Miễn dịch học chống virus cúm gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu độc lực của chủng virus cúm gia cầm AMDKVIETNAM(NGHEAN)NCVD15A522015(H5N6) phân lập tại việt nam và đánh giá hiệu lực của một số loại vacxin phòng bệnh (Trang 34 - 39)

Phần 1 Mở đầu

2.7. Miễn dịch học chống virus cúm gia cầm

Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của cơ thể không mắc phải tác động có hại của yếu tố gây bệnh, trong khi đó các cơ thể khác cùng loài hoặc khác loài lại bị tác động trong điều kiện sống nhƣ nhau (Vũ Triệu An, 2008).

Những tế bào miễn dịch hiện diện ở các cơ quan lympho sơ cấp hoặc các cơ quan lympho thứ cấp. Tuyến ức và túi Fabricius là cơ quan sơ cấp, tại đó tiền tế bào T và tiền tế bào B biệt hóa và trải qua quá trình chín. Giống nhƣ trong tuyến ức, các lympho bào đƣợc tập trung ở vùng vỏ ngoại vi và ở phần tủy trung tâm.

Những tế bào lympho chức năng rời cơ quan lympho sơ cấp và cƣ trú ở cơ quan lympho thứ cấp, những khu vực diễn ra các phản ứng miễn dịch do kích thích của kháng nguyên. Cơ quan lympho thứ cấp, đƣợc xác định bởi sự tụ hợp của các lympho bào và các tế bào trình diện kháng nguyên, phân tán rải rác khắp cơ thể. Cơ quan lympho thứ cấp bao gồm lách, tuyến harder, hạch phổi, mô lympho ruột (hạch ruột). Túi Fabricius cũng hoạt động nhƣ một cơ quan lympho

thứ cấp. Gia cầm thiếu một số hạch bạch huyết tƣơng đƣơng của động vật có vú nhƣng có một số hạch nhỏ dạng bạch huyết dọc theo mạch bạch huyết.

Miễn dịch chống bệnh cúm bao gồm 2 loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

2.7.1. Miễn dịch không đặc hiệu

Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gia cầm đƣợc bảo vệ trƣớc hết bằng miễn dịch không đặc hiệu nhằm ngăn cản hoặc giảm số lƣợng và khả năng gây bệnh của chúng. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chƣa phát huy tác dụng. Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của gia cầm rất phát triển bao gồm:

- Hàng rào vật lý nhƣ da, niêm mạc và các dịch tiết có tác dụng bảo vệ cơ thể ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

- Khi mầm bệnh qua hàng rào da và niêm mạc nó gặp phải hàng rào hóa học là kháng thể dịch thể tự nhiên không đặc hiệu.

+ Bổ thể: Các bổ thể là phần quan trọng và nhạy cảm của hệ thống phòng thủ chống lại mầm bệnh hiện diện trong huyết tƣơng của gia cầm. Bổ thể có tác dụng làm tan màng vi khuẩn, làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, (opsonin hóa), ngoài ra bổ thể cũng có vai trò nhất định trong cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (nhiều trƣờng hợp sự tƣơng tác giữa kháng nguyên và kháng thể cần sự có mặt của bổ thể) (Nguyễn Nhƣ Thanh và Lê Thanh Hoà, 1997).

+ Interferon (IFN): Do nhiều loại tế bào tiết ra nhƣng nhiều nhất là tế bào diệt tự nhiên (NK). Khi Interferon đƣợc sản sinh ra, nó gắn vào tế bào bên cạnh và cảm ứng tế bào đó sản sinh ra protein AVP (antivirus protein), do đó khi virus xâm nhập vào tế bào nhƣng không nhân lên đƣợc.

- Hàng rào tế bào, gồm:

+ Tiểu thực bào, quan trọng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính chiếm 60 – 70% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi, nó thực bào những phân tử nhỏ và vi khuẩn ngoài tế bào.

+ Đại thực bào là các tế bào lớn có khả năng thực bào, khi đƣợc hoạt hóa nó sẽ nhận biết và loại bỏ các vật lạ, ngoài ra nó còn giữ vai trò quan trọng trong sự trình diện kháng nguyên tới tế bào T và kích thích tế bào T sản sinh ra IL - 1. Đại thực bào còn tiết ra Interferon có hoạt tính kháng virus, Lysozyme và các yếu tố khác có tác dụng kích thích phản ứng viêm.

+ Các tế bào diệt tự nhiên (NK) là một quần thể tế bào lâm ba cầu có nhiều hạt với kích thƣớc lớn. Các tế bào này có khả năng tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm virus và các tế bào đích đã biến đổi, nó còn tiết ra Interferon làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào.

2.7.2. Miễn dịch đặc hiệu

Mầm bệnh vƣợt qua hàng rào vật lý hoặc cơ chế phòng vệ miễn dịch tự nhiên sẽ kích thích một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu có tính đặc hiệu cao đối với tác nhân kích thích đặc hiệu. Những tế bào đặc hiệu trung gian giữ một hồi ức với những lần gặp gỡ sau với mầm bệnh, thậm chí cả khi mầm bệnh không còn trong cơ thể và đáp ứng miễn dịch tƣơng ứng đã tạm thời lắng xuống (Vũ Triệu An, 1998).

Ngƣời ta chia miễn dịch đặc hiệu ra làm 2 loại: Miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

+ Miễn dịch dịch thể

Do các tế bào lympho B đảm nhiệm. Các lympho bào bắt nguồn từ tế bào nguồn ở tủy xƣơng đi tới túi Fabricius. Ở đây chúng đƣợc biệt hóa để trở thành các lympho B, sau đó di tản tới các cơ quan lympho ngoại biên. Các tế bào lympho B khu trú ở các tâm điểm mầm và vùng tủy của lách, hạch lâm ba. Trong hạch lâm ba các tế bào lympho B có thể gặp một kháng nguyên và nhận biết kháng nguyên đó bởi các kháng thể có trên bề mặt của chúng. Tế bào B có thể nhận biết đƣợc khi nó tƣơng tác với globulin miễn dịch nhô ra trên bề mặt tế bào (Tizard., 1982).

Sau khi đã nhận biết kháng nguyên và đƣợc kích thích bởi các cytokines do tế bào T tiết ra, các tế bào lympho B đƣợc biệt hóa thành tƣơng bào (plasmosis) để sản sinh kháng thể (Tizard., 1982). Chúng tiết ra các loại globulin miễn dịch (Ig) gồm 3 lớp chính là IgM, IgG, IgA.

Đáp ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên đầu tiên đƣợc gọi là đáp ứng tiên phát. Sau khi xuất hiện vài ngày hàm lƣợng kháng thể trong máu tăng và các kháng thể đầu tiên chủ yếu là IgM. Đáp ứng tiên phát cũng có thể có IgG nhƣng với hàm lƣợng thấp.

Kháng thể dịch thể chỉ có tác dụng với virus khi nó còn ở ngoài tế bào. Lớp IgM và IgG kết hợp với virus với sự tham gia của bổ thể làm tiêu diệt virus. Hai lớp kháng thể này còn ngăn virus không cho kết hợp với thụ thể trên bề mặt

tế bào vật chủ, ngăn cản sự hòa màng giữa vỏ virus và màng tế bào.

Kháng thể dịch thể có thể hiện diện trong các loại dịch trong cơ thể nhƣng thƣờng đƣợc xác định trong huyết thanh. Gia cầm có 3 lớp Ig chính đó là IgA, IgG và IgM.

Một đáp ứng miễn dịch điển hình của gia cầm bắt đầu bằng việc sản xuất ra IgM, sau đó đáp ứng miễn dịch chuyển sang sản xuất IgY. IgG là kháng thể chính sinh ra trong miễn dịch thứ phát và chiếm ƣu thế trong máu gia cầm. Kháng thể IgM có thể phát hiện ở gia cầm chỉ sau khi bị nhiễm 5 ngày trong khi kháng thể IgG chỉ đƣợc phát hiện ở 7 đến 9 ngày sau khi bị nhiễm. Kháng thể IgA dƣờng nhƣ rất yếu.

+ Miễn dịch qua trung gian tế bào

Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào do các tế bào lympho T đảm nhiệm. Từ tuyến ức lympho đƣợc huấn luyện di chuyển đến các cơ quan lympho ngoại vi. Khi đại thực bào đƣa các thông tin đến các lympho T, chúng tiếp nhận và biệt hóa trở thành nguyên bào lympho T rồi thành tế bào mẫn cảm với kháng nguyên có chức năng nhƣ một kháng thể đặc hiệu gọi là kháng thể tế bào.

2.7.3. Miễn dịch chủ động

Là đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh và các kháng nguyên của chúng. Miễn dịch chủ động có đặc điểm là cơ thể phục hồi nhanh hơn và sức đề kháng (miễn dịch) mạnh hơn sau khi tiếp xúc với chính mầm bệnh đó vào những lần sau (trí nhớ miễn dịch). Miễn dịch chủ động đƣợc chia thành:

- Miễn dịch chủ động tự nhiên: Là các đáp ứng miễn dịch đƣợc hình thành sau khi cơ thể bị nhiễm mầm bệnh, chủ yếu là virus hoặc vi khuẩn.

- Miễn dịch chủ động nhân tạo: Là các đáp ứng của cơ thể động vật và ngƣời đƣợc hình thành sau khi dùng vacxin.

+ Các đặc điểm của đáp ứng miễn dịch chủ động

Khi các tế bào có thẩm quyền miễn dịch lần đầu tiên tiếp xúc với một kháng nguyên, giữa tế bào và kháng nguyên sẽ diễn ra một chuỗi các sự kiện rất phức tạp, trong đó có kháng nguyên sẽ bị “bắt giữ”, đƣợc “chế biến” và đƣợc trình diện tới các tế bào lympho bào có các thụ cảm quan nhận biết kháng nguyên

tƣơng ứng ở con vật chƣa bao giờ tiếp xúc với một kháng nguyên nào. Số lƣợng tế bào có phản ứng với kháng nguyên là rất nhỏ và đáp ứng lần đầu tiên với kháng nguyên diễn ra từ từ với cƣờng độ thấp. Đáp ứng đó đƣợc gọi là đáp ứng miễn dịch tiên phát.

Khi tiếp xúc với kháng nguyên tƣơng tự lần thứ hai và những lần sau đó, các tế bào này nhận biết nhanh hơn và quần thể tế bào này củng trở nên lớn hơn. Đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên sẽ diễn ra với thời gian nhanh hơn và cƣờng độ lớn hơn và đƣợc gọi là đáp ứng miễn dịch thứ phát.

2.7.4. Miễn dịch thụ động

Là trạng thái miễn dịch của một cơ thể nhờ các kháng thể chuyển từ ngoài vào, không phải do cơ thể tự sản xuất đƣợc. Miễn dịch thụ động cũng có 2 loại, bao gồm:

+ Miễn dịch thụ động tự nhiên

Khi kháng thể đƣợc truyền một cách tự nhiên từ cơ thể này sang cho cơ thể khác. Ví dụ nhƣ mẹ truyền kháng thể sang cho con qua nhau thai (đối với gia súc) hoặc qua lòng đỏ trứng (đối với gia cầm).

+ Miễn dịch thụ động nhân tạo

Khi kháng thể đƣợc con ngƣời đƣa vào cơ thể gia súc, gia cầm, ví dụ khi dùng liệu pháp huyết thanh (serotherapy), tức là tiêm kháng huyết thanh hoặc kháng thể triết xuất từ kháng huyết thanh hoặc lòng đỏ trứng vào cơ thể để tạo kháng thể thụ động nhằm mục đích phòng và chữa bệnh cho con vật.

2.7.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành kháng thể

Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến sự hình thành kháng thể là:

- Bản chất kháng nguyên: Kháng nguyên có bản chất là protein và có tính sinh miễn dịch cao sẽ kích thích sinh kháng thể tốt.

- Đƣờng xâm nhập của kháng nguyên: Tốt nhất là dƣới da và bắp thịt. - Liều lƣợng kháng nguyên: Lƣợng kháng nguyên đƣa vào vừa đủ sẽ kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch ở mức tối đa mà không gây ức chế và tê liệt miễn dịch.

- Số lần đƣa kháng nguyên vào cơ thể: Tiêm nhắc lại vacxin có tác dụng tốt, kháng thể sinh ra nhiều hơn và đƣợc duy trì trong thời gian dài hơn.

- Chất bổ trợ: Chất bổ trợ cho vào khi chế vacxin với mục đích giữ và duy trì lƣợng kháng nguyên lâu trong cơ thể nhờ đó tạo kích thích liên tục, đều đặn các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch tạo ra kháng thể ở mức cao và duy trì đƣợc lâu hơn. Những chất bổ trợ thƣờng dùng là keo phèn, nhũ tƣơng, dầu khoáng, dầu thực vật....

- Trạng thái sức khỏe, dinh dƣỡng, cân đối acid amin trong khẩu phần, yếu tố stress có hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu độc lực của chủng virus cúm gia cầm AMDKVIETNAM(NGHEAN)NCVD15A522015(H5N6) phân lập tại việt nam và đánh giá hiệu lực của một số loại vacxin phòng bệnh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)