Kiến về thay đổi đồng phục của SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội) (Trang 57 - 58)

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Khi mặc một bộ trang phục trong suốt thời gian dài, đại đa số mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ sẽ cảm thấy nhàm chán. Dù bộ quần áo đó vẫn còn tốt nhưng con người luôn có sự đổi mới. Đây cũng là điều phù hợp với quy luật tâm lý của con người. Điều này góp phần lý giải cho các ý kiến đề nghị thay đổi đồng phục. Kết quả khảo sát cho thấy 46.44% ý kiến đồng ý với việc đổi đồng phục, 53.56% ý kiến cho rằng việc thay đổi đồng phục là không cần thiết. Rõ ràng việc thay đổi đồng phục có hai luồng ý kiến khác nhau và sự chênh lệch là không nhiều. Dù sao, đây cũng là một thông tin tham khảo để Ban lãnh đạo Ngân hàng SHB có những quyết sách về đồng phục cho phù hợp. CBNV đều mong muốn mặc đồng phục đẹp, cảm thấy thoải mái và đặc biệt họ muốn được tự hào khi người khác chỉ cần nhìn vào bộ trang phục là biết ngay họ đang làm việc cho Ngân hàng SHB, một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

- Kiến trúc và bố trí công sở:

Hiện nay, sau khi sáp nhập HBB có 1 trụ sở chính và 300 chi nhánh, phòng giao dịch. Tuy nhiên, có thể nói Trụ sở chính của SHB là biểu hiện đặc trưng nhất về văn hóa doanh nghiệp của SHB. Điều này thể hiện qua cách bài trí, kiến trúc cũng như các hình ảnh, biểu tượng mang bản sắc riêng của SHB sau sáp nhập.

Sau khi sáp nhập, số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại Trụ sở chính đã tăng lên gấp đôi (từ 354 CBNV thành 757 CBNV), do vậy, Trụ sở chính đã được thiết kế lại sao cho vẫn giữ nguyên được những tinh hoa văn hóa của SHB trước đây như: Bố trí cây cảnh tại các Phòng/Ban/Trung tâm tạo cảm giác thư giãn cho CBNV; chuẩn hóa các màu sắc mang đặc trưng của SHB là màu cam và màu xanh, thiết kế quầy giao dịch tiện lợi cho việc giao dịch với khách hàng và cũng đảm bảo tính an toàn khi làm việc. Do các Phòng/Ban được mở rộng hơn nên dưới tầng 1 chỉ tập

0 50 100 SHB HBB Khác 43.53 54.1 25 56.47 45.9 75 Không Có

trung cho Bộ phận giao dịch làm việc, các Bộ phận hành chính và hỗ trợ kinh doanh được bố trí từ tầng 2 trở lên. Từng vị trí làm việc của các CBNV được phân cách bởi những tấm kính dài 1,5m, có màu chủ đạo là xanh và da cam. Việc thiết kế các tấm kính này tạo cảm giác cho không gian làm việc của SHB trở nên rộng rãi hơn, có thể bố trí được nhiều vị trí ngồi hơn và Phòng/Ban thuận tiện trong tác nghiệp.

Do số lượng CBNV quá lớn, trụ sở chính phải bố trí 50% Phòng/Ban còn lại sang 81 Trần Hưng Đạo. Nhưng về thiết kế chủ đạo vẫn giữ nguyên phong cách, các kiến trúc đặc trưng của SHB.

Việc sắp xếp chia phòng/Ban sang khu vực khác nhau gây ra hạn chế trong việc phối hợp giữa các đơn vị. Thứ nhất, ban lãnh đạo tập trung tại 77 Trần Hưng Đạo, hạn chế trong vấn đề gặp gỡ, trao đổi, xử lý công việc đối với các Phòng/Ban tại 81 Trần Hưng Đạo, 72 Hàng Trống … Việc thực hiện công việc rất mất thời gian và thiếu sự chuyên nghiệp khi phối hợp thực hiện công việc. Thứ hai, các đơn vị thuộc trụ sở chính nhưng được bố trí sang các phòng ban khác rất khó cho việc kiểm soát tính tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, nội quy lao động SHB, ảnh hưởng tới văn hóa chung của SHB nhất là trong giai đoạn mới sáp nhập.

Đó là những khó khăn của trụ sở chính (hội sở) nhưng xét trên toàn hệ thống, các chi nhánh/phòng giao dịch lại không bị gò bó bởi không gian làm việc. Bởi lẽ số lượng CBNV từng chi nhánh/phòng giao dịch không nhiều vả lại văn phòng có diện tích đảm bảo để làm việc. Điều này góp phần lý giải cho đa số ý kiến của CBNV cảm thấy hài lòng (63.18%), thậm chí rất hài lòng (2.93%). Số ý kiến cảm thấy bình thường, không khen, không chê chiếm 26.36%. Số còn lại là các ý kiến cảm thấy không hài lòng (2.09%), thậm chí rất chán (5.44%) về không gian, địa điểm làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội) (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)