Như đã phân tích ở trên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) là đơn vị nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank). Đây là thương vụ mua bán và sáp nhập hai ngân hàng. Do vậy, chủ yếu các giá trị xây dựng trong hơn 19
39.67 34.56 31.06 28.86 0 10 20 30 40 50 Quản lý cấp cao Quản lý cấp trung Quản lý sơ cấp Chuyên viên/Nhân viên nghiệp vụ
năm của SHB sẽ được Ngân hàng SHB sau sáp nhập tiếp tục duy trì và phát triển trên cơ sở phù hợp với các chiến lược kinh doanh, tầm nhìn và triết lý kinh doanh của SHB. Về cơ bản, các thành tựu do SHB sau sáp nhập xây dựng bao gồm những giá trị vật chất và các giá trị tinh thần tốt đẹp do các thành viên trong ngân hàng sáng tạo ra và chịu sự ảnh hưởng của cấp lãnh đạo không hoàn toàn thay đổi so với SHB trước khi sáp nhập. Điều này có thể nhận thấy rõ hơn qua các yếu tố sau:
2.2.1. Những giá trị hữu hình của ngân hàng
- Tầm nhìn, phương châm hoạt động:
Tầm nhìn của một tổ chức là bản tuyên ngôn về các mục tiêu mà tổ chức đó hướng tới, các giá trị mà tổ chức cần thực hiện được trong lương lai. Đó chính là kim chỉ năm cho mọi nguồn lực của tổ chức được định hướng và phát triển đúng hướng.
Tầm nhìn của SHB là: SHB phấn đấu đến năm 2015 trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam với công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế, mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao. Đến năm 2020, SHB hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế.
Phương châm hoạt động: SHB luôn cam kết bảo toàn và gia tăng giá trị ngân hàng, phát triển bền vững. Luôn am hiểu, hướng tới khách hàng và thị trường với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại. SHB chú trọng tính minh bạch, trung thực trong tất cả các hoạt động.
Từ tầm nhìn và các phương châm hành động của SHB, SHB đã luôn chú trọng xây dựng một ngân hàng vững mạnh “nâng cao chất lượng kinh doanh, tập trung giải quyết cũng tồn tại bất cập trong quá trình mới sáp nhập” để nâng cao chất lượng cạnh tranh của SHB trên thị trưởng tài chính trong nước và quốc tế.
Chúng ta có thể thấy, SHB đã có nhưng thay đổi tích cực khi đã vạch ra tầm nhìn chiến lược cao hơn, với phương châm hành động cụ thể hơn. Đó là một điều hết sức quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp SHB sau này.
Bảng 2.1. Hiểu rõ ý nghĩa khẩu hiệu, phương châm hành động của SHB
Nơi làm việc trƣớc sáp nhập
Có hiểu rõ Không hiểu rõ Khó nói Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % SHB 64.00 75.29 11.00 12.94 10.00 11.76 HBB 88.00 72.13 29.00 23.77 5.00 4.10 Cơ quan khác 17.00 53.13 6.00 18.75 9.00 28.13 Tổng 169.00 70.71 46.00 19.25 24.00 10.04
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Theo kết quả khảo sát, 70.71% CBNV tự tin trả lời có hiểu rõ ý nghĩa khẩu hiệu, phương châm hành động của SHB. Số CBNV không hiểu rõ hoặc còn lúng túng chiếm tới 29.29%. Đây là một hạn chế, đòi hỏi Ban lãnh đạo của SHB cần thực hiện các giải pháp tuyên truyền, phổ biến để toàn bộ CBNV trong toàn hệ thống SHB hiểu rõ ý nghĩa, phương châm hành động của SHB. Đó giống như tôn chỉ mục đích, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của toàn hệ thống.
- Về logo, slogan và các ấn phẩm điển hình:
Đối với SHB sau sáp nhập, đó là một sự khởi đầu mới. Do SHB mua lại và sáp nhập với HBB nên các giá trị hữu hình như Slogan và biểu tượng của SHB không có sự thay đổi so với trước khi sáp nhập. Dưới đây là logo và slogan của SHB:
Logo và slogan đã được SHB duy trì và phát triển từ khi thành lập Ngân hàng là năm 13/11/1993. Trải qua một thời gian dài xây dựng và phát triển, cho đến khi sáp nhập, SHB vẫn luôn duy trì logo với biểu tượng chữ SHB. Lý do cho sự không thay đổi này hoàn toàn hợp lý bởi sau khi sáp nhập, tên Ngân hàng mới vẫn được giữ nguyên theo tên SHB trước sáp nhập là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, không
có sự thay đổi quá lớn về Ban lãnh đạo SHB mới và các triết lý kinh doanh cũng như phương châm hoạt động. Trong khi đó, hình ảnh mới của SHB đã được phát triển, quảng bá và gần như rất gần gũi với thị trường. Một thương hiệu mới khi thay đổi sẽ phải gây dựng lại niềm tin và sự thừa nhận cũng như sự am hiểu thương hiệu của xã hội.
Vì lẽ đó, logo và slogan của SHB vẫn bao gồm những hình ảnh, phông chữ, ký tự được sáng tạo riêng mang phong cách riêng của SHB. Màu sắc trên logo thể hiện triết lý kinh doanh của Ngân hàng: Màu xanh thể hiện niềm tin và tương lai và thể hiện mục đích kinh doanh là: đảm bảo an toàn và phát triển cho cổ đông và là đối tác đáng tin cậy; màu da cam thể hiện sự mạnh mẽ, trẻ trung, năng động và hiện đại của Ngân hàng, qua đó gửi gắm thông điệp: Khách hàng luôn được cung ứng các dịch vụ tiện ích nhất, SHB luôn đưa ra các giải pháp phù hợp; màu trắng thể hiện các giá trị đạo đưc trong kinh doanh: trung thực, minh bạch trong tài chính cũng như trong quan hệ với khách hàng và cổ đông.
Logo của SHB được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ẩn phẩm của Ngân hàng. Nó không chỉ là hình ảnh của thương hiệu mà còn khơi dậy niềm tự hào của nhân viên về Ngân hàng, sự tôn trọng của SHB với khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
- Về đồng phục của SHB: Cùng song song với việc giữ nguyên logo và slogan là mẫu mã đồng phục CBNV tại SHB. Đồng phục mùa hè của SHB là váy đen ngắn và áo sơ mi vàng chanh, đồng phục của nam là quần đen và áo sơ mi màu vàng cam. Trang phục mùa đông của nữ là váy và áo vecto màu đen, của nam là đồng phục vecto đen, áo vàng cam. Đồng phục của nhân viên SHB không chỉ đơn thuần là trang phục công sở mà nó còn hàm ẩn ý nghĩa sâu xa là quảng bá hình ảnh của SHB với khách hàng và đối tác, là thương hiệu của SHB và là niềm tự hào của chính CBNV.
Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về đồng phục của CBNV SHB cho thấy, 53.14% CBNV cảm thấy đồng phục rất bình thường, 33.89% CBNV thấy hài lòng. Tỷ lệ CBNV cảm thấy rất hài lòng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 1.67%. Số còn lại là ý kiến cảm thấy không hài lòng, chiếm 11.3%. Trong đó 2/3 số người không hài lòng lại là
những người làm việc tại SHB từ trước khi sáp nhập, tức là những người có thời gian mặc đồng phục lâu nhất trong số các đối tượng được khảo sát. Đây có thể coi là một chỉ báo để đánh giá mức độ hài lòng về đồng phục của SHB.
Biểu đồ 2.3: Đánh giá về mức độ hài lòng của CBNV về đồng phục SHB
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Khi được hỏi về cảm giác khi mặc đồng phục, đại đa số CBNV của ngân hàng cho rằng họ cảm thấy thoải mái (58.16%), thậm chí là tự hào (10.46%). Một số ý kiến mang nội dung chê như cảm giác gò bó (7.11%), thậm chí có ý kiến cho rằng cảm thấy xấu hổ (2.09%). Điều đáng nói là những người cảm thấy xấu hổ đều là những CBNV làm việc tại HBB từ trước khi sáp nhập. Phải chăng có tâm lý nào đó gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương án trả lời này? Bên cạnh đó, 13.39% ý kiến nói rằng không cảm thấy gì, hay nói cách khác là họ không quan tâm đến đồng phục mình đang mặc.
Một số CBNV trả lời phiếu đã cung cấp thêm thông tin về đồng phục. Có ý kiến cho rằng kiểu dáng của đồng phục không thời trang nên không đẹp lắm. Có ý kiến lại cho rằng chất liệu vải may đồng phục không phải vải tốt nên bạc màu nhanh hoặc khả năng thấm mồ hôi kém, khi mặc cảm thấy nóng. Đây là điều cần phải lưu ý vì toàn bộ hệ thống của Ngân hàng SHB được thiết lập từ miền Bắc vào tới miền Nam, thậm chí sang cả một số nước Đông Nam Á. Các vùng địa lý khác nhau thì điều kiện thời tiết, khí hậu cũng khác nhau nhiều. Do đó, khi thiết kế đồng phục, ngân hàng cần nghiên cứu kỹ về kiểu dáng và chất liệu sao cho phù hợp với đại đa số CBNV trên toàn hệ thống. 0 10 20 30 40 50 60 70 Rất hài lòng Hài lòng Bình
thường Không hài lòng 0 31.76 47.06 21.18 3.28 35.25 54.1 7.38 0 34.38 65.63 0 SHB HBB Cơ quan khác
Biểu đồ 2.4: Ý kiến về thay đổi đồng phục của SHB
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Khi mặc một bộ trang phục trong suốt thời gian dài, đại đa số mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ sẽ cảm thấy nhàm chán. Dù bộ quần áo đó vẫn còn tốt nhưng con người luôn có sự đổi mới. Đây cũng là điều phù hợp với quy luật tâm lý của con người. Điều này góp phần lý giải cho các ý kiến đề nghị thay đổi đồng phục. Kết quả khảo sát cho thấy 46.44% ý kiến đồng ý với việc đổi đồng phục, 53.56% ý kiến cho rằng việc thay đổi đồng phục là không cần thiết. Rõ ràng việc thay đổi đồng phục có hai luồng ý kiến khác nhau và sự chênh lệch là không nhiều. Dù sao, đây cũng là một thông tin tham khảo để Ban lãnh đạo Ngân hàng SHB có những quyết sách về đồng phục cho phù hợp. CBNV đều mong muốn mặc đồng phục đẹp, cảm thấy thoải mái và đặc biệt họ muốn được tự hào khi người khác chỉ cần nhìn vào bộ trang phục là biết ngay họ đang làm việc cho Ngân hàng SHB, một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
- Kiến trúc và bố trí công sở:
Hiện nay, sau khi sáp nhập HBB có 1 trụ sở chính và 300 chi nhánh, phòng giao dịch. Tuy nhiên, có thể nói Trụ sở chính của SHB là biểu hiện đặc trưng nhất về văn hóa doanh nghiệp của SHB. Điều này thể hiện qua cách bài trí, kiến trúc cũng như các hình ảnh, biểu tượng mang bản sắc riêng của SHB sau sáp nhập.
Sau khi sáp nhập, số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại Trụ sở chính đã tăng lên gấp đôi (từ 354 CBNV thành 757 CBNV), do vậy, Trụ sở chính đã được thiết kế lại sao cho vẫn giữ nguyên được những tinh hoa văn hóa của SHB trước đây như: Bố trí cây cảnh tại các Phòng/Ban/Trung tâm tạo cảm giác thư giãn cho CBNV; chuẩn hóa các màu sắc mang đặc trưng của SHB là màu cam và màu xanh, thiết kế quầy giao dịch tiện lợi cho việc giao dịch với khách hàng và cũng đảm bảo tính an toàn khi làm việc. Do các Phòng/Ban được mở rộng hơn nên dưới tầng 1 chỉ tập
0 50 100 SHB HBB Khác 43.53 54.1 25 56.47 45.9 75 Không Có
trung cho Bộ phận giao dịch làm việc, các Bộ phận hành chính và hỗ trợ kinh doanh được bố trí từ tầng 2 trở lên. Từng vị trí làm việc của các CBNV được phân cách bởi những tấm kính dài 1,5m, có màu chủ đạo là xanh và da cam. Việc thiết kế các tấm kính này tạo cảm giác cho không gian làm việc của SHB trở nên rộng rãi hơn, có thể bố trí được nhiều vị trí ngồi hơn và Phòng/Ban thuận tiện trong tác nghiệp.
Do số lượng CBNV quá lớn, trụ sở chính phải bố trí 50% Phòng/Ban còn lại sang 81 Trần Hưng Đạo. Nhưng về thiết kế chủ đạo vẫn giữ nguyên phong cách, các kiến trúc đặc trưng của SHB.
Việc sắp xếp chia phòng/Ban sang khu vực khác nhau gây ra hạn chế trong việc phối hợp giữa các đơn vị. Thứ nhất, ban lãnh đạo tập trung tại 77 Trần Hưng Đạo, hạn chế trong vấn đề gặp gỡ, trao đổi, xử lý công việc đối với các Phòng/Ban tại 81 Trần Hưng Đạo, 72 Hàng Trống … Việc thực hiện công việc rất mất thời gian và thiếu sự chuyên nghiệp khi phối hợp thực hiện công việc. Thứ hai, các đơn vị thuộc trụ sở chính nhưng được bố trí sang các phòng ban khác rất khó cho việc kiểm soát tính tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, nội quy lao động SHB, ảnh hưởng tới văn hóa chung của SHB nhất là trong giai đoạn mới sáp nhập.
Đó là những khó khăn của trụ sở chính (hội sở) nhưng xét trên toàn hệ thống, các chi nhánh/phòng giao dịch lại không bị gò bó bởi không gian làm việc. Bởi lẽ số lượng CBNV từng chi nhánh/phòng giao dịch không nhiều vả lại văn phòng có diện tích đảm bảo để làm việc. Điều này góp phần lý giải cho đa số ý kiến của CBNV cảm thấy hài lòng (63.18%), thậm chí rất hài lòng (2.93%). Số ý kiến cảm thấy bình thường, không khen, không chê chiếm 26.36%. Số còn lại là các ý kiến cảm thấy không hài lòng (2.09%), thậm chí rất chán (5.44%) về không gian, địa điểm làm việc.
Biểu đồ 2.5: Đánh giá về không gian, địa điểm làm việc
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
0 10 20 30 40 50 60 70 Rất hài lòng Hài lòng Bình
thường Không hài lòng Rất chán 8.24 61.18 23.53 0 7.06 0 67.21 26.23 4.1 2.46 0 53.13 34.38 0 12.5 SHB HBB Cơ quan khác
2.2.2. Những giá trị được chia sẻ, chấp nhận và tuyên bố
- Về môi trường làm việc tại SHB:
SHB là ngân hàng có bề dày lịch sử với 20 năm phát triển. Với đường lối phát triển đúng đắn, môi trường làm việc chuyên nghiệp, luôn đề cao hiệu quả công việc, SHB ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và tiềm lực tài chính. Sự thành công trong thương vụ sáp nhập Ngân hàng Habubank là một minh chứng cho sự lớn mạnh này.
Với đa số nhân viên của HBB, khi sáp nhập vào SHB thì ấn tượng đầu tiên đó là sự chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công việc. Kết quả khảo sát cho thấy đa số ý kiến cho rằng SHB có môi trường làm việc chuyên nghiệp (54.39%). Thậm chí có 2.51% ý kiến đánh giá rất chuyên nghiệp. Số ý kiến đánh giá ở mức bình thường chiếm 31.38%. Như vậy, đa số CBNV đều đánh giá tốt về môi trường làm việc tại SHB. Số ý kiến cho rằng môi trường làm việc ở đây không chuyên nghiệp hoặc có ý kiến khác thì chiếm tỷ lệ rất thấp, tổng cộng là 11.72%.
Bảng 2.2: Đánh giá về mức độ chuyên nghiệp tại SHB
Nơi làm việc trƣớc sáp nhập
Rất chuyên
nghiệp Chuyên nghiệp Bình thƣờng
Không chuyên nghiệp Ý kiến khác Số lƣợng % lƣợng Số % lƣợng Số % lƣợng Số % lƣợng Số % SHB 6.00 7.06 27.00 31.76 48.00 56.47 4.00 4.71 0.00 0.00 HBB 0.00 0.00 95.00 77.87 18.00 14.75 0.00 0.00 9.00 7.38 Cơ quan khác 0.00 0.00 8.00 25.00 9.00 28.13 10.00 31.25 5.00 15.6 3 Tổng 6.00 2.51 130.00 54.39 75.00 31.38 14.00 5.86 14.00 5.86
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Khi bước vào một môi trường làm việc mới, đặc biệt là một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, yêu cầu CBNV phải làm việc với năng suất lao động cao hơn, không ít nhân viên mới sẽ cảm thấy bị ngợp nhưng với sức trẻ, với sự năng động, ham học hỏi và mong muốn phát triển về chuyên môn, các nhân viên mới đều
có gắng hòa nhập nhanh với môi trường làm việc này. Phần lớn các ý kiến được hỏi đều cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc tại SHB. Có tới 56.90% CBNV cảm thấy hài lòng, 2.09% ý kiến rất hài lòng. Như vậy, 58.99% ý kiến cảm thấy hài lòng trở lên. Số ý kiến cho rằng môi trường làm việc ở đây bình thường, chiếm 36.82%. Còn lại rất ít người cảm thấy không hài lòng, chiếm 4.18%. Xét một cách tổng thể, môi trường làm việc tại SHB được chính CBNV đánh giá cao. Đây là điều mà