Hệ thống tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

4.1.1. Hệ thống tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho

NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN TÂN LẠC GIAI ĐOẠN 2016 – 2018

4.1.1. Hệ thống tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục huyện Tân Lạc giáo dục huyện Tân Lạc

Để giúp cho công tác quản lý chi NSNN được hiệu quả nhất, thì việc phối hợp giữa các bộ phận liên quan là hết sức cần thiết.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện:

Phòng GD&ĐT có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán đến đơn vị sử dụng trực thuộc, thẩm định, tổng hợp, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ thu, chi và xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trường học. Tuy nhiên, số lượng cán bộ theo dõi và quản lý tài chính của phòng GD&ĐT quá ít, chỉ có hai người, một kế toán và một thủ quỹ, trong khi có đến 60 đơn vị trường học. Thủ quỹ chỉ thực hiện chức năng nhiệm vụ là quản lý quỹ, kế toán vừa thực hiện nhiệm vụ của đơn vị chủ quản, vừa thực hiện nhiệm vụ hạch toán thu chi ngân sách của phòng là quá sức, không có thời gian đi cơ sở để tìm hiểu giám sát tình hình tài chính của các đơn vị cấp dưới. Hơn nữa, phòng GD&ĐT là đơn vị đầu tiên trong huyện Tân Lạc thực hiện là đơn vị dự toán cấp I theo hướng dẫn thực hiện mô hình quản lý ngân sách theo ngành. Vì vậy, phòng GD&ĐT cũng còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong việc thực hiện hướng dẫn xây dựng dự toán, phân bổ và giao dự toán, đặc biệt là quản lý chi và thanh kiểm tra. Mặt khác, phòng GD&ĐT là cơ quan giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trường học nhưng lại không được tham gia vào hệ thống Tabmis, việc nhập dự toán vào hệ thống Tabmis vẫn do phòng TC-KH phụ trách nên nhiều khi dự toán của đơn vị nhập không kịp thời. Mặc dù vậy, việc phân cấp quản lý theo mô hình các trường học là đơn vị dự toán cấp II thuộc phòng GD&ĐT sẽ khắc phục được những bất cập của mô hình các trường học là đơn vị dự toán cấp I thuộc UBND huyện, tạo thuận lợi hơn cho phòng GD&ĐT trong việc quản lý, chỉ đạo chuyên môn, phù hợp với chỉ đạo của tỉnh về phân cấp quản lý chi NSNN cho SNGD.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện:

+ Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi sao cho hợp lý, trường hợp các đơn vị sử dụng ngân sách giáo dục chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách thì cơ quan tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay

tạm thời theo qui định để đảm bảo nguồn.

+ Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai chính sách chế độ hoặc đơn vị không chấp hành báo cáo thì có quyền yêu cầu kho bạc nhà nước tạm dừng thanh toán. Trường hợp phát hiện việc chấp hành ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ chi thì có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước và các đơn vị dự toán cấp trên có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc để đảm bảo thực hiện ngân sách theo mục tiêu và tiến độ qui định.

- Kho bạc Nhà nước:

+ Có nhiệm vụ thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN cho giáo dục căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ thanh toán theo đúng qui định tại các văn bản pháp luật.

+ Có quyền từ chối các khoản chi ngân sách cho giáo dục không đủ điều kiện chi hoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

- Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách giáo dục:

+ Phải hiểu rõ các chế độ, tiêu chuẩn định mức cho phép trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

+ Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước một cách hợp lý và theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.

- Kế toán các đơn vị trường học:

Thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính, ngân sách, chế độ kế toán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm.

Mô hình quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục nếu hợp lý sẽ là một trong các nhân tố có vai trò mang tính chất quyết định góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách Nhà nước. Hệ thống ngân sách nước ta chia làm 4 cấp (ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã) tương ứng với cơ chế phân cấp quản lý hành chính các đơn vị hành chính. Ngân sách Nhà nước huyện Tân Lạc là một cấp ngân sách và nó có trách nhiệm

quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tân Lạc.

4.1.1.1. Mô hình quản lý chi ngân sách cho giáo dục trên địa bàn huyện Tân Lạc

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc (2018)

Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý chi ngân sách cho giáo dục

Hội đồng nhân dân huyện Tân Lạc: Căn cứ vào dự toán UBND tỉnh giao, HĐND huyện quyết định dự toán và phân bổ ngân sách huyện, phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện, quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách huyện, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.

UBND huyện Tân Lạc thống nhất quản lý ngân sách sự nghiệp giáo dục trong phạm vi toàn huyện. Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách huyện, dự toán điều chỉnh ngân sách huyện trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định; lập quyết toán ngân sách huyện trình HĐND cùng cấp phê chuẩn; căn cứ vào nghị quyết của HĐND cùng cấp quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới; tổ chức thực hiện ngân sách huyện, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN theo lĩnh vực trên địa bàn, báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Lạc

Các trường khối Mầm Non

Các trường khối Tiểu Học

Các trường khối Trung Học Cơ Sở Hội đồng nhân dân huyện

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong lĩnh vực quản lý chi ngân sách sự nghiệp giáo dục, Phòng Tài chính - Kế hoạch có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục hàng năm theo quy định; thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán, quyết toán ngân sách chi sự nghiệp giáo dục, tổng hợp vào dự toán, quyết toán chi ngân sách địa phương báo cáo UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định, phê chuẩn. Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách sự nghiệp giáo dục ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách.

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ hướng dẫn xây dựng và lập dự toán ngân sách sự nghiệp giáo dục hàng năm đối với các trường học chưa được giao tự chủ. Đồng thời, Phòng GD&ĐT cũng là đơn vị sử dụng ngân sách, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện và phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách. UBND huyện chỉ giao dự toán đến phòng GD&ĐT, sau đó Phòng GD&ĐT có trách nhiệm có phân bổ và giao dự toán đến đơn vị sử dụng trực thuộc, thẩm định, tổng hợp, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ thu, chi và xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trường học. Phòng TC-KH phối hợp với phòng GD&ĐT trong việc quản lý, hướng dẫn các đơn vị trường học trong việc chấp hành dự toán ngân sách, thẩm tra lại quyết toán ngân sách của phòng GD&ĐT đối với các trường.

Kho bạc Nhà nước huyện Tân Lạc: Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước của huyện, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách, tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước của huyện theo quy định của pháp luật, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao, quản lý các khoản tạm thu, tham giữ, tịch thu, ký cước, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quản lý tiền, tài sản, các chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị, các nhân gửi tại kho bạc nhà nước

huyện Tân Lạc. Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với kho bạc nhà nước huyện Tân Lạc. Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại kho bạc nhà nước huyện Tân Lạc.

4.1.1.2. Mô hình cấp phát ngân sách

Trong quá trình cấp phát kinh phí, phòng TC-KH, phòng GD&ĐT kết hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước huyện để tăng cường công tác quản lý đạt kết quả cao. Mô hình cấp phát kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện được thể hiện như sơ đồ 4.2.

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc (2018)

Sơ đồ 4.2. Mô hình cấp phát ngân sách giáo dục trên địa bàn huyện Tân Lạc

Cơ chế quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cường phân cấp. Từ năm 2009, huyện Tân Lạc thực hiện quản lý tài chính theo phân cấp, các đơn vị trường học được giao tự chủ về tài chính, theo kế hoạch của huyện mỗi năm có từ 10 đến 20

Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc Hội đồng nhân dân

huyện Tân Lạc

Phòng Tài chính kế hoạch huyện Tân Lạc

Lac

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Lạc

Các trường MN, TH, THCS, TH&THCS

Kho bạc Nhà nước huyện Tân Lạc

trường được giao tự chủ về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, sau được thay thế bởi Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; tạo điều kiện cho ngành chủ động nhiều hơn trong việc sử dụng và quản lý các nguồn lực tài chính, phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.

Hàng năm, chi ngân sách cho SNGD chiếm tỷ lệ bình quân hơn 43% tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương (Bảng 4.1). Bảo đảm kinh phí thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục; tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chi cho con người; chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa và các khoản chi khác của ngành giáo dục.

Bảng 4.1. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trong tổng chi thường xuyên huyện Tân Lạc

Nội dung Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Tổng chi thường xuyên Triệu đồng 429.256 451.213 481.121 2. Chi sự nghiệp giáo dục Triệu đồng 186.844 188.764 250.430

3. Tỷ lệ chi SNGD/chi TX % 43,5 41,8 52

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Lạc (2018)

NSNN đầu tư cho SNGD có xu hướng tăng dần qua các năm. Qua bảng 4.1 cho thấy, chi SNGD chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên ngân sách địa phương, năm sau thường cao hơn năm trước. Riêng đối với năm 2017, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục tăng cao do trong năm 2018, ngân sách tỉnh bổ sung kinh phí cho ngân sách huyện để thực hiện một số chế độ cả giai đoạn năm 2012 - 2015 liên quan đến Quyết định 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2014 và năm 2015 và các chế độ đối với giáo viên mầm non theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng chính phủ về quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015; do vậy chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục tăng cao.

Những năm qua, huyện Tân Lạc đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục từ nguồn vốn chi sự nghiệp có tính chất đầu tư. Vốn sự nghiệp có

tính chất đầu tư là vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị HCSN để chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất hiện có nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định, bao gồm cả việc xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan đơn vị HCSN. Chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là một loại chi vừa mang tính chất thường xuyên vừa mang tính không thường xuyên. Mang tính không thường xuyên vì chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất của các đơn vị HCSN không phải là khoản chi ổn định, đều đặn hàng năm như chi cho con người, chi quản lý hành chính. Tuy nhiên, vì nó là khoản chi phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp, không phải là khoản chi xây dựng những cơ sở hạ tầng then chốt như đầu tư xây dựng cơ bản nên trong tổng hợp chi ngân sách nhà nước, nó được xếp vào chi thường xuyên. Qua đó đã tăng cường thêm cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, phục vụ cho công tác dạy và học. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, toàn huyện có 732 phòng học, trong đó, số phòng kiên cố là 575 phòng, số phòng bán kiên cố là 135 phòng, số phòng tạm, phòng xuống cấp còn 22 phòng. Xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn, đến năm 2018, có 19 thư viện trường học được cộng nhận là thư viện trường học đạt chuẩn trở lên, trong đó có 7 thư viện chuẩn, 11 thư viện tiên tiến, 1 thư viện xuất sắc. Xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, nhà văn phòng theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa đảm bảo phù hợp với quy hoạch của trường chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất các nhà trường tiếp tục được tăng cường và xây dựng, sửa chữa lại khang trang, sạch, đẹp đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh các dân tộc trong huyện.

Bảng 4.2. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Tân Lạc

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 59)