Phần 1 Mở đầu
2.3. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm
2.3.1. Loài vật mang virus
Virus cúm đã phân lập đƣợc ở hầu hết các loài chim hoang dã nhƣ vịt trời, thiên nga, hải âu, mòng biển, vẹt, vẹt đuôi dài, vẹt mào, chim thuộc họ sẻ, diều hâu. Ở vịt trời, tần suất và số lƣợng virus phân lập đƣợc cao hơn các loài khác (Bùi Quang Anh và cs, 2004).
Kết quả điều tra thủy cầm ở Bắc Mỹ cho thấy trên 60% chim non bị nhiễm virus do tập hợp đàn trƣớc khi di trú. Virus không gây độc đối với vật chủ, tuy nhiên chúng đƣợc nhân lên ở đƣờng ruột của chim khiến cho các loài này mang virus và là nguồn gieo rắc virus cho các loài khác, đặc biệt là gia cầm
(Alexander.D.J, 2000).
Nghiên cứu phát hiện vịt từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày. Virus đƣợc duy trì tới mùa sinh sản tiếp truyền cho các con non theo đƣờng tiêu hóa do virus bài thải theo phân, gây ô nhiễm ao, hồ (Bùi Quang Anh và cs, 2004; Cục Thú y, 2004).
Đối với các ký chủ khác, mỗi virus cúm cụ thể có thời gian lƣu giữ trong cơ thể khác nhau và có khả năng gây bệnh khác nhau, không theo quy luật. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2008) virus cúm gia cầm có 3 loại ký chủ:
- Ký chủ lƣu giữ (Reservoir host): Là loại ký chủ chỉ cho phép virus nhân lên với lƣợng thấp và virus gây ra bệnh rất nhẹ. Ví dụ nhƣ vịt và một số thủy cầm vẫn đƣợc coi là ký chủ lƣu giữ H5N1, nhờ đó virus có khả năng tồn tại.
- Ký chủ hứng chịu (Spillover host): Là loại ký chủ cho phép virus nhân lên với lƣợng lớn và bệnh mà nó gây ra cũng rất nặng, thƣờng là bệnh toàn thân và thƣờng gây tử vong (ví dụ gà, gà tây và chim cút đối với H5N1).
- Ký chủ lệch (Aberrant host): Là loại ký chủ mà viruschỉ nhân lên với số lƣợng nhỏ nhƣng bệnh do chúng gây ra lại rất nghiêm trọng và thƣờng gây tử vong. Ví dụ: ngƣời, hổ, chó mèo... hiện đang là ký chủ lệch của virus H5N1
2.3.2. Động vật cảm nhiễm
Bệnh cúm đƣợc phát hiện ở tất cả các loài chim thuần dƣỡng (gia cầm, thủy cầm) hoặc chim hoang dã. Gà, gà tây, chim cút, bồ câu, vịt, ngan... đều mắc bệnh. Hiện đã phân lập đƣợc virus từ vịt bầu, ngỗng, chim cút, gà nhật, gà gô, gà lôi. Vịt nuôi nhiễm virus cúm nhƣng khó phát hiện triệu chứng do vịt có sức đề kháng với virus gây bệnh, kể cả với chủng có độc lực cao. Đây là những nguồn tàng trữ và reo rắc virus nguy hiểm nhất.
Gà, ngan, vịt, chim cút mọi lứa tuổi đều mắc cúm nhƣng thƣờng ở 4-6 tuần tuổi. Gia cầm dễ mắc bệnh và có tỷ lệ chết cao nhất ở nơi bệnh phát ra lần đầu và trong tuổi sắp đẻ hoặc thời kỳ đẻ cao nhất. Gia cầm có khả năng sản xuất càng cao thì càng mẫn cảm với virus. Gia cầm mái dễ bị nhiễm hơn trống. Con non và già mẫn cảm với mầm bệnh hơn con trƣởng thành.
Ngoài ra, virus có thể gây bệnh cho các loài động vật có vú khác nhƣ lợn, ngựa, chồn, hải cẩu, cá voi... và cả con ngƣời. Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy, loài mèo cũng mắc bệnh và chết (Beard và cs, 1987).
2.3.3. Sự truyền lây
Khi con vật nhiễm cúm, virus nhân lên trong đƣờng tiêu hóa và đƣờng hô hấp. Sự truyền lây đƣợc thực hiện theo 2 phƣơng thức: trực tiếp và chủ yếu là gián tiếp. Lây trực tiếp do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua các hạt khí dung đƣợc bài tiết từ đƣờng hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nƣớc uống bị nhiễm. Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân hoặc lây qua chim, thú, thức ăn, nƣớc uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển...
Đối với gia cầm nuôi, nguồn dịch đầu tiên thƣờng thấy là:
- Từ các loài gia cầm nuôi trong cùng trang trại hoặc trang trại liền kề - Lây truyền qua trứng
- Từ gia cầm nhập khẩu
- Từ chim di trú, đặc biệt là các loài chim nƣớc di trú - Từ ngƣời và các động vật có vú khác.
Hình 2.2. Mối quan hệ lây nhiễm, thích ứng các loài vật chủ của virus cúm A