Đánh giá chung về hoạt động của Văn phòng dăng ký quyền sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 81 - 85)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.1.Đánh giá chung về hoạt động của Văn phòng dăng ký quyền sử dụng

4.4.1. Đánh giá chung về hoạt động của Văn phòng dăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Hải Dương dụng đất tỉnh Hải Dương

Nhìn chung sau khi thành lập, Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh Hải Dương đã ổn định tổ chức và triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. Hoạt động của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh có nhiều bước phát triển đem lại hiệu quả cao, cán bộ chuyên môn nắm bắt được công việc. Số lượng

GCN cấp cho các tổ chức năm sau nhiều hơn năm trước. Công tác lập, chính lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm đất đai được thực hiện theo quy định.

4.4.1.1. Kết quả đạt được

Kết quả hoạt động của hệ thống Văn phòng đăng ký QSD đất đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua kết quả điều tra tổng số các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương tính đến 31/12/2015 là 3.630 tổ chức với 6.008 thửa đất, trong đó tổng số đã cấp được 2.237 giấy CNQSD đất (đạt 37,23%) còn 3.771 thửa đất cần được tiếp tục cấp GCNQSD đất trong thời gian tới.

Lực lượng chuyên môn về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đã được gia tăng hơn nhiều lần so với trước đây và đã trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, mang tính chuyên môn sâu, ít bị chi phối bởi các công việc mang tính sự vụ khác về quản lý đất đai của cơ quan Tài nguyên và Môi trường từng cấp. Hơn nữa đã phân biệt rõ công việc mang tính sự nghiệp với công việc quản lý nhà nước trong hoạt động đăng ký, cấp Giấy chứng nhận. Trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các thủ tục cấp Giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính về đất đai. Vì vậy đã cải cách thủ tục theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận QSDĐ hơn rất nhiều so với Luật Đất đai 2003.

Trong những năm qua đã chỉnh lý biến động đất đai trên 138 sổ địa chính, 232 sổ mục kê với 2124 hồ sơ được thực hiện đăng ký, chỉnh lý biến động tại Văn phòng đăng ký QSDĐ. Cung cấp thông tin địa chính với 483 hồ sơ và chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính cho cơ quan thuế với 1665 lượt hồ sơ.

Công tác trích lục, trích đo địa chính khu đất, tài sản gắn liền với đất là hoạt động dịch vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho Văn phòng với tổng số hồ sơ đã thực hiện đo đạc là 729 hồ sơ với diện tích 2038.71 ha.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm hiện nay đều do Văn phòng đăng ký thực hiện việc đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp số liệu và xây dựng báo cáo trình UBND tỉnh và Bộ TN&MT theo quy định.

Công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh thực hiện các giao dịch bảo đảm tại Văn phòng cũng được thực hiện thường xuyên, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng số hồ sơ đăng ký thế chấp là 1085 hồ sơ, đăng ký xóa thế chấp là 887 hồ sơ, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp là 248 hồ sơ.

Việc hình thành hệ thống Văn phòng ĐKĐĐ cũng góp phần hỗ trợ rất tích cực cho cấp xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa do sự thiếu hụt về nhân lực và hạn chế về năng lực chuyên môn trong việc triển khai thực hiện cấp Giấy chứng nhận, lập và quản lý, chỉnh lý biến động đất đai ở địa phương.

Từ kết quả trên cho thấy việc thành lập hệ thống Văn phòng ĐKĐĐ tại các tỉnh là một chủ trương đúng đắn phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai và đáp ứng được quyền và lợi ích của người sử dụng đất.

4.4.1.2. Một số hạn chế

- Về tổ chức bộ máy: Theo quy định của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hệ

thống Văn phòng ĐKĐĐ được thành lập theo một cấp, nhưng đến nay Hải Dương là 1 trong 12 tỉnh, thành phố chưa thành lập xong Văn phòng đăng ký đất đai.

- Về cơ chế hoạt động, tài chính: Cơ chế hoạt động của Văn phòng vẫn còn

phụ thuộc nhiều vào các cơ quan liên quan, điều đó làm hạn chế tính chủ động trong một số công tác hoạt động chuyên môn của Văn phòng.

- Về nguồn nhân lực: Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh còn rất hạn chế về số

lượng và kinh nghiệm công tác, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về áp lực công việc; đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận QSD đất chậm và sự hạn chế trong việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính hiện nay.

- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật: Văn phòng ĐKQSDĐ có cơ sở vật chất còn

rất hạn chế, đặc biệt diện tích phòng làm việc chật hẹp (4 phòng có tổng diện tích 100m2 ) các trang thiết bị đã cũ, kho lưu trữ hạn hẹp nên việc lưu trữ hồ sơ địa chính phục vụ khai thác sử dụng và cung cấp thông tin đất đai gặp rất nhiều khó khăn;

- Về chức năng, nhiệm vụ: Văn phòng đăng ký QSD đất đã thực hiện tốt

các nhiệm vụ theo luật định, nhưng còn có sự chồng chéo với một số đơn vị khác của Sở, nhất là với Trung tâm phát triển Quỹ đất và Trung tâm TN&MT trong lĩnh vực đo đạc lập hồ sơ địa chính.

- Về công tác chuyên môn: Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống hồ

sơ địa chính (bản đồ địa chính, các loại sổ sách..) chưa được đầu tư đồng bộ, nên gây khó khăn cho việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận và cập nhật, quản lý và chỉnh lý biến động đất đai ở 3 cấp; Khối lượng công việc nhiều cộng với áp lực công việc lớn dẫn đến việc thực hiện một số công việc chuyên môn như đăng ký, cấp giấy chứng nhận còn chậm thời gian so với quy định.

- Về cải cách thủ tục hành chính: Một số quy định trong bộ thủ tục cải cách hành chính còn rườm rà, quy trình xử lý mất nhiều khâu trung gian, gây khó khăn cho cán bộ thực hiện cũng như các tổ chức, cá nhân sử dụng đất.

- Về mối liên hệ: Sự phối kết hợp giữa Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh với

các phòng chuyên môn của Sở, với phòng Tài nguyên - Môi trường và Văn phòng ĐKQSD đất cấp huyện chưa chặt chẽ, chưa thống nhất trong xử lý giải quyết một số công việc chuyên môn nghiệp vụ.

4.4.1.3. Nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế trong hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh

Từ kết quả hoạt động của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh Hải Dương và thực trạng hoạt động của hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai kinh nghiệm trong nước cũng như kinh nghiệm quốc tế, chúng tôi thấy rằng Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân sau:

- Do UBND tỉnh chưa phê duyệt đề án thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, nên cơ cấu tổ chức bộ máy và các hoạt động của Văn phòng ĐKQSDĐ vẫn hoạt động theo mô hình cũ, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lý của một số cán bộ, viên chức và người lao động bị dao động, chưa yên tâm công tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do cơ chế hoạt động tài chính chưa rõ ràng, chưa phân biệt cụ thể giữa hoạt động hành chính công và dịch vụ công. Chưa tạo cơ chế tài chính thông thoáng cho hoạt động của VPĐKQSDĐ theo hướng chủ động của đơn vị sự nghiệp dịch vụ công lập.

- Do thời gian vừa qua lực lượng chỉ tiêu biên chế của Văn phòng ĐKQSD đất không được bổ sung kịp thời mà chỉ tăng thêm lao động hợp đồng, hơn nữa cần phải tạo điều kiện cho cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Vì vây có thể đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chưa cao, một số công việc còn chậm tiến độ so với quy định.

- Do điều kiện cơ sở vật chất của Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động chuyên môn, thiếu phòng làm việc và diện tích phòng làm việc quá chật chội so với số lượng cán bộ. Hệ thống trang thiết bị tại Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh chưa được trang bị đầy đủ, chưa lắp đặt

kết nối mạng máy tính đồng bộ, cũng như kết nối hệ thống thông tin đất đai giữa Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh với Văn phòng ĐKQSD đất cấp huyện (mạng diện rộng WAN) để quản lý, cập nhật và chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính đồng bộ, hiệu quả hơn.

- Do có sự chồng chéo về một số chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của các phòng, đơn vị thuộc Sở, nên một số trường hợp trong thực hiện nhiệm vụ không có sự thống nhất, đồng thuận, phối hợp với nhau là điều dễ hiểu.

- Do hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính chưa hoàn thiện, quy trình cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính lại phức tạp và trùng lặp, nhất là trong điều kiện khó khăn về kinh phí, nhân lực; đây là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng hồ sơ địa chính không được lập, cập nhật và chỉnh lý đầy đủ, thống nhất, dẫn đến tình trạng nội dung hồ sơ địa chính không đăng ký đồng bộ giữa các cấp trong thời gian vừa qua.

- Do các quy định về cải cách thủ tục hành chính chưa theo kịp với nhu cầu thực tế, vẫn còn bất cập trong một số quy trình khi tiếp nhận hồ sơ. Việc phối kết hợp hoạt động chuyên môn với các phòng thuộc Sở và trong hệ thống Văn phòng ĐKQSD đất các cấp tuy có thường xuyên, nhưng thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Vai trò tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Văn phòng ĐKQSD đất cấp tỉnh đối với các Văn phòng ĐKQSD đất cấp huyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa hiệu quả (do không quản lý theo ngành dọc); các Văn phòng ĐKQSD đất cấp huyện ít trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh hải dương (Trang 81 - 85)