Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 48)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.3. Thu thập số liệu

3.3.1. Số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập số liệu của Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng giáo dục huyện và qua lấy phiếu đánh giá của đại diện từ các đơn vị trường học thụ hưởng ngân sách cấp huyện tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chi ngân sách hàng năm của huyện.

Thu thập thông tin thứ cấp: Là các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước; kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục ở một số nước, một số địa phương trong nước; các số liệu thống kê, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các tài liệu của các phòng ban có liên quan như phòng Tài chính – kế hoạch, kho bạc nhà nước huyện, thanh tra huyện...

* Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin thứ cấp thông qua niên giám thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, trên các website, các đề tài nghiên cứu có liên quan. Thu thập các văn bản của Chính phủ, các văn bản của UBND tỉnh Hòa Bình, các văn bản của huyện Tân Lạc có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện.

Bảng 3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

STT Thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

Sách, báo, mạng internet, các

nghiên cứu khoa học. Tra cứu, sao chép. 2 Đặc điểm địa bàn

nghiên cứu.

UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng thống kê, Phòng TC- KH, Phòng GD&ĐT...

Thu thập từ các báo cáo, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch, Website chính thức 3 Các thông tin về thực trạng và các giải pháp đã được áp dụng giai đoạn trước.

Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo...

Thu thập từ các báo cáo của các cơ quan, phòng ban, Quyết định giao dự toán, Kết luận thanh tra, Báo cáo quyết toán...

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc (2018)

* Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu bao gồm các dữ liệu có liên quan đến các công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện Tân Lạc, được thu thập ở các điểm khảo sát điển hình, tham vấn ý kiến của các cán bộ quản lý và ý kiến của các đối tượng trực tiếp sử dụng ngân sách trong các cơ sở giáo dục của huyện.

Bảng 3.6. Số người được phỏng vấn theo các nhóm

Nhóm Người

Lãnh đạo, chuyên viên phòng TC-KH, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Kho

bạc nhà nước, Thanh tra huyện 10

Hiệu trưởng, kế toán các trường khối mầm non Hiệu trưởng, kế toán các trường khối tiểu học

Hiệu trưởng, kế toán các trường khối trung học cơ sở Hiệu trưởng, kế toán các trường khối TH&THCS Giáo viên 48 22 22 28 9 Tổng cộng 139 Nguồn: Tác giả (2018)

Các dữ liệu sơ cấp này được thu thập bằng điều tra chọn mẫu đại diện, phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu điều tra đến cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của các đơn vị GD&ĐT thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Địa điểm điều tra: phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra huyện, các cơ sở giáo dục gồm các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Thông tin được điều tra, phỏng vấn từ các nhóm với số lượng mẫu dự kiến như sau:

Phương pháp thu thập chủ yếu là:

+ Phỏng vấn theo phiếu điều tra: Hiệu trưởng, hiệu phó và kế toán các đơn vị trường học trong huyện về công tác lập dự toán, công khai dự toán, chấp hành và quyết toán số liệu tại đơn vị.

+ Phỏng vấn sâu: Thu thập ý kiến từ các cán bộ quản lý, chuyên quản khối giáo dục.

Dữ liệu này được thu thập bằng cách chọn mẫu đại diện phỏng vấn trực tiếp, tham khảo lấy ý kiến.

3.3.2. Số liệu sơ cấp

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, vấn đề về năng lực, uy tín hay chất lượng công tác quản lý chi thường xuyên NS cho sự nghiệp giáo dục đứng trên góc độ khách quan chúng tôi đang tìm hiểu nhưng chưa có thông tin. Do vậy, chúng tôi tiến hành bằng hình thức lập phiếu thăm dò ý kiến cán bộ quản lý của các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn, chọn điểm và tiến hành điều tra thu thập thông tin từ đó tổng hợp nên các luồng thông tin để có những đánh giá mang tính khách quan.

Để đảm bảo tính khách quan và sát với yêu cầu của việc điều tra thu thập ý kiến, tác giả lấy ý kiến của 60 trường học trên địa bàn; Kế toán các trường học giao dịch với Kho bạc là 60 người; 09 giáo viên thuộc 3 khối trường và cán bộ, công chức làm công tác quản lý ngân sách tại Phòng Tài chính, phòng Giáo dục và đào tạo huyện. Nhằm đánh giá đúng về trình độ năng lực của cán bộ, công chức đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa, những bất cập trong các văn bản của các cấp có thẩm quyền về ban hành chế độ, chính sách về lĩnh vực quản lý chi thường xuyên NS cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tân Lạc.

Bảng 3.7. Phân bổ mẫu điều tra STT Nội dung STT Nội dung Tổng số trường Số trường chọn

Đối tượng điều

tra Số mẫu điều tra/trường

Tổng số mẫu

điều tra

I Cán bộ lập dự toán và Chủ tài khoản, 9 giáo viên của 3 cấp học (129 Phiếu)

1 Mầm Non 24 24

Hiệu trưởng, Kế toán, Giáo viên

2 51 2 Tiểu học 11 11 2 25 3 THCS 25 25 2 53 II Cán bộ quản lý (10 phiếu) 4 Phòng TC – KH 1 Trưởng phòng, 2 cán bộ cấp phát NSNN cho giáo dục 3 5 Phòng GD – ĐT 1 Trưởng phòng, 1 kế toán, 1 cán bộ làm công tác tổ chức 3 6 Nhà Nước Kho Bạc 1 Giám đốc KBNN, 1 cán bộ quản lý khối giáo

dục Huyện 2 7 Thanh tra nhà nước huyện 1 Chánh thanh tra, 1 chuyên viên 2 Nguồn: Tác giả (2018)

Để điều tra được các nội dung trên thì mỗi loại phiếu hỏi xin ý kiến phòng GD&ĐT, phòng TC-KH, các đơn vị trường được thiết kế dưới dạng các câu hỏi với các phương án trả lời được kết cấu sẵn. Số liệu phản ánh những nội dung cơ bản trong bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8. Bảng nội dung điều tra, phỏng vấn STT Diễn giải STT Diễn giải Phòng Tài chính Phòng Giáo dục Khối Mầm non Khối Tiểu học Khối TH& THCS Khối THCS 1 Bộ máy tổ chức x x x x x x 2 Lập và phân bổ dự toán x x 3 Chấp hành dự toán x x x x 4 Quyết toán x x x x x x

5 Thanh tra, kiểm tra x x x x x x

6 Chính sách của NN x x x x x x 7 Trình độ chuyên môn của KT và CTK x x 8 Tổ chức bộ máy và phân cấp chi x x x x x x 9 Cơ chế tự chủ x x x x x x

10 Công tác xã hội hóa

giáo dục x x x x x

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc (2018)

Phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng các câu hỏi với các phương án trả lời được kết cấu sẵn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 48)