Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Phương pháp phân tích:

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các số tuyệt đối, tương đối, các bảng, biểu để mô tả các chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích. Phương pháp này dùng để

mô tả thực trạng tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tân Lạc.

- Phương pháp thống kê so sánh: Cần đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính, đồng thời theo mục đích phân tích mà quyết định gốc so sánh. Có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối và số tương đối. Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh là so sánh theo thời gian qua các năm để xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu qua các năm, từ đó thấy được xu hướng, kết quả đạt được.

- Phương pháp đánh giá cho điểm: Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá, cho điểm cho các đơn vị quản lý chi ngân sách theo từng chỉ tiêu (Tốt, khá, trung bình, yếu). Tổng hợp các ý kiến và xếp hạng (phù hợp, chưa phù hợp, có, không, đầy đủ, chưa đầy đủ, kịp thời, chưa kịp thời).

Phương pháp xử lý số liệu:

Phương pháp này được tiến hành thông qua việc xắp sếp số liệu và thống kê theo các tiêu thức khác nhau, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Áp dụng một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong phiếu khảo sát qua tiện ích của chương trình excel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)