Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu độc lực của chủng virus cúm gia cầm AMDKVIETNAM(NGHEAN)NCVD15A522015(H5N6) phân lập tại việt nam và đánh giá hiệu lực của một số loại vacxin phòng bệnh (Trang 29)

2.3.1. Loài vật mang virus

Virus cúm đã phân lập đƣợc ở hầu hết các loài chim hoang dã nhƣ vịt trời, thiên nga, hải âu, mòng biển, vẹt, vẹt đuôi dài, vẹt mào, chim thuộc họ sẻ, diều hâu. Ở vịt trời, tần suất và số lƣợng virus phân lập đƣợc cao hơn các loài khác (Bùi Quang Anh và cs, 2004).

Kết quả điều tra thủy cầm ở Bắc Mỹ cho thấy trên 60% chim non bị nhiễm virus do tập hợp đàn trƣớc khi di trú. Virus không gây độc đối với vật chủ, tuy nhiên chúng đƣợc nhân lên ở đƣờng ruột của chim khiến cho các loài này mang virus và là nguồn gieo rắc virus cho các loài khác, đặc biệt là gia cầm

(Alexander.D.J, 2000).

Nghiên cứu phát hiện vịt từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày. Virus đƣợc duy trì tới mùa sinh sản tiếp truyền cho các con non theo đƣờng tiêu hóa do virus bài thải theo phân, gây ô nhiễm ao, hồ (Bùi Quang Anh và cs, 2004; Cục Thú y, 2004).

Đối với các ký chủ khác, mỗi virus cúm cụ thể có thời gian lƣu giữ trong cơ thể khác nhau và có khả năng gây bệnh khác nhau, không theo quy luật. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2008) virus cúm gia cầm có 3 loại ký chủ:

- Ký chủ lƣu giữ (Reservoir host): Là loại ký chủ chỉ cho phép virus nhân lên với lƣợng thấp và virus gây ra bệnh rất nhẹ. Ví dụ nhƣ vịt và một số thủy cầm vẫn đƣợc coi là ký chủ lƣu giữ H5N1, nhờ đó virus có khả năng tồn tại.

- Ký chủ hứng chịu (Spillover host): Là loại ký chủ cho phép virus nhân lên với lƣợng lớn và bệnh mà nó gây ra cũng rất nặng, thƣờng là bệnh toàn thân và thƣờng gây tử vong (ví dụ gà, gà tây và chim cút đối với H5N1).

- Ký chủ lệch (Aberrant host): Là loại ký chủ mà viruschỉ nhân lên với số lƣợng nhỏ nhƣng bệnh do chúng gây ra lại rất nghiêm trọng và thƣờng gây tử vong. Ví dụ: ngƣời, hổ, chó mèo... hiện đang là ký chủ lệch của virus H5N1

2.3.2. Động vật cảm nhiễm

Bệnh cúm đƣợc phát hiện ở tất cả các loài chim thuần dƣỡng (gia cầm, thủy cầm) hoặc chim hoang dã. Gà, gà tây, chim cút, bồ câu, vịt, ngan... đều mắc bệnh. Hiện đã phân lập đƣợc virus từ vịt bầu, ngỗng, chim cút, gà nhật, gà gô, gà lôi. Vịt nuôi nhiễm virus cúm nhƣng khó phát hiện triệu chứng do vịt có sức đề kháng với virus gây bệnh, kể cả với chủng có độc lực cao. Đây là những nguồn tàng trữ và reo rắc virus nguy hiểm nhất.

Gà, ngan, vịt, chim cút mọi lứa tuổi đều mắc cúm nhƣng thƣờng ở 4-6 tuần tuổi. Gia cầm dễ mắc bệnh và có tỷ lệ chết cao nhất ở nơi bệnh phát ra lần đầu và trong tuổi sắp đẻ hoặc thời kỳ đẻ cao nhất. Gia cầm có khả năng sản xuất càng cao thì càng mẫn cảm với virus. Gia cầm mái dễ bị nhiễm hơn trống. Con non và già mẫn cảm với mầm bệnh hơn con trƣởng thành.

Ngoài ra, virus có thể gây bệnh cho các loài động vật có vú khác nhƣ lợn, ngựa, chồn, hải cẩu, cá voi... và cả con ngƣời. Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy, loài mèo cũng mắc bệnh và chết (Beard và cs, 1987).

2.3.3. Sự truyền lây

Khi con vật nhiễm cúm, virus nhân lên trong đƣờng tiêu hóa và đƣờng hô hấp. Sự truyền lây đƣợc thực hiện theo 2 phƣơng thức: trực tiếp và chủ yếu là gián tiếp. Lây trực tiếp do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua các hạt khí dung đƣợc bài tiết từ đƣờng hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nƣớc uống bị nhiễm. Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân hoặc lây qua chim, thú, thức ăn, nƣớc uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển...

Đối với gia cầm nuôi, nguồn dịch đầu tiên thƣờng thấy là:

- Từ các loài gia cầm nuôi trong cùng trang trại hoặc trang trại liền kề - Lây truyền qua trứng

- Từ gia cầm nhập khẩu

- Từ chim di trú, đặc biệt là các loài chim nƣớc di trú - Từ ngƣời và các động vật có vú khác.

Hình 2.2. Mối quan hệ lây nhiễm, thích ứng các loài vật chủ của virus cúm A

2.4. TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH BỆNH CÚM GIA CẦM 2.4.1. Triệu chứng 2.4.1. Triệu chứng

Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh diễn biến rất đa dạng và phức tạp, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tô nhƣ độc lực, số lƣợng virus, loài nhiễm bệnh, mật độ chăn nuôi, tiểu khí hậu chuồng nuôi... Thời gian ủ bệnh ngắn thƣờng chỉ vài giờ đến 21 ngày.

a. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do những chủng virus cúm độc lực cao Khi nhiễm các chủng virus độc lực cao (HPAI):

+ Gia cầm thƣờng chết đột ngột

+Tỷ lệ tử vong khá cao có khi lên đến 100% trong vài ngày.

+ Lúc đầu mới phát Gà sốt cao,nƣớc mắt, nƣớc miệng chảy giàn dụa gà rất khó thở điển hình nhƣ ho khẹc, hắt hơi, thở khò khè, vảy mỏ, há mồ thở

dốc nhiều gà phải rƣớn cao, rƣớn dài cổ để hít khí,…

+Tiếp theo là mi mắt bị viêm, mặt phù nề, sƣng mọng.

+ Mào tích dày lên do thủy thũng, tím tái, có nhiều điểm xuất huyết. Thịt gà bị bệnh thƣờng thâm xám, dƣới da vùng chân có xuất huyết.

Ngoài ra, gia cầm còn có biểu hiện thần kinh: Gà lƣời đi lại hoặc đi lại không bình thƣờng, run rẩy, mệt mỏi, nằm li bì tụ đống với nhau. Ngoài ra khi gia cầm mắc cúm thƣờng tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng hoặc xanh, năng suất trứng giảm mạnh.

b. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do những chủng virus cúm độc lực thấp Gia cầm bị nhiễm các chủng virus có độc lực yếu hơn cũng có những triệu chứng tƣơng tự nhƣ ở bệnh do những chủng có độc lực cao gây ra, nhƣng mức độ biểu hiện nhẹ hơn và tỷ lệ chết thấp hơn.

Tuy nhiên khi có bội nhiễm với vi khuẩn hoặc virus khác thì tỷ lệ tử vong có thể đạt 60-70% và các triệu chứng lâm sàng cũng nặng hơn (Nguyễn Tiến Dũng, 2008).

2.4.2. Bệnh tích a. Bệnh tích đại thể a. Bệnh tích đại thể

Mức độ biến đổi bệnh tích đại thể bệnh cúm gia cầm cũng đa dạng và rất khác nhau trong cùng một đàn, phụ thuộc rất nhiều vào độc lực virus, quá trình

diễn biến của bệnh.

Thông thƣờng bệnh có những biểu hiện nhƣ: Mào và tích thâm tím, phù nề, xuất huyết dƣới da và rìa tích; Xuất huyết dƣới da ống chân thành vệt, nốt; Khí quản viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm; Túi khí phù nề, thành túi khí dày và có nhiều fibrin bám dính.; Phổi viêm cata, xuất huyết đến viêm fibrin làm phổi dính vào lồng ngực; Viêm xuất huyết đƣờng ruột, đặc biệt vùng hậu môn, van hồi manh tràng, dạ dày tuyến và niêm mạc tá tràng; Bao tim tích nƣớc vàng, xuất huyết màng bao tim, mỡ vành tim, cơ tim; Lách biến màu lốm đốm vàng, rắn chắc hơn bình thƣờng; Tụy khô ròn, xuất huyết; Viêm xuất huyết buồng trứng, ống dẫn trứng, nhiều trƣờng hợp trứng non dập vỡ, xoang bụng tích nƣớc vàng lợn cợn; Xuất huyết màng treo ruột, màng bao dạ dày tuyết, dạ dày cơ, màng xƣơng lồng ngực có thể coi là đặc điểm riêng của bệnh cúm gia cầm. (Lê Văn Năm, 2004).

b. Bệnh tích vi thể

Bệnh tích vi thể chủ yếu là xung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân ở não và một số cơ quan khác. Mạch quản của các cơ quan nhƣ mào, tích, gan, lách, phổi, thận, cơ tim, cơ vân, não và một số cơ quan khác bị giãn rộng và thâm nhiễm tế bào xung quanh mạch quản (Lê Văn Năm, 2004).

2.5. PHƢƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN CÚM GIA CẦM

2.5.1. Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích

Bệnh xảy ra dồn dập, nhanh chóng thành dịch. Gà mọi lứa tuổi đều mắc nhƣng hay gặp nhất là gà từ 4 đến 6 tuần tuổi.

Triệu chứng điển hình: thở khó, viêm tịt mũi, sƣng đầu, phù mặt, thuỷ thũng, xuất huyết, hoại tử mào, tích, xuất huyết dƣới da thành vệt đỏ.

Bệnh tích điển hình: thịt thâm, viêm dính phúc mạc, cơ quan nội tạng bị teo, viêm xuất huyết và hoại tử buồng trứng, ống dẫn trứng viêm, vỡ trứng non.

2.5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

- Chẩn đoán virus học: nuôi cấy, phân lập virus trên trứng gà có phôi ấp 9 - 11 ngày hoặc trên môi trƣờng tế bào thận chó MDCK. Giám định virus trong dịch nuôi cấy bằng các phản ứng HA, HI.

virus với lƣợng rất nhỏ. Khẳng định chắc chắn các subtyp từ H1 đến H9 căn cứ vào Primer đặc hiệu.

- Chẩn đoán huyết thanh học: phản ứng HI để phát hiện và xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh gia cầm.

- Ngoài ra có thể dùng phản ứng Elisa để phát hiện kháng thể.

2.6. PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM

Phòng chống dịch cúm gia cầm là chƣơng trình tổng hợp của công tác giám sát, chẩn đoán bệnh, kiểm dịch vận chuyển , giết mổ gia cầm kết hợp với biện pháp an toàn sinh học tăng cƣờng; tiêu hủy, tiêu độc khử trùng các ổ dịch; đồng thời tuyên truyền giáo dục ngƣời dân về dịch bệnh. Tiêu hủy toàn đàn gia cầm bị bệnh và đàn gia cầm có tiếp xúc với đàn bị bệnh là biện pháp bắt buộc để tránh bệnh lây lan.

Hiện nay việc sử dụng vacxin đƣợc coi là cách để làm giảm thiệt hại do bệnh cúm gia cầm gây ra đối với ngành chăn nuôi gia cầm ở châu Á. Song điều này có thể dẫn đến sự tiến hóa của các chủng virus đang lƣu hành thành các chủng mới. Do đó, việc sử dụng vacxin phải kết hợp chặt chẽ với giám sát sau tiêm phòng, giám sát lƣu hành virus ở các đàn đã đƣợc tiêm để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.7. MIỄN DỊCH HỌC CHỐNG VIRUS CÚM GIA CẦM

Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của cơ thể không mắc phải tác động có hại của yếu tố gây bệnh, trong khi đó các cơ thể khác cùng loài hoặc khác loài lại bị tác động trong điều kiện sống nhƣ nhau (Vũ Triệu An, 2008).

Những tế bào miễn dịch hiện diện ở các cơ quan lympho sơ cấp hoặc các cơ quan lympho thứ cấp. Tuyến ức và túi Fabricius là cơ quan sơ cấp, tại đó tiền tế bào T và tiền tế bào B biệt hóa và trải qua quá trình chín. Giống nhƣ trong tuyến ức, các lympho bào đƣợc tập trung ở vùng vỏ ngoại vi và ở phần tủy trung tâm.

Những tế bào lympho chức năng rời cơ quan lympho sơ cấp và cƣ trú ở cơ quan lympho thứ cấp, những khu vực diễn ra các phản ứng miễn dịch do kích thích của kháng nguyên. Cơ quan lympho thứ cấp, đƣợc xác định bởi sự tụ hợp của các lympho bào và các tế bào trình diện kháng nguyên, phân tán rải rác khắp cơ thể. Cơ quan lympho thứ cấp bao gồm lách, tuyến harder, hạch phổi, mô lympho ruột (hạch ruột). Túi Fabricius cũng hoạt động nhƣ một cơ quan lympho

thứ cấp. Gia cầm thiếu một số hạch bạch huyết tƣơng đƣơng của động vật có vú nhƣng có một số hạch nhỏ dạng bạch huyết dọc theo mạch bạch huyết.

Miễn dịch chống bệnh cúm bao gồm 2 loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

2.7.1. Miễn dịch không đặc hiệu

Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gia cầm đƣợc bảo vệ trƣớc hết bằng miễn dịch không đặc hiệu nhằm ngăn cản hoặc giảm số lƣợng và khả năng gây bệnh của chúng. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chƣa phát huy tác dụng. Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của gia cầm rất phát triển bao gồm:

- Hàng rào vật lý nhƣ da, niêm mạc và các dịch tiết có tác dụng bảo vệ cơ thể ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

- Khi mầm bệnh qua hàng rào da và niêm mạc nó gặp phải hàng rào hóa học là kháng thể dịch thể tự nhiên không đặc hiệu.

+ Bổ thể: Các bổ thể là phần quan trọng và nhạy cảm của hệ thống phòng thủ chống lại mầm bệnh hiện diện trong huyết tƣơng của gia cầm. Bổ thể có tác dụng làm tan màng vi khuẩn, làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, (opsonin hóa), ngoài ra bổ thể cũng có vai trò nhất định trong cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (nhiều trƣờng hợp sự tƣơng tác giữa kháng nguyên và kháng thể cần sự có mặt của bổ thể) (Nguyễn Nhƣ Thanh và Lê Thanh Hoà, 1997).

+ Interferon (IFN): Do nhiều loại tế bào tiết ra nhƣng nhiều nhất là tế bào diệt tự nhiên (NK). Khi Interferon đƣợc sản sinh ra, nó gắn vào tế bào bên cạnh và cảm ứng tế bào đó sản sinh ra protein AVP (antivirus protein), do đó khi virus xâm nhập vào tế bào nhƣng không nhân lên đƣợc.

- Hàng rào tế bào, gồm:

+ Tiểu thực bào, quan trọng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính chiếm 60 – 70% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi, nó thực bào những phân tử nhỏ và vi khuẩn ngoài tế bào.

+ Đại thực bào là các tế bào lớn có khả năng thực bào, khi đƣợc hoạt hóa nó sẽ nhận biết và loại bỏ các vật lạ, ngoài ra nó còn giữ vai trò quan trọng trong sự trình diện kháng nguyên tới tế bào T và kích thích tế bào T sản sinh ra IL - 1. Đại thực bào còn tiết ra Interferon có hoạt tính kháng virus, Lysozyme và các yếu tố khác có tác dụng kích thích phản ứng viêm.

+ Các tế bào diệt tự nhiên (NK) là một quần thể tế bào lâm ba cầu có nhiều hạt với kích thƣớc lớn. Các tế bào này có khả năng tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm virus và các tế bào đích đã biến đổi, nó còn tiết ra Interferon làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào.

2.7.2. Miễn dịch đặc hiệu

Mầm bệnh vƣợt qua hàng rào vật lý hoặc cơ chế phòng vệ miễn dịch tự nhiên sẽ kích thích một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu có tính đặc hiệu cao đối với tác nhân kích thích đặc hiệu. Những tế bào đặc hiệu trung gian giữ một hồi ức với những lần gặp gỡ sau với mầm bệnh, thậm chí cả khi mầm bệnh không còn trong cơ thể và đáp ứng miễn dịch tƣơng ứng đã tạm thời lắng xuống (Vũ Triệu An, 1998).

Ngƣời ta chia miễn dịch đặc hiệu ra làm 2 loại: Miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

+ Miễn dịch dịch thể

Do các tế bào lympho B đảm nhiệm. Các lympho bào bắt nguồn từ tế bào nguồn ở tủy xƣơng đi tới túi Fabricius. Ở đây chúng đƣợc biệt hóa để trở thành các lympho B, sau đó di tản tới các cơ quan lympho ngoại biên. Các tế bào lympho B khu trú ở các tâm điểm mầm và vùng tủy của lách, hạch lâm ba. Trong hạch lâm ba các tế bào lympho B có thể gặp một kháng nguyên và nhận biết kháng nguyên đó bởi các kháng thể có trên bề mặt của chúng. Tế bào B có thể nhận biết đƣợc khi nó tƣơng tác với globulin miễn dịch nhô ra trên bề mặt tế bào (Tizard., 1982).

Sau khi đã nhận biết kháng nguyên và đƣợc kích thích bởi các cytokines do tế bào T tiết ra, các tế bào lympho B đƣợc biệt hóa thành tƣơng bào (plasmosis) để sản sinh kháng thể (Tizard., 1982). Chúng tiết ra các loại globulin miễn dịch (Ig) gồm 3 lớp chính là IgM, IgG, IgA.

Đáp ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên đầu tiên đƣợc gọi là đáp ứng tiên phát. Sau khi xuất hiện vài ngày hàm lƣợng kháng thể trong máu tăng và các kháng thể đầu tiên chủ yếu là IgM. Đáp ứng tiên phát cũng có thể có IgG nhƣng với hàm lƣợng thấp.

Kháng thể dịch thể chỉ có tác dụng với virus khi nó còn ở ngoài tế bào. Lớp IgM và IgG kết hợp với virus với sự tham gia của bổ thể làm tiêu diệt virus. Hai lớp kháng thể này còn ngăn virus không cho kết hợp với thụ thể trên bề mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu độc lực của chủng virus cúm gia cầm AMDKVIETNAM(NGHEAN)NCVD15A522015(H5N6) phân lập tại việt nam và đánh giá hiệu lực của một số loại vacxin phòng bệnh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)