Cơ sở thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 39)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục

CHO GIÁO DỤC

2.2.1. Kinh nghiệm một số huyện thuộc tỉnh Hòa Bình

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của huyện Yên Thủy được thể hiện trên một số vấn đề và rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

- Hệ thống định mức phân bổ được xây dựng với các tiêu chí phân bổ cụ thể, rõ ràng, đơn giản và đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các địa phương, đơn vị ưu tiên vùng sâu, vùng xa, ưu tiên đối với các đơn vị có số biên chế ít; tăng tính công khai, minh bạch của chi ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng “xin - cho” trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với giáo dục

- Định mức phân bổ thường xuyên được tỉnh, huyện xem xét điều chỉnh khi nhà nước ban hành các chế độ chính sách bổ sung (như: tăng tiền lương, chi phụ cấp đặc thù…)

Tuy nhiên, quản lý chi thường xuyên NSNN ở huyện Yên Thủy cũng tồn tại một số yếu kém:

- Căn cứ để xây dựng định mức phân bổ ngân sách chưa có cơ sở khoa

học vững chắc, chưa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân.

- Một số nội dung chi không có định mức cụ thể mà chỉ quy định một tỷ lệ

thực chất là cân đối ngân sách chung toàn tỉnh rồi mới phân bổ lại cho các huyện. - Định mức phân bổ chưa sát thực tiễn nên trong quá trình chấp hành dự toán một số đơn vị sử dụng ngân sách còn gặp khó khăn. Thể hiện rõ nhất là định mức chi trong lĩnh vực chi quản lý hành chính thấp, nên một số nhu cầu chi chưa được đáp ứng, nhất là đối với các đơn vị có tổng hệ số lương cao.

- Một số nội dung chi chưa xây dựng được định mức phân bổ như mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định. Nguyên nhân của hạn chế này thường là do khả năng ngân sách chưa thể cân đối được khi xây dựng định mức.

- Định mức phân bổ chưa phân định rõ những nội dung chi nào đã có trong định mức, những nội dung nào phát sinh không thường xuyên được tính ngoài định mức (Thanh tra tỉnh Hòa Bình, 2017).

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục của huyện Lạc Sơn trong những năm qua có nhiều bước tiến bộ. Thể hiện trên một số nội dung sau:

- Cân đối NSNN cho giáo dục đảm bảo kịp thời, đáp ứng được nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Hệ thống chính sách chế độ nhà nước được hoàn thiện, các tiêu chuẩn

định mức được địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, về cơ bản ngân sách, tài sản nhà nước được sử dụng tiết kiệm và đúng chính sách chế độ.

- Công tác cải cách các thủ tục hành chính được tăng cường tạo điều kiện

thuận lợi cho các đơn vị dự toán. Cơ chế xin - cho cơ bản bước đầu được hạn chế.

- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định về tài chính ngân sách

cho giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục ở huyện Lạc Sơn còn một số tồn tại yếu kém sau:

- Việc lập dự toán chi ở một số trường trong huyện chưa kịp thời, có đơn vị hết quý I mới giao dự toán. Vẫn có đơn vị xây dựng dự toán không sát, ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã xin bổ sung, điều chỉnh ngân sách.

chính ngân sách tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn. Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế, tình trạng thất thoát; tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để (Thanh tra tỉnh Hòa Bình, 2018).

2.2.1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Giai đoạn 2012-2016, huyện Kim Bôi đã thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định 5 năm. Nhờ đó đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, nâng cao tính chủ động trong quản lý điều hành ngân sách và chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền.

Trong quản lý chi thường xuyên đối với giáo dục huyện Kim Bôi đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, định mức phân bổ theo số học sinh và được bố trí hợp lý theo thứ tự ưu tiên từng nhóm chi, thứ tự ưu tiên thứ nhất là con người, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm, sửa chữa và chi khác.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý chi NSNN đối với sự nghiệp giáo dục của huyện Kim Bôi cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế:

- NSNN đối với giáo dục phổ thông trung học hàng năm có tăng lên nhưng nhìn chung chưa tương ứng với quy mô phát triển giáo dục.

- Dự toán chi tiết chi theo mục lục NSNN các đơn vị cơ sở lập không đáp ứng về mặt thời gian nên công tác thẩm tra, thông báo giao dự toán chi tiết theo mục lục NSNN của các cơ quan tài chính các cấp còn chậm so với quy định, làm ảnh hưởng tới công tác chấp hành Ngân sách trong các đơn vị trực tiếp chi tiêu.

- Hàng năm chưa thực hiện được việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả chi tiêu của các nhóm mục chi vì vậy chưa tiến hành phân tích rút kinh nghiệm cho công tác quản lý có hiệu quả hơn (Nguyễn Thị Thảo, 2018).

2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn huyện Tân Lạc NSNN cho giáo dục trên địa bàn huyện Tân Lạc

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi ngân sách nhà nước và quản lý chi NSNN; kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý chi thường

xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và Đào tạo huyện Tân Lạc như sau:

Một là, các địa phương khác nhau có trình độphát triển kinh tế- xãhội khác

nhau, có phương thức tạo lập ngân sách khác nhau nhưng đều rất coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý chi NSNN, nhất là cải cách thể chế, cơ chế quản lý ngân sách phù hợp với tiến trình phát triển và thông lệ quốc tế; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dưỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra.

Hai là, các địa phương rất coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế

phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến chi ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tượng; chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là các chính sách vĩ mô của nhà nước).

Ba là, các địa phương đều thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản

lý kinh tế đi đôi với phân cấp quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho giáo dục trung học phổ thông phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Bốn là, các địa phương đều thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có

hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho sự giáo dục trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN).

Năm là, việc triển khai các hoạt động quản lý chi ngân sách địa phương

phải xuất phát từ điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội trên địa bàn và phải liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngân sách theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 39)