Bảng đánh giá mối quan hệ cấp trên – cấp dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội) (Trang 63 - 64)

Nội dung đánh giá

Trả lời: Có Trả lời: Không

Số

lƣợng %

Số

lƣợng %

1) Phân biệt đối xử giữa các CBNV

39.00 16.32 200.00 83.68 2) Chia bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ 29.00 12.13 210.00 87.87 3) CBNV cảm thấy chán làm việc, không tập trung,

chơi trong giờ 34.00 14.23 205.00 85.77 4) Nhà quản lý không quan tâm đến đời sống nhân viên 33.00 13.81 206.00 86.19 5) Tâm lý CBNV hoang mang, lo sợ 33.00 13.81 206.00 86.19

Văn hóa ứng xử giữa CBNV với khách hàng:

Văn hóa giao tiếp với khách hàng là một điều rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh của SHB. Bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào của SHB đều hướng tới khách hàng, do vậy việc làm thế nào để các sản phầm ấy được đến sâu rộng tới khách hàng, được khách hàng tin yêu và lựa chọn không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào chiến lược Marketing, quảng bá sản phẩm … mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ ứng xử trong cách giao tiếp của CBNV với khách hàng.

Nhận thức được điều này, SHB đã xây dựng các tiêu chuẩn giao tiếp với khách hàng, trong đó nêu rõ các quy chuẩn về hình ảnh, trang phục, cách giao tiếp với khách hàng, thái độ giao dịch lịch sự, khiêm tốn “CBNV ngân hàng giao tiếp với khách hàng cần mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, kiểu trang điểm, kiểu tóc phải phù hợp với tính chất dịch vụ của ngân hàng, tranh gây phản cảm với khách hàng, chào đón niềm nở khách hàng, luôn giữ thái độ lịch sự, khiêm tốn với khách hàng trong suốt quá trình giao dịch” Bên cạnh đó, SHB còn quy định về giao dịch với khách hàng qua điện “không để chuông điện thoại reo 03 hồi, cần xưng tên, phòng, ngân hàng sau đó trao đổi các nội dung khách hàng quan tâm”.

Như vậy, về cơ bản các quy định trong giao tiếp khách hàng đã được SHB xây dựng rất cụ thể và chi tiết. Điều này giúp định hướng hành vi của nhân viên ngân hàng khi ứng xử với khách hàng, tạo nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động giao tiếp kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB trên thị trường.

Phong cách quản lý của SHB: Phong cách quản lý là tổng thể những cách thức tác động đến cá nhân và tập thể người lao động nhằm khuyến khích, động viên, thúc đẩy NLĐ hoàn thành tốt công việc. Trong bất kỳ một tổ chức nào, phong cách quản lý được sử dụng như một công cụ quan trọng để nhà quản lý hoàn thành được mục tiêu đề ra. Tại SHB, hầu như CBNV khá hài lòng về phong cách lãnh đạo của cấp quản lý SHB sau sáp nhập. Tuy nhiên, còn một bộ phận CBNV của HBB cũ không hài lòng về phong cách lãnh đạo của cấp quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội) (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)