Tự đánh giá khả năng hòa nhập trong môi trường làm việc tại SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội) (Trang 61 - 62)

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

- Văn hóa ứng xử và giao tiếp:

Tại SHB, luôn có sự phân định riêng cho các mối quan hệ ứng xử giữa đồng nghiệp, giữa cán bộ quản lý với nhân viên và giữa CBNV với khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chung cách xưng hô chính trong các mối quan hệ này thường theo thứ bậc tuổi tác. Điều này cũng thể hiện sự chính tắc trong công việc, tôn trọng chính người giao tiếp với mình.

Văn hóa ứng xử giữa các cán bộ nhân viên với nhau: Theo khảo sát của tác giả, mối quan hệ đồng nghiệp sau khi sáp nhập có 77,6% hài lòng và rất hài lòng về mối quan hệ này. Phân tích sâu hơn, tác giả xin đưa ra bảng số liệu khảo sát tại SHB như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá về mức độ hài lòng trong quan hệ đồng nghiệp

Nơi làm việc trƣớc sáp

nhập

Rất hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % SHB 10.00 11.76 53.00 62.35 19.00 22.35 3.00 3.53 HBB 6.00 4.92 81.00 66.39 35.00 28.69 0.00 0.00 Cơ quan khác 0.00 0.00 14.00 43.75 18.00 56.25 0.00 0.00 Tổng 16.00 6.69 148.00 61.92 72.00 30.13 3.00 1.26

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Nhìn chung, các CBNV khá hài lòng về quan hệ ứng xử của đồng nghiệp đặc biệt là mỗi quan hệ giữa các CBNV của SHB. Tuy nhiên do tính chất cạnh tranh của

0 20 40 60 80 100 120 SHB HBB Cơ quan khác

Khó khăn khi hòa nhập

công việc nên một số phòng ban trong ngân hàng vẫn chưa phát huy tốt tinh thần tập thể của người lao động.

Bên cạnh đó, việc giao lưu với các cán bộ nhân viên tại các phòng ban khác nhau còn hạn chế vì nó phụ thuộc vào tính chất công việc của từng cán bộ, thời gian làm việc chặt chẽ và có quy trình nhất định nên việc phối hợp liên phòng ban còn ít. Điều này cho thấy tính chuyên môn hóa của SHB cao tuy nhiên lại gặp hạn chế trong việc mở rộng các mối quan hệ ngay từ chính nội bộ Ngân hàng SHB và đặc biệt là chưa phát huy được tình thần đoàn kết của các cán bộ nhân viên trong SHB.

Văn hóa ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới:

Tại SHB sau sáp nhập, một số lượng lớn cán bộ quản lý cũ của Habubank đã được tiếp nhận về SHB. Nhìn chung mối quan hệ giữa các nhân viên và đội ngũ quản lý khá cởi mở và thân thiện, tuy nhiên sự hòa hợp trong các phong cách làm việc giữa cấp trên và cấp dưới còn khá nhiều hạn chế.

Theo khảo sát của tác giả, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới tại SHB có rất nhiều vấn đề đáng lưu ý từ việc trình độ chuyên môn của cấp quản lý, đối xử của cấp quản lý đối với các CBNV, giao tiếp thân thiện hay khó khăn …

Tác giả xin thể hiện các đánh giá từ chính các CBNV qua bảng tổng hợp khảo sát sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)