.Người lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội) (Trang 40 - 41)

Trong hoạt động quản lý, vai trò người lãnh đạo, quản lý là không thể thiếu. Người lãnh đạo được ví như linh hồn của tổ chức, là nhạc trưởng của dàn nhạc, là người đại diện cho lợi ích hợp pháp của tổ chức, của doanh nghiệp, của tập thể người lao động và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước quần chúng, khai phá nhưng quan niệm mới, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định, quy chế của tổ chức, của doanh nghiệp.

Môi trường doanh nghiệp đang xảy ra nhiều biến đổi kịch liệt, cạnh tranh ngày càng khốc liệt và kéo dài. Vì vậy, lãnh đạo sẽ trở nên ngày càng quan trọng, sẽ là người chèo lái con thuyền vượt qua những thách thức.

Không những là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng, vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển các giá trị văn hoá của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, công nghệ, các niềm tin, nghi lễ, giai thoại... của doanh nghiệp. Và để có được các giá trị này thì không phải trong ngày một ngày hai mà nó là cả một quá trình lâu dài.

Tuy nhiên trong cùng một doanh nghiệp, luôn trải qua các thế hệ lãnh đạo khác nhau và mỗi một thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị VHDN khác nhau. Nhưng chỉ có hai đối tượng lãnh đạo ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN đó là người sáng lập doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận.

- Người sáng lập doanh nghiệp là người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hoá căn bản của doanh nghiệp. Là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên VHDN đồng thời tạo nên nét đặc thù của VHDN. Trong thời kỳ đầu thành lập doanh nghiệp, người sáng lập phải lựa chọn hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, môi trường hoạt động và các thành viên tham gia vào doanh nghiệp mình,...Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, phẩm chất, triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo cho doanh nghiệp mà họ lập ra

- Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi VHDN: mỗi một nhà lãnh đạo mang trong mình những quan điểm khác nhau về cách sống, vì vậy mà khi một lãnh đạo mới lên thay thì cho dù phương án kinh doanh của người này có không thay đổi thì bản thân họ cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hoá mới vì VHDN chính là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)