Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

4.1.3. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện

Tân Lạc

Về cơ bản các đơn vị chấp hành dự toán NSNN theo đúng quy định của Luật NSNN và các thông tư hướng dẫn chấp hành dự toán NS.

Căn cứ vào quyết định giao dự toán của UBND huyện Tân Lạc và yêu cầu nhiệm vụ phải chi, các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán chi tiết theo các nhóm mục chi (chi thanh toán cá nhân, chi chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm sửa chữa tài sản cố định và chi khác) gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo làm căn cứ theo dõi, quản lý. Đồng thời đơn vị thực hiện công khai dự toán theo Thông tư số 21/2005/TT-BTC của Bộ Tài Chính; lập phiếu thẩm tra dự toán gửi phòng TC- KH. Sau khi Phòng TC-KH thẩm tra dự toán của đơn vị, sẽ tiến hành nhập dự toán vào Tabmis.

Thực hiện quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP, các đơn vị thực hiện tự chủ đều phải xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan KBNN nơi giao dịch để theo dõi, giám sát thực hiện và kiểm soát chi tiêu, điều này đã nâng cao được quyền chủ động và gắn được trách nhiệm của các đơn vị trong quản lý sử dụng kinh phí ngân sách.

Căn cứ quyết định giao dự toán, các chế độ, chính sách chi tiêu của Nhà nước quy định, các cơ sở giáo dục thực hiện rút dự toán chi tại KBNN bảo đảm các điều kiện: Đã có trong dự toán NSNN được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định; trường hợp sử dụng kinh phí để mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật. Số liệu thực hiện dự toán NSNN cho SNGD được thể hiện qua các Bảng 4.8 và Bảng 4.9 như sau:

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện dự toán chi NSNN cho SNGD huyện Tân Lạc

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dự toán Thực hiện Thực hiện/ dự toán (%) Dự toán Thực hiện Thực hiện/ dự toán (%) Dự toán Thực hiện Thực hiện/ dự toán (%) 1. Chi TX 159.899 163.044 102 177.865 183.114 103 210.260 214.110 102 2. Chi SN CTCĐT 21.876 23.800 109 5.000 5.650 113 32.590 36.320 111 Tổng 181.775 186.844 103 182.865 188.764 103 242.850 250.430 103

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Lạc (2018)

Qua bảng 4.8 cho thấy kết quả thực hiện chi NSNN cho SNGD luôn tăng hơn so với dự toán được giao trong giai đoạn 2015-2017 khoảng từ 1% - 13%. Nguyên nhân do trong năm, ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách huyện để chi một số chế độ, chính sách tăng thêm như kinh phí thực hiện Nghị định 49, kinh phí hỗ trợ trẻ ăn trưa cho trẻ từ 3-5 tuổi và các chế độ, chính sách đối với giáo viên. Ngân sách huyện cũng bổ sung thêm cho SNGD kinh phí để thực hiện các công trình sự nghiệp có tính chất đầu tư, do vậy so với dự toán, thực hiện chi

SNGD luôn tăng hơn.

Bảng 4.9. Tổng hợp thực hiện dự toán chi từ NSNN cấp theo nhóm mục chi

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Giá trị (triệu đồng) cấu (%)

Chi thanh toán cá nhân 150.250 80,4 171.260 90,7 195.540 78,1 Chi mua TS, hàng hóa, dịch vụ 5.890 3,2 6.214 3,3 10.620 4,2 Chi hoạt động chuyên môn,

khác 6.904 3,7 5.640 3 7.950 3,2

Chi SNCTCĐT 23.800 12,7 5.650 3 36.320 14,5

Tổng cộng 186.844 100 188.764 100 250.430 100

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Lạc (2018)

gồm các nhóm mục chi sau:

Chi thanh toán cho cá nhân: Đây là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi NSNN cho SNGD. Khoản chi này bao gồm: tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền thưởng, các khoản thanh toán khác cho cá nhân… Khoản chi này đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên nhằm tái sản xuất sức lao động của họ, từ đó kích thích động viên tinh thần giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì thế nhóm chi cho con người luôn luôn là nhóm chi quan trọng nhất. Trong quá trình thực hiện, các khoản chi này luôn được đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho cán bộ, giáo viên, các đối tượng được hưởng và tăng dần theo các năm do tăng lương thường xuyên, mức lương cơ sở tăng hoặc có các chế độ, chính sách mới liên quan đến thanh toán cho cá nhân được ban hành. Năm 2016, chi thanh toán cho cá nhân tăng cao do trong năm 2016, ngân sách tỉnh bổ sung kinh phí cho ngân sách huyện để thực hiện truy lĩnh cho các đối tượng được hưởng một số chế độ cả giai đoạn năm 2012 - 2015 liên quan đến Quyết định 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 và các chế độ đối với giáo viên mầm non theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng chính phủ.

Những khoản chi mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, chi hoạt động

chuyên môn, chi khác thực hiện thanh toán theo khối lượng thực hiện theo chế độ quy định, bảo đảm các điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, theo dự toán từng quý đơn vị đã lập. Trường hợp phát sinh các khoản chi cần thiết vượt mức dự kiến theo quý được giao từ đầu năm nhưng vẫn trong phạm vi dự toán ngân sách năm được giao thì KBNN vẫn thực hiện chi cho đơn vị, đơn vị có trách nhiệm cân đối

lại các khoản chi đảm bảo không chi vượt dự toán.

Đối với kinh phí chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, do kinh phí NSNN có hạn, được ổn định trong cả thời kỳ dài, nên nguồn kinh phí này được bố trí trên cơ sở đã ưu tiên bố trí đủ các khoản thanh toán cho cá nhân và đảm bảo được kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị, còn lại mới bố trí kinh phí để chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các đơn vị SNGD. Tại phòng GD&ĐT, bộ phận quản lý xây dựng cơ bản có trách nhiệm theo dõi, quản lý kinh phí chi từ nguồn này theo từng công trình từ khâu phê duyệt chủ trương, duyệt dự toán, báo cáo kinh tế kỹ thuật, tiến độ thanh toán, quyết toán. Tại KBNN, khi thanh toán

kinh phí từ nguồn chi SNCTCĐT, các đơn vị phải gửi qua bộ phận kiểm soát thanh toán XDCB, sau đó chuyển xuống bộ phận kế toán để quản lý cấp phát chung với các khoản chi thường xuyên khác. Vì vậy, cơ quan quản lý dễ theo dõi tình hình chi ngân sách của các đơn vị đồng thời bố trí kế hoạch chi phù hợp với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ được giao của đơn vị. Trong quá trình thực hiện, các chủ đầu tư đã căn cứ Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, UBND tỉnh và các ngành chức năng để thực hiện các trình tự, thủ tục về đầu tư xây dựng của Nhà nước ban hành tại thời điểm xây dựng công trình; công tác tư vấn, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, bản vẽ thi công, dự toán đã áp dụng đúng định mức, tiêu chuẩn theo quy định, đúng đơn giá của tỉnh, của địa phương ban hành tại thời điểm thi công công trình; các công trình đều có nhật ký thi công, trong quá trình thi công các giai đoạn xây lắp hoàn thành đều được nghiệm thu theo quy định. Các công trình xây dựng xong được bàn giao lại cho đơn vị quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Trong giai đoạn 2015-2017, thực hiện Nghị quyết của tỉnh ủy Hòa Bình, huyện ủy Tân Lạc về xây dựng trường chuẩn quốc gia, huyện đã tập trung sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy nhằm từng bước xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tính đến năm 2018 có 25/60 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 41,67%, gồm 7 trường mầm non, 8 trường tiểu học và 10 trường trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập của con em trong huyện.

Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, chủ tài khoản và cán bộ lập dự toán về công tác chấp hành chi NSNN

Chỉ tiêu Cán bộ quản lí (n = 6) Cán bộ lập dự toán và chủ tài khoản (n = 120) Số lượng ý kiến Cơ cấu (%) Số lượng ý kiến Cơ cấu (%) 1. Chấp hành nghiêm túc nguyên tắc chi 6 100,0 120 100,0 2. Phân phối nguồn kinh phí hợp lý 4 66,7 70 58,3

3. Chi theo dự toán 6 100,0 120 100,0

4.Việc cấp phát chi NS kịp thời, chặt chẽ

5 83,3 65 54,0

Công tác chấp hành chi NSNN của huyện Tân Lạc trong giai đoạn năm 2015-2017 được cán bộ quản lý, cán bộ lập dự toán và chủ tài khoản các trường học đánh giá 100% đồng ý việc chấp hành nghiêm túc nguyên tắc chi. Nhưng bên cạnh đó lại chỉ có 66,7% cán bộ quản lý và 58,3% cán bộ lập dự toán, chủ tài khoản đồng ý là nguồn kinh phí được phân phối hợp lý. Trong giai đoạn những năm 2016-2018, do việc số lượng học sinh các cấp tăng thêm lớp cấp học Mầm non, Tiểu học nên nguồn kinh phí huyện Tân Lạc chủ yếu phân bổ để xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất cho các cấp học trên mà không chú trọng đến các trường THCS trong huyện. Dẫn đến một số trường THCS vẫn còn thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy.

Toàn huyện 100% đều chấp hành chi theo đúng dự toán, dự toán giao xuống các cơ sở trường học bao nhiêu sẽ được chi theo đúng mức đã giao. Việc cấp phát chi ngân sách được đánh giá là chưa hoàn toàn kịp thời và chặt chẽ, cụ thể có 83,3% cán bộ quản lý đồng ý là kịp thời; 54% cán bộ lập dự toán và chủ tài khoản đồng ý là kịp thời.

Chi cho sự nghiệp giáo dục từ nguồn thu học phí được để lại

Đối với các các khoản chi từ nguồn thu từ học phí, với một huyện còn nhiều khó khăn như Tân Lạc thì nguồn thu này không cao, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ chi phí hoạt động của các trường học, tuy nhiên qua các năm nguồn thu cũng góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách, giúp các trường có thêm nguồn để thực hiện chi trả tiền lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn tại các đơn vị. Đối với các trường thuộc khu vực I, việc thu học phí thuận lợi hơn so với các trường thuộc các xã ĐBKK và các xã khu vực II, học phí được các trường chia thành hai đợt thu theo các học kỳ, số học phí thu được được quản lý trên tài khoản tiền gửi của các trường mở tại KBNN và hạch toán, theo dõi trên sổ sách kế toán.

Theo quy định, các trường phải dành 40% nguồn thu học phí để thanh toán cải cách tiền lương cho cán bộ giáo viên, nhân viên theo mức lương mới. Trong năm 2016 thực hiện tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, năm 2017 thực hiện tăng mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng theo Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Các khoản thu, chi

học phí phát sinh trong năm sẽ thực hiện ghi thu, ghi chi vào ngân sách theo quy

định.Số ghi chi vào ngân sách nhà nước là số đã thực chi theo chế độ quy định; số

ghi thu vào ngân sách nhà nước phải tương ứng với số ghi chi. Số thu chưa ghi thu vào ngân sách nhà nước, được tiếp tục theo dõi quản lý tại tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại KBNN, thực hiện ghi thu vào ngân sách nhà nước khi đơn vị đã thực chi theo chế độ quy định. Số liệu ghi thu, ghi chi học phí giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua bảng 4.11 như sau:

Bảng 4.11. Tổng hợp chi từ nguồn học phí theo nhóm mục chi

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Giá trị (triệu đồng) cấu (%)

Chi cải cách tiền lương 729 40 831 40 1.062 40 Chi mua TS, hàng hóa, dịch vụ 674 37 748 36 980 37 Chi hoạt động chuyên môn, khác 420 23 499 24 613 23

Tổng cộng 1.823 100 2.078 100 2.655 100

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Lạc (2018)

Với phương thức điều hành NSNN như trên về cơ bản đã bảo đảm được kịp thời kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao của các cơ sở giáo dục của huyện. Các khoản chi NSNN cho SNGD nhìn chung đã được kiểm tra, kiểm soát, giám sát chi cơ bản chặt chẽ.

Bên cạnh đó việc tổ chức điều hành chi ngân sách giáo dục cũng còn có những tồn tại vướng mắc được đánh giá dưới đây:

Thứ nhất, việc triển khai thực hiện một số chính sách chế độ đối với giáo

viên và học sinh ở một số đơn vị còn chậm, chưa kịp thời, công tác rà soát báo cáo đối tượng và nhu cầu kinh phí thụ hưởng các chính sách còn chưa được một số đơn vị quan tâm đúng mức, chất lượng báo cáo rà soát thấp, thiếu chính xác. Một số đơn vị đến khi thực hiện thanh toán chế độ cho đối tượng được hưởng mới phát hiện ra nhu cầu báo cáo thiếu, dẫn đến thiếu nguồn kinh phí để chi trả, phải ứng trước từ nguồn chi khác của đơn vị để thanh toán đủ chế độ cho đối tượng. Nhất là đối với các trường thuộc xã ĐBKK, chế độ đối với giáo viên và học sinh nhiều, kế toán đơn vị nếu không chú ý dẫn đến việc tổng hợp nhu cầu kinh phí không chính xác.

cấp trên cấp đôi lúc chưa kịp thời. Các chế độ như: Kinh phí thực hiện tiền lương tăng thêm theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống; kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP; kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP; kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg … được cấp tỉnh bổ sung vào thời điểm cuối tháng 12, là thời điểm chuẩn bị cho công tác khóa sổ năm hiện hành và chuẩn bị phân bổ dự toán cho năm sau, do vậy gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Mặt khác, việc cấp kinh phí chưa kịp thời dẫn đến việc chi trả cho các đối tượng được hưởng bị chậm theo, ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng, hơn nữa gây khó khăn cho việc trích nộp bảo hiểm đối với các đơn vị trường học có sự điều động giáo viên, nhân viên do khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 71)