đất tỉnh được thực hiện theo Quyết định số 4426/QĐ-UBND ngày 22/6/2006 và Quyết định 31/2011/Q Đ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh về chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh.

Đây là căn cứ để Văn phòng đăng ký thu các khoản thu phí, lệ phí ngoài việc phải nộp cho ngân sách nhà nước, còn để phục vụ cho các hoạt động thường xuyên của Văn phòng đăng ký. Các khoản thu phí, lệ phí về giao dịch bảo đảm và thẩm định cấp giấy chứng nhận được tổng hợp qua bảng 4.17.

Bảng 4.17. Mức thu phí, lệ phí về giao dịch bảo đảm và phí thẩm định cấp giấy chứng nhận. TT Các trường hợp nộp phí, lệ phí Đơn vị tính Mức thu (đồng) Ghi chú

1 Đăng ký giao dịch bảo đảm Hồ sơ 80.000 Thấp

2 Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản

bảo đảm Hồ sơ 70.000 Thấp

3 Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã

đăng ký Hồ sơ 60.000 Thấp

4 Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm Hồ sơ 20.000 Thấp

5

Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (bao gồm cả trường hợp cung cấp văn bản chứng nhận hoặc bản sao văn bản chứng nhận về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án)

Hồ sơ 30.000 Thấp

6 Tỷ lệ điều tiết nguồn thu:

Giữ lại 80%; Nộp NSNN

20%

Theo quy định

7 Thẩm định cấp GCNQSD đất (lần đầu) cho hộ gia

đình, cá nhân Hồ sơ 100.000 Thấp

8 Thẩm định cấp GCN QSD đất (lần đầu) cho các cơ

quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang Hồ sơ 200.000 Thấp

9 Thẩm định cấp GCN QSD đất (lần đầu) cơ sở sản

xuất kinh doanh nông nghiệp Hồ sơ 30.000 Thấp

10 Thẩm định cấp GCN (lần đầu) cho các cơ quan

hành chính, đơn vị sự nghiệp Hồ sơ 200.000

Đúng quy định

11 Cấp đổi, cấp lại GCN khi đăng ký biến động Hồ sơ Thu 50%

cấp lần đầu Thấp

12 Khai thác tài liệu tọa độ, độ cao Điểm 70.000 Thấp

13 Khai thác tài liệu bản đồ các loại Điểm 150.000 Thấp

14 Thông tin đất đai về hồ sơ cấp GCNQSDĐ Hồ sơ 45.000 Thấp

15 Cung cấp thông tin cho 1 nội dung khai thác Văn

bản 20.000 Thấp

Mức thu phí, lệ phí như trên được các tổ chức chấp nhận thực hiện, với hầu hết các khoản thu đều thấp hơn so với quy định của UBND tỉnh. Năm 2015 Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh đã thu tổng số tiền phí và lệ phí được 221.970.000 đồng, trong đó trích lại theo quy định để chi cho hoạt động của đơn vị là 155.809.000 đồng, nộp ngân sách nhà nước 66.161.000 đồng.

Ngoài khoản phí, lệ phí theo quy định trên, Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh còn có nguồn thu từ hoạt động dịch vụ khác là 895.462.000 đồng, trong đó trích nộp ngân sách nhà nước 77.675.000 đồng, đơn vị giữ lại để chi cho hoạt động là 817.787.000 đồng. Nguồn thu này đơn vị được hạch toán thu chi và sử dụng khoản chênh lệch, đây là nguồn thu chính để chi trả lương và các khoản khác cho lao động hợp đồng ngoài biên chế. Việc Văn phòng ĐKQSD đất đã tạo được nguồn thu từ hoạt động dịch vụ để hợp đồng lao động, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, tăng hiệu quả hoạt động nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao là rất cần thiết.

Với mức thu như trên là tương đối thấp so với thực tế công việc phải thực hiện, nhưng Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh cũng chỉ trang trải việc chi trả lương cho viên chức và người lao động, không tích lũy được kinh phí để mua thiết bị phục vụ hoạt động. Vì vậy nhằm nâng cao mức sống cho người lao động và đảm bảo cho hoạt động của VP ĐKQSD đất tỉnh, cần tạo cơ chế chính sách tăng nguồn thu nhằm xây dựng Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh theo hướng phát triển bền vững.

Qua kết quả điều tra cho thấy ngoài những khoản phí lệ phí phải đóng theo quy định của UBND tỉnh, khi đến làm các thủ tục tại Văn phòng đăng ký QSDĐ, các tổ chức không phải đóng bất kỳ một khoản chi phí nào khác.

4.4.2.6. Đánh giá mức độ liên hệ công việc giữa Văn phòng ĐKQSDĐ cấp tỉnh với Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện

Theo kết quả thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký QSDĐ, mối liên hệ giữa Văn phòng ĐK cấp tỉnh với cấp huyện là quan hệ 2 chiều, sự phối kết hợp đồng bộ với nhau trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định.

Vì vậy qua kết quả điều tra phỏng vấn những tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác tại Văn phòng đăng ký QSD đất tỉnh (Mẫu 2) cho thấy mức độ liên hệ công việc giữa 2 cấp luôn giữ mối liên hệ thường xuyên đạt 100% ý kiến được hỏi.

4.4.2.7. Đánh giá chiều hướng phát triển của Văn phòng ĐKQSDĐ tỉnh

Qua kết quả điều tra phỏng vấn những tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác tại Văn phòng đăng ký QSD đất tỉnh (Mẫu 2) cho thấy về chiều hướng phát triển của Văn phòng ĐKQSDĐ tốt hơn hiện nay là 93.3%; giữ mức như hiện nay là 6.7%; kém hơn hiện nay là 0%.

Như vậy với đại đa số các tổ chức, cá nhân được hỏi đều muốn Văn phòng đăng ký có chiều hướng phát triển tốt hơn hiện nay, đó là xu thế chung và cũng là mục tiêu phấn đấu phát triển của hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai trên toàn quốc để đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.

4.4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Hiện nay hệ thống quản lý đất đai đang trong quá trình hoàn thiện để thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai. Từ thực trạng hoạt động của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh Hải Dương và qua nghiên cứu hệ thống quản lý đất đai trong nước, kinh nghiệm quốc tế. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh (sau này là Văn phòng đăng ký đất đai) cần thực hiện một số giải pháp sau:

4.4.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng đất. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của mô hình Văn phòng ĐKĐĐ. Chủ trương, quy định về cải cách hành chính trong quản lý đất đai của Nhà nước, cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất trong đăng ký đất đai. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động công tác tại Văn phòng ĐKĐĐ.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai để tìm ra những chồng chéo, bất cập ở một số văn bản pháp luật, để tìm ra giải pháp khắc phục.

4.4.3.2. Giải pháp về cải cách hành chính

Trong cải cách hành chính, thủ tục về đăng kí đất đai theo quy định hiện nay còn rườm rà, quy trình phối hợp phức tạp, mất thời gian. Để giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian hoàn thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai cần:

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng quy trình phối hợp giữa Văn phòng ĐKĐĐ với các phòng ban, đơn vị và các cơ quan liên quan để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.

- Giảm thủ tục công chứng, chứng thực tại cơ quan công chứng, UBND cấp xã, phường khi thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký, cấp GCNQSD đất.

- Bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ cho Văn phòng ĐKĐĐ tự thu các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định về đất đai (trước đây phải gửi thông tin nghĩa vụ tài chính cho cơ quan thuế để xác định tài chính và lại nộp tiền ở kho bạc).

- Đổi mới phương thức làm việc, cách ứng xử trong giao tiếp, chọn cử những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thông tin kịp thời, đầy đủ và dễ hiểu, tránh tình trạng cá nhân, tổ chức đến làm thủ tục không biết phải thực hiện từ đâu, nội dung phải thực hiện thế nào để hoàn thiện hồ sơ.

Vì vậy giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, trong đó có đổi mới phương thức làm việc, cách ứng xử trong giao tiếp là biện pháp phải luôn được chú trọng, quan tâm nhằm đem lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho Văn phòng Đăng ký đất đai sau này.

4.4.3.3. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phải hoàn thiện kiện toàn bộ máy Văn phòng đăng ký đất đai (một cấp), trong thời gian tới cần phải:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai, trong đó phải quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai và các đơn vị liên quan; mối quan hệ phối kết hợp giữa các đơn vị, nhằm khắc phục tình trạng vừa chồng chéo vừa sơ hở, quy trình làm việc cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai và với các đơn vị có liên quan.

- Xây dựng tiêu chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp, tạo điều kiện để cán bộ, viên chức và người lao động phấn đấu rèn luyên nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn và tinh thần phục vụ; đồng thời làm căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi cần.

Do đó hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hải Dương trong thời gian gần đây là giải pháp cần thiết.

4.4.3.4. Giải pháp về cơ chế hoạt động, tài chính

Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, tuy nhiên cơ chế tài chính của mô hình này lại chưa rõ ràng. Là đơn vị sự nghiệp được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động, còn lại tiền lương của lao động hợp đồng được trả từ nguồn thu các hoạt động dịch vụ. Do đó để hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh phí hỗ trợ của nhà nước cần:

- Có quy định cụ thể về cơ chế tài chính theo hướng đảm bảo nguồn thu, ổn định cho mô hình hoạt động của hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai.

- Tăng nguồn thu tài chính từ hoạt động dịch vụ khác để hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai tự đảm bảo chi phí hoạt động theo hướng lâu dài và bền vững, không phụ thuộc vào kinh phí Nhà nước cấp.

- Hoàn thiện quy chế làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai, trong đó phải quy định rõ trình tự thủ tục từng công việc, phân công trách nhiệm của từng phòng chuyên môn và từng chức danh lãnh đạo, cán bộ, viên chức làm việc tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Vì vậy với cơ chế hoạt động trơn chu, đồng bộ và cơ chế tài chính rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Văn phòng đăng ký đất đai hoạt động hiệu quả hơn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chức năng được giao trong thời gian tới.

4.4.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức Văn phòng ĐKĐĐ là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại Văn phòng ĐKĐĐ. Hiện nay, một số cán bộ, viên chức còn một số hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức Văn phòng ĐKĐĐ là rất quan trọng. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đạt được là tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao, năng động trong xử lý tình huống. Đồng thời đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên đổi mới phương thức làm việc, sáng tạo, tư duy nhanh nhạy để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; Việc đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, viên chức trong hệ thống Văn phòng ĐKĐĐ có ý nghĩa rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể, với những chủ sử dụng đất cụ thể.

Vì thế giải pháp cho đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực cho hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ là cần thiết trong thời gian tới.

4.4.3.6. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

Để hệ thống Văn phòng ĐKĐĐ hoạt động hiệu quả hơn, đảm nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao thì một trong những điều kiện không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. Việc đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những phương tiện cần thiết và đồng bộ như: Máy toàn đạc điện tử, máy in khổ to, máy vi tính và các loại máy in, phần mềm chuyên dùng đáp ứng được cho công tác thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và cập nhật thông tin đất đai.

Tuy nhiên hiện nay với Văn phòng đăng ký QSD đất không chỉ phòng làm việc hạn hẹp (4 phòng với diện tích 100m2 cho 19 người, kho lưu trữ, tài

liệu, máy móc) mà còn hệ thống trang thiết bị máy móc cũ kỹ, chắp vá, không

đồng bộ.

Vì vậy giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho Văn phòng đăng ký đất đai trong giai đoạn tới là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.

4.4.3.7. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ

Hiện tại công tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính tại Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh Hải Dương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc hoàn thiện hồ sơ địa chính dạng số, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính chung của tỉnh. Để dần hình thành hệ thống quản lý đất đai hiện đại, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 91 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)