Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

4.1.4. Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

Hàng năm, sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ kế toán cuối năm ngân sách vào thời điểm hết tháng 01 dương lịch của ngân sách năm sau, các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập báo cáo tài chính và gửi báo cáo về phòng Giáo dục và Đào tạo để xét duyệt theo đúng chế độ tài chính quy định. Nhìn chung, công tác lập báo cáo quyết toán chi ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách cơ bản đáp ứng được quy định của nhà nước. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách đã theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao, đều có xác nhận của Kho bạc nhà nước. Các đơn vị sử dụng ngân sách ngày càng ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác quyết toán nên đã thực hiện lập, nộp các loại báo cáo theo đúng mẫu biểu và cơ bản đảm bảo thời gian quy định; các số liệu trên sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của mỗi đơn vị cơ bản cân đối và khớp đúng với số liệu chi ngân sách qua KBNN cả về tổng số và chi tiết. Trình tự lập, thẩm định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của ngân sách huyện đã đảm bảo theo đúng quy định. Phòng Tài chính - Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ quy định của Luật ngân sách thực hiện xét duyệt thẩm định quyết toán theo đúng quy định tại thông tư số 01/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính. Công tác xét duyệt quyết toán được giao cho từng chuyên viên tổ chức thực hiện, công tác xét duyệt thẩm định quyết toán chi ngân sách nhà nước được thực hiện nghiêm túc, cơ bản chặt chẽ, đúng quy định. Kết thúc thời gian thẩm định quyết toán, phòng Tài chính - Kế hoạch lập báo cáo kết quả thẩm định chi NSNN đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách và lập báo cáo quyết toán gửi về Sở Tài chính. Sau khi báo cáo quyết toán năm được Sở Tài chính thẩm định, Phòng Tài chính - Kế hoạch lập báo cáo quyết toán ngân sách cấp báo cáo UBND huyện để trình HĐND huyện phê chuẩn quyết toán. Hàng năm, qua kết quả của quá trình thẩm định quyết toán ngân sách UBND huyện đều tổ chức giao

ban rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, điều hành quản lý chi ngân sách và cũng giúp cho các cơ quan chuyên môn thấy được những việc chưa làm được để khắc phục những tồn tại trong những năm tiếp theo, do vậy công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện ngày được đi vào nề nếp, hạn chế dần những sai phạm trong quá trình thực hiện chi ngân sách nhà nước.

* Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của huyện

Trong tổng chi cho sự nghiệp giáo dục thì chi cho con người luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, vì con người là yếu tố quyết định sự phát triển của giáo dục. Tỷ lệ phần trăm chi cho con người tăng hay giảm theo từng năm phụ thuộc vào tổng ngân sách hàng năm chi cho giáo dục nhiều hay ít, và nó hầu như không biến đổi nhiều. Phân tích số liệu trên bảng 4.9 ta thấy năm 2016 là 80,4%, năm 2017 là 90,7% tăng 10,3%; năm 2018 là 78,1% so với năm 2017 có giảm hơn nhưng so với tổng ngân sách cả năm và số tiền chi ngân sách cho con người so với các năm trước thì vẫn là tăng cụ thể là năm 2016 với số tiền là chi cho con người là 150,250 tỷ đồng, năm 2017 là 171,260 tỷ đồng, năm 2018 là 195,540 tỷ đồng. Có sự tăng lên rõ rệt như vậy là do chính sách tăng lương cơ bản. Năm 2016 mức lương cơ bản là 1.210.000đ/người/tháng; năm 2017 tăng lên 1.300.000đ/người/tháng; năm 2018 là 1.390.000đ/người/tháng. Sự tăng lên này làm tổng quỹ lương tăng lên. Bên cạnh đó, do có sự thay đổi biên chế của các đơn vị cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của tổng quỹ lương.

Chi cho nghiệp vụ chuyên môn là nhóm chi liên quan trực tiếp cho giáo dục. Nhóm chi này nhằm đáp ứng các phương tiện giảng dạy, học tập, vật tư trang thiết bị chuyên dùng, đồng phục, trang phục, sách tài liệu dùng cho công tác chuyên môn... giúp cho các em học sinh và các thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy và tiếp thu kiến thức.

Năm 2016, chi nghiệp vụ chuyên môn thực hiện 12,794 tỷ đồng, năm 2017 là 11,854 tỷ đồng, giảm 0,6% so với năm 2016, năm 2018 nguồn NSNN chi cho chuyên môn nghiệp vụ là 18,570 tỷ đồng, tăng 0,9% so với năm 2017, tăng 0,5% so với năm 2016. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong khoản mục chi thường xuyên cho giáo dục. Điều này cho thấy ngành giáo dục huyện chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của khoản chi này.

Trong phần chi không thường xuyên gồm các khoản chi là: Chi hỗ trợ chi phí học tập và chi sửa chữa, xây mới. Những khoản chi này tuy là chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm nhỏ nhưng lại rất quan trọng. Nó dùng để đáp ứng hỗ trợ kịp thời các

em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập và đến trường đầy đủ. Tuy là số tiền chi nhỏ nhưng nó là sự quan tâm của nhà nước tới các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài việc dùng chi hỗ trợ học tập thì phần chi cho sửa chữa, xây mới cơ sở vật chất cũng quan trọng, là khoản chi luôn được các cấp chính quyền quan tâm. Vì vậy, cơ quan tài chính đã nắm bắt kịp thời nhu cầu của các đơn vị từ khâu lập đến phân bổ dự toán. Trong cả ba năm từ năm 2016 đến năm 2018, các đơn vị luôn thực hiện đúng so với kế hoạch giao đầu năm. Đây là nguồn kinh phí đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Tân Lạc.

Chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, các khoản chi này thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi NSNN cho giáo dục. Những khoản chi này cấp cho các đơn vị hành chính sự nghiệp để chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất hiện có nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định (bao gồm cả việc xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp).

Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác quyết toán chi NSNN (n=6) Nội dung Chấp hành (ý kiến) Tỷ lệ (%) Không chấp hành (ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Đơn vị dự toán lập đầy đủ các báo cáo quyết

toán 6 100 - -

2. Thời gian nộp báo cáo quyết toán kịp thời

(58/60 đơn vị) 4 66,70 2 33,30

3. Số liệu trong các báo cáo chính xác, cân đối, khớp với số liệu của phòng Giáo dục và Kho bạc (55/60 đơn vị)

5 83,30 1 16,70 4. Phản ánh kịp thời các nội dung theo mục lục

ngân sách nhà nước quy định 6 100 - -

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu hỏi ý kiến (2018)

Công tác quyết toán chi NSNN được 100% các cán bộ quản lý đánh giá là lập đầy đủ các báo cáo quyết toán; thời gian nộp báo cáo quyết toán kịp thời được 66,7% các cán bộ quản lý đánh giá là kịp thời còn lại là 33,3% đánh giá là

chưa kịp thời, nguyên nhân của việc này là do vẫn còn một số đơn vị trường học trong quá trình làm báo cáo còn phải để cấp trên thúc giục và đôn đốc nhiều gây ảnh hưởng đến việc nộp báo cáo thường là vào cuối ngày làm việc. Các số liệu trong các báo cáo chính xác, cân đối, khớp với liệu của phòng Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc được 83,3% cán bộ quản lý đồng ý là khớp, tỷ lệ không đồng ý là 16,7%, trong quá trình làm báo cáo tài chính các cán bộ kế toán không thể tránh khỏi có sơ suất, việc số liệu bị nhầm là có, phòng GD&ĐT và Kho bạc trong quá trình đối chiếu sẽ yêu cầu đơn vị sửa sai. Các nội dung theo mục lục NSNN được 100% đồng ý là phản ánh kịp thời trong báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 74)