Triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu độc lực của chủng virus cúm gia cầm AMDKVIETNAM(NGHEAN)NCVD15A522015(H5N6) phân lập tại việt nam và đánh giá hiệu lực của một số loại vacxin phòng bệnh (Trang 32 - 33)

Phần 1 Mở đầu

2.4. Triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gia cầm

2.4.1. Triệu chứng

Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh diễn biến rất đa dạng và phức tạp, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tô nhƣ độc lực, số lƣợng virus, loài nhiễm bệnh, mật độ chăn nuôi, tiểu khí hậu chuồng nuôi... Thời gian ủ bệnh ngắn thƣờng chỉ vài giờ đến 21 ngày.

a. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do những chủng virus cúm độc lực cao Khi nhiễm các chủng virus độc lực cao (HPAI):

+ Gia cầm thƣờng chết đột ngột

+Tỷ lệ tử vong khá cao có khi lên đến 100% trong vài ngày.

+ Lúc đầu mới phát Gà sốt cao,nƣớc mắt, nƣớc miệng chảy giàn dụa gà rất khó thở điển hình nhƣ ho khẹc, hắt hơi, thở khò khè, vảy mỏ, há mồ thở

dốc nhiều gà phải rƣớn cao, rƣớn dài cổ để hít khí,…

+Tiếp theo là mi mắt bị viêm, mặt phù nề, sƣng mọng.

+ Mào tích dày lên do thủy thũng, tím tái, có nhiều điểm xuất huyết. Thịt gà bị bệnh thƣờng thâm xám, dƣới da vùng chân có xuất huyết.

Ngoài ra, gia cầm còn có biểu hiện thần kinh: Gà lƣời đi lại hoặc đi lại không bình thƣờng, run rẩy, mệt mỏi, nằm li bì tụ đống với nhau. Ngoài ra khi gia cầm mắc cúm thƣờng tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng hoặc xanh, năng suất trứng giảm mạnh.

b. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do những chủng virus cúm độc lực thấp Gia cầm bị nhiễm các chủng virus có độc lực yếu hơn cũng có những triệu chứng tƣơng tự nhƣ ở bệnh do những chủng có độc lực cao gây ra, nhƣng mức độ biểu hiện nhẹ hơn và tỷ lệ chết thấp hơn.

Tuy nhiên khi có bội nhiễm với vi khuẩn hoặc virus khác thì tỷ lệ tử vong có thể đạt 60-70% và các triệu chứng lâm sàng cũng nặng hơn (Nguyễn Tiến Dũng, 2008).

2.4.2. Bệnh tích a. Bệnh tích đại thể a. Bệnh tích đại thể

Mức độ biến đổi bệnh tích đại thể bệnh cúm gia cầm cũng đa dạng và rất khác nhau trong cùng một đàn, phụ thuộc rất nhiều vào độc lực virus, quá trình

diễn biến của bệnh.

Thông thƣờng bệnh có những biểu hiện nhƣ: Mào và tích thâm tím, phù nề, xuất huyết dƣới da và rìa tích; Xuất huyết dƣới da ống chân thành vệt, nốt; Khí quản viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm; Túi khí phù nề, thành túi khí dày và có nhiều fibrin bám dính.; Phổi viêm cata, xuất huyết đến viêm fibrin làm phổi dính vào lồng ngực; Viêm xuất huyết đƣờng ruột, đặc biệt vùng hậu môn, van hồi manh tràng, dạ dày tuyến và niêm mạc tá tràng; Bao tim tích nƣớc vàng, xuất huyết màng bao tim, mỡ vành tim, cơ tim; Lách biến màu lốm đốm vàng, rắn chắc hơn bình thƣờng; Tụy khô ròn, xuất huyết; Viêm xuất huyết buồng trứng, ống dẫn trứng, nhiều trƣờng hợp trứng non dập vỡ, xoang bụng tích nƣớc vàng lợn cợn; Xuất huyết màng treo ruột, màng bao dạ dày tuyết, dạ dày cơ, màng xƣơng lồng ngực có thể coi là đặc điểm riêng của bệnh cúm gia cầm. (Lê Văn Năm, 2004).

b. Bệnh tích vi thể

Bệnh tích vi thể chủ yếu là xung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân ở não và một số cơ quan khác. Mạch quản của các cơ quan nhƣ mào, tích, gan, lách, phổi, thận, cơ tim, cơ vân, não và một số cơ quan khác bị giãn rộng và thâm nhiễm tế bào xung quanh mạch quản (Lê Văn Năm, 2004).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu độc lực của chủng virus cúm gia cầm AMDKVIETNAM(NGHEAN)NCVD15A522015(H5N6) phân lập tại việt nam và đánh giá hiệu lực của một số loại vacxin phòng bệnh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)