Các yếu tố Ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố Ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN TÂN LẠC

4.2.1. Chính sách chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên

Hệ thống văn bản ban hành về chính sách chế độ của nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi ngân sách nhà nước. Các chính sách về NSNN càng được cụ thể hóa, công khai dân chủ thì công tác quản lý chi NSNN ngày càng được quản lý chặt chữ và thực hiện tốt hơn.

Định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.

Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan, các cấp chính quyền, các đơn vị, cá nhân trực tiếp tham gia việc quản lý chi NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi NSNN. Việc phân định rõ ràng như vậy để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN.

Qua hỏi ý kiến đánh giá của kế toán, chủ tài khoản các đơn vị trường học được đánh giá như sau:

Bảng 4.16. Đánh giá của chủ tài khoản, kế toán về một số quy định của chính sách ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục (n=120)

Nội dung hợp lý Rất (ý kiến) Tỷ lệ (%) Hợp lý (ý kiến) Tỷ lệ (%) Chưa hợp lý (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Quy định về thời gian lập dự toán 20 17,0 90 75,0 10 8,0 Quy định về định mức chi ngân sách - - 60 50,0 60 50,0 Thời gian giao dự toán 18 15,0 88 73,0 14 12,0

Phân công nhiệm vụ 12 10,0 95 79,0 13 11,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Phần lớn các hiệu trưởng và kế toán đều cho rằng việc quy định về thời gian lập dự toán là hợp lý cụ thể chiếm 75% số phiếu được hỏi. Quy định về định mức chi ngân sách, thời gian giao dự toán cũng được cho là hợp lý chiếm 50% và 73%. Công tác phân công nhiệm vụ đánh giá là hợp lý chiếm 79%.

4.2.2. Trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học khoản tại các đơn vị trường học

người có khả năng quản lý tài chính một cách nề nếp từ việc ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí. Thực hiện xây dựng dự toán trên cơ sở định mức chi tiêu và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị. Kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi theo các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên đúng quy định. Kế toán có trình độ năng lực tốt sẽ giúp tham mưu cho lãnh đạo quản lý và sử dụng nguồn NSNN một cách tốt hơn. Năng lực quản lý của chủ tài khoản tốt sẽ chỉ đạo và điều hành chi NSNN một cách hợp lý hiệu quả.

Qua tìm hiểu, đánh giá về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học làm công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Tân Lạc, trong tổng số 60 kế toán có 27 trình độ đại học, 17 cao đẳng, 16 trung cấp.

Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ quản lý về trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học (n=60)

Nội dung Tốt, khá

(ý kiến) Cơ cấu (%)

Trung bình (ý kiến) cấu (%)

Trình độ chuyên môn của kế toán 45 75 15 25 Năng lực quản lý tài chính của chủ

tài khoản 43 72 17 28

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Từ bảng 4.17 cho thấy trình độ chuyên môn của kế toán được đánh giá là có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chi NSNN, các cán bộ quản lý đa phần cho rằng các trường học mà có một kế toán giỏi sẽ giúp cho các hiệu trưởng quản lý tốt hơn công tác chi NSNN. Nhưng cũng có 83% cán bộ quản lý đánh giá các chủ tài khoản trường học cần phải có năng lực quản lý tài chính tốt, để có thể biết cách chi tiêu hợp lý và tiết kiệm NSNN.

Chủ tài khoản được bổ nhiệm từ giáo viên mà lên nên chủ yếu quan tâm đến chuyên môn sư phạm tại đơn vị mà ít qua tâm đến chuyên môn tài chính. Kiến thức về quản lý tài chính của các chủ tài khoản gần như là không có nên khả năng điều hành quản lý tài chính gặp khó khăn gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình quản lý chi NSNN.

4.2.3. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị dự toán

Khi các đơn vị trường học được giao quyền tự chủ, sẽ giúp cho nhiều đơn vị có thể đổi mới phương thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bước được nâng lên. Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên, đã góp phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên cũng xuất hiện những bất cập trong khâu quản lý, chính vì các cán bộ quản lý tiền thân là giáo viên đi lên cho nên việc am hiểu về quản lý chi NSNN cũng có giới hạn. Tại một số đơn vị còn chưa xác định rõ cơ cấu nguồn thu và khả năng tự bảo đảm chi thường xuyên, để làm cơ sở xác định chính xác mức hỗ trợ của NSNN.

Một số đơn vị lập dự toán thu, chi NSNN vẫn mang tâm lý khi lập dự toán thu chưa phản ánh hết các nguồn thu, hoặc lập dự toán với số thu thấp hơn số thực thu năm trước, nội dung chi cao hơn để được tăng hỗ trợ từ NSNN, lập dự toán chi cao hơn số quyết toán các năm trước liền kề nhưng không có thuyết minh và lý giải về nguyên nhân tăng...

4.2.4. Công tác xã hội hóa giáo dục tại địa bàn huyện Tân Lạc

Để huy động được tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục cần phải xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội. Tại huyện Tân Lạc các cấp lãnh đạo luôn quan tâm chú trọng đến công tác này, nó như một sợi dây nối vô hình nhằm liên kết các lực lượng kinh tế trong xã hội với sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện.

Bảng 4.18. Bảng tổng hợp kinh phí huy động công tác xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2016 – 2018 Nội dung Năm học 2015-2016 (tr.đồng) Năm học 2016-2017 (tr.đồng) Năm học 2017-2018 (tr.đồng) Tổng (tr.đồng) Khối Mầm non (24) 4.800 5.300 3.700 13.800 Khối Tiểu học (11) 1.800 2.150 1.470 5.420 Khối TH&THCS (14) 2.850 2.650 1.980 7.480 Khối THCS (11) 1.680 1.550 1.390 4.620

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)