Đánh giá các hoạt động của cấp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội) (Trang 64 - 69)

Hoạt động Thƣờng Xuyên Thỉnh Thoảng Hiếm Khi Không bao giờ Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 1. Động viên, khuyến khích nhân viên làm việc 108.00 45.19 110.00 46.03 8.00 3.35 13.00 5.44 2. Khuyến khích nhân viên

phát biểu 118.00 49.37 107.00 44.77 5.00 2.09 9.00 3.77 3. Khuyến khích nhân viên

tham gia vào quá trình ra

quyết đinh 77.00 32.22 115.00 48.12 40.00 16.74 7.00 2.93 4. Để nhân viên tự xác

định công việc 116.00 48.54 89.00 37.24 23.00 9.62 11.00 4.60 5. Hạn chế các cuộc họp 32.00 13.39 122.00 51.05 57.00 23.85 28.00 11.72 6. Trao đổi ngoài công

việc với nhân viên 34.00 14.23 141.00 59.00 43.00 17.99 21.00 8.79 7. Khen ngợi nhân viên 41.00 17.15 117.00 48.95 81.00 33.89 41.00 17.15 8. Tạo các công việc, dự án

liên phòng ban/bộ phận 57.00 23.85 108.00 45.19 37.00 15.48 37.00 15.48 9. Tổ chức sinh hoạt ngoại

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Tại SHB, phong cách quản lý của Ban lãnh đạo SHB mang tính dân chủ. Điều này thể hiện ở các yếu tố sau:

Ban lãnh đạo SHB luôn có sự động viên và khích lệ CBNV làm việc. Thể hiện ở kết quả khảo sát là 45,2% CBNV cho rằng thường xuyên nhận được động viên và 46% thỉnh thoảng được động viên. Tại các cuộc họp, Ban lãnh đạo SHB cũng thường xuyên khuyến khích CNBV phát biểu và đóng góp ý kiến. CBNV cũng luôn được tham gia vào quá trình ra quyết định. Mặc dù tỷ lệ được thường xuyên tham gia vào quá trình ra quyết định là 33% tuy nhiên, đối với một tổ chức lớn và chuyên nghiệp thì con số là một điều đáng khích lệ cho cán bộ nhân viên ngân hàng.

Bên cạnh phong cách quản lý dân chủ, một số các cán bộ quản lý khác còn chuyên quyền và độc đoán. Tuy số lượng không phải là nhiều nhưng cũng có đến 22% mang phong cách trên và thường tập trung ở các bộ phận pháp chế, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ.

Về năng lực chuyên môn và quản lý, tại SHB sau sáp nhập trình độ của đội ngũ quản lý còn hạn chế. Điều này thể hiện khi có đến 42,3% ý kiến cho rằng, đội ngũ quản lý của SHB mới không có năng lực chuyên môn. Phần lớn ý kiến CBNV cho rằng nhà quản lý kém năng lực chuyên môn rơi vào những người lao động của HBB cũ. Có thể, đây là sự thay đổi về cấp quản lý mới, NLĐ tại HBB cũ chưa nhận thấy được vai trò và trình độ chuyên môn của nhà quản lý mới. Cũng một phần do bộ máy nhân sự lớn gấp đôi, trình độ của nhà quản lý chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của một tổ chức mới và gặp khó khăn trong vấn đề quản lý nhân sự.

- Các nội quy, quy định, quy chế của SHB sau sáp nhập:

Hệ thống các quy định, quy chế trong ngân hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Hệ thống quy chế của SHB tạo ra những chuẩn mực không chỉ hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh, duy trì sự ổn dịnh và có phép tắc của tổ chức mà còn là phương tiện để xây dựng những nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp của SHB.

Hiện nay, SHB vẫn duy trì toàn bộ hệ thống các văn bản, quy chế, quy định của Ngân hàng SHB trước sáp nhập. SHB sau sáp nhập tiếp tục kế thừa và phát huy. Còn đối với HBB cũ, hầu như toàn bộ các văn bản, quy trình, quy chế không được sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ cán bộ nhân viên cũ của HBB khi chuyển giao sáp nhập với SHB cần nắm được các quy trình quy chế của SHB. Về cơ bản, bộ quy chuẩn, quy chế, nội quy của SHB khá đầy đủ trên mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng: hoạt động tín dụng, hoạt động kế toán tài chính, hoạt động đầu tư, hoạt động huy động vốn …

Về lĩnh vực kinh doanh, SHB luôn có đầy đủ các quy định đảm bảo chất lượng và hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và tránh được rủi ro. Về vấn đề quản lý và phối hợp các Phòng/Ban/Trung tâm tại SHB cũng có những quy tắc quy trình nhất định. Ngay tại các phòng ban cũng luôn có phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và vai trò của các phòng/ban đó.

Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh yêu cầu có tính chính xác cao, cần phải có các quy định rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đồng thời tạo ra hành lang pháp lý để quy rõ trách nhiệm của những người có liên quan trong công việc. Do vậy, điều quan trọng là các cán bộ nhân viên có nắm vững được các loại hình văn bản cũng như quy trình, quy chế thực hiện là điều cần quan tâm và chú ý. Tuy nhiên, qua khảo sát của tác giả, có đến 58,6% CBNV khẳng định rằng họ có đọc các quy đinh, quy chế của SHB nhưng chỉ nhớ được một chút. Khi các cán bộ nhân viên chính là người sẽ thực hiện các văn bản quy định, nội quy, quy chế của SHB mà chỉ nhớ được một chút thì việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định đó là rất khó. Đồng nghĩa, sai sót và rủi ro cho SHB sau sáp nhập là điều có thể xảy ra.

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

- Về các chính sách, thưởng, chế độ đãi ngộ với NLĐ:

Chính sách đối với người lao động là biểu hiện rõ nét văn hóa ứng xử của doanh nghiệp đối với người lao động. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh là văn hóa đó có sự đoàn kết cao giữa các cán bộ nhân viên trong tổ chức vì mục tiêu chung của tổ chức đó…

Với chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy chất lượng nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quyết định tới hoạt động kinh doanh của SHB, SHB đã xây dựng các chính sách:

Về chế độ lương thưởng, SHB áp dụng chế độ tiền lương cho NLĐ trên cơ sở trình độ học vấn và vị trí công việc. Điều này thúc đẩy NLĐ tích cực học hỏi và nâng cao trình độ đồng thời tạo cho NLĐ cơ hội phấn đấu trong công việc. Nguyên tắc trả lương tại SHB thực hiện công bằng và minh bạch. Lương tháng của NLĐ tại SHB được tính như sau:

LT= LBC+LKD

LCB = (HCB+HPC)x LTTx NC LVTT/NLVT LKD = HKD x LKDTT x KT x NCLVTT/NLVT (nguồn: Quy chế tiền lương SHB)

Trong đó: LT: Lương tháng LCB: Lương cấp bậc LKD: Lương kinh doanh

HCB: Hệ số lương cấp bậc của NLĐ

HPC: Hệ số các khoản phụ cấp của người lao động

41.4 58.6 Nắm vững các văn bản, quy định nội bộ của SHB Có đọc nhưng nhớ một chút

LTT: Mức lương tối thiểu

KT: Hệ số kết quả lao động trong tháng

NCLVTT: Ngày công làm việc thực tế trong tháng

NCLVT: Ngày làm việc của tháng theo quy định của SHB

Hệ số lương tại SHB được quy định theo bằng cấp. Ngoài ra, NLĐ tại SHB còn được hưởng lương kinh doanh bổ sung căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh từng quý và căn cứ vào đánh giá xếp loại lao động của quý đó. Thu nhập bình quân của NLĐ tại SHB là 15,796,296 đồng/tháng.

Về các chế độ thưởng, SHB quy định thưởng lương kinh doanh định kỳ 6 tháng/lần, cuối năm được thưởng tháng lương thứ 13 và lương kinh doanh cuối năm. Bên cạnh đó, đối với các ngày kỷ niệm 30/04, 01/05, 02/09, tết dương lịch, tết âm lịch SHB cũng luôn có các chính sách thưởng bằng tiền mặt cho NLĐ ít nhất tương đương với 1 tháng lương. Chính sách của SHB quan niệm về lương, thưởng là “sống bằng lương, giàu bằng thưởng” do vậy các chính sách về lương và thưởng của SHB cũng khá cạnh tranh.

Tuy nhiên, thực tế sau sáp nhập từ ngày 28/08/2013, do hai Ngân hàng HBB cũ và SHB có cách xếp lương khác khau nên lương tháng giữa NLĐ tại HBB cũ khi sáp nhập với SHB là khác nhau về nguyên tắc và mức lương. Điều này đã tạo ra tâm lý mất công bằng giữa các cán bộ nhân viên trong SHB. Đến ngày 01/06/2013, SHB sau sáp nhập đã thực hiện việc chuyển xếp lương cho các CBNV trước kia làm việc tại HBB cũ theo nguyên tắc và cách chi lương của SHB. Nhưng do số lượng chuyển xếp lớn, tính chất lao động khác nhau (tình trạng lao động nghỉ việc/nghỉ không lương/nghỉ thai sản..) nên việc chuyển xếp mới chỉ tạm thời thực hiện đối với cấp chuyên viên. Một số các chức danh như chuyên viên cao cấp và quản lý trung cấp chưa thực hiện được việc chuyển xếp lương theo quy định.

Theo khảo sát của tác giả, về chính sách lương, thưởng có 72% NLĐ cho rằng SHB sau sáp nhập nên thay đổi chính sách về lương và thưởng (chính sách nâng lương, xếp lương CBNV …). Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, nhất là lĩnh vực ngân hàng có nhiều sự cạnh tranh thì việc thay đổi chế độ lương thưởng hấp

dẫn cũng là một trong những yếu tố để khuyển khích và động viên NLĐ. Đặc biệt, sự sáp nhập của HBB và SHB đã tạo ra sự khác nhau về lương và thưởng cho NLĐ nên tâm lý NLĐ muốn được thay đổi chính sách lương thưởng cho phù hợp với tình hình thực tế. Mặc dù, mức lương hiện tại mà SHB đang áp dụng cho NLĐ không phải là thấp và NLĐ không hoàn toàn không hài lòng về mức lương (theo khảo sát của tác giả chỉ có 5,9% ý kiến cho rằng không hài lòng). Như vậy, về mức thu nhập của NLĐ nhìn chung SHB luôn đảm bảo tuy nhiên NLĐ luôn có tâm lý muốn được thay đổi chính sách lương, thưởng cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội) (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)