Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự

nghiệp giáo dục

2.1.5.1. Chính sách chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên

duy trì sự ổn định lâu dài của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều chỉnh kịp thời và hợp lý các quan hệ quản lý chi NSNN là điều kiện cần thiết và bắt buộc để duy trì sự ổn định thường xuyên lâu dài của nền kinh tế quốc dân, do đó phải có một hệ thống văn bản qui phạm pháp luật chuẩn xác trong quản lý nhà nước.

Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý: Các chính sách là công cụ đặc thù và không thể thiếu được mà nhà nước sử dụng để quản lý kinh tế vĩ mô. Chúng có chức năng chung là tạo ra những kích thích đủ lớn để cần thiết để biến đường lối, chiến lược của Đảng thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội đẩy nhanh sự tiến bộ của các hoạt động thuộc mục tiêu bộ phận mà chính sách nhằm hướng tới và thực hiện các mục tiêu chung của phát triển kinh tế quốc dân.

Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách là bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao trưứơc những biến động trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, một hệ thống các chính sách kinh tế đồng bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, sẽ là một bảo đảm vững chắc cho sự vận hành của một cơ chế năng động, hiệu quả.

Trước kia với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp hầu hết mọi nhu cầu học hành, sinh hoạt của học sinh đều được nhà nước bao cấp, do vậy số chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo rất cao. Ngày nay khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, phạm vi bao cấp của nhà nước giảm, nhà nước chỉ đảm bảo kinh phí để duy trì sự đảm bảo của nhà trường, phần còn lại phải huy động qua chính sách thu học phí của học sinh. Do vậy, số chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đã giảm nhẹ mà chỉ mang tính chất định hướng quản lý vĩ mô.

Giáo dục ngày nay có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Sự phát triển của giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong xã hội, đặc biệt là việc phát triển kinh tế. Nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ chủ trương chính sách ấy mà Nhà nước ta có sự thay đổi về phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo (Vũ Văn Phong, 2016).

2.1.5.2. Trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản cấp trường

Con người luôn là yếu tố trung tâm, quyết định mọi sự thành công hay thất bại. Cho dù các điều kiện khác có tốt đến mấy mà con người không có trình độ để làm chủ thì hiệu quả đem lại là rất thấp. Ngành giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hiện nay, hầu hết các cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo nhất là cán bộ quản lý tài chính tại các đơn vị cấp trường là những người giỏi về chuyên môn nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quản lý kinh tế. Với cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngày càng lớn, đòi hỏi phải có kiến thức về huy động vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Nếu có kiến thức quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo họ sẽ khai thác hiệu quả các nguồn vốn, biết được cần đầu tư cái gì, đầu tư trong lĩnh vực nào, mức độ đầu tư ra sao, quản lý vốn như thế nào, tiết kiệm khâu gì, tăng thu nhập cho người lao động ra sao? (Nguyễn Ngọc Hùng, 2006).

Mỗi đơn vị sự nghiệp là một chủ thể tài chính độc lập. Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đơn vị phải tổ chức thực hiện công tác kế toán. Kế toán là việc thu thập, xử lý, cung cấp phân tích thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong đơn vị. Một cơ chế tài chính hiệu quả hay kém hiệu quả sẽ được phản ánh trung thực nhất qua những kết quả số liệu của công tác kế toán, thống kê. Các đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách của Nhà nước hiện đang hạch toán kế toán theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toàn hành chính sự nghiệp. Từ kết quả của công việc kế toán, thủ trưởng cơ quan và cán bộ quản lý có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học để quản lý tài chính ngày càng tốt hơn. Ngược lại, việc quản lý tài chính tốt hay chưa tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phản ánh

thông tin trên báo cáo kế toán (Bộ Tài chính, 2006).

2.1.5.3. Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước

Tính hợp lý hay không hợp lý trong việc tổ chức mạng lưới giáo dục đào tạo sẽ tác động mạnh tới số chi, một mạng lưới giáo dục vừa gọn nhẹ vừa đủ, bố trí trường lớp hợp lý đảm bảo được chất lượng công tác quản lý, giảng dạy thì phần nào sẽ giảm chi cho ngân sách nhà nước. Và ngược lại trường lớp bố trí không hợp lý, bộ máy quản lý cồng kềnh, biên chế giáo viên giảng dạy quá nhiều, không xếp đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước thì chi

Ngân sách nhà nước sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước sẽ giảm xuống. Với ảnh hưởng của nhân tố này theo quan điểm về lâu dài là từng bước hợp lý hoá mạng lưới tổ chức, tinh giản biên chế gọn nhẹ, nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ, từng bước cải cách hành chính trong hệ thống giáo dục đào tạo. Ngành Tài chính cần có biện pháp xác định quản lý số chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo để khoản chi đó có tác dụng tích cực tới tổ chức mạng lưới giáo dục đào tạo.

Phân cấp quản lý ngân sách là xác định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp ngân sách trong việc quản lý các nguồn thu và quản lý các khoản chi của NSNN (gọi tắt là quản lý thu – chi ngân sách) của từng cấp nhằm thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ở từng cấp.

Phân cấp quản lý NSNN dựa trên cơ sở thống nhất về luật pháp, về chính sách, về kế hoạch kinh tế - xã hội, nhằm: bảo đảm thực hiện chính sách thu chi của nhà nước mang tính thống nhất và nhất quán; sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời đề cao trách nhiệm và khuyến khích tính chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền trong quản lý NSNN (Trần Văn Giao, 2011).

2.1.5.4. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Cơ chế quản lý tài chính là hệ thống tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận hành để quản lý các hoạt động tài chính ở một chủ thể nhât định nhằm đạt được những mục tiêu đã định. Cơ chế quản lý tài chính là sản phẩm chủ quan của con người trên cơ sở nhận thức vận động khách quan của phạm trù tài chính trong từng giai đoạn lịch sử.

Cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục thực chất là cơ chế quản lý tài chính mà ở đó quyền định đoạt các vấn đề tài chính của đơn vị gắn trách nhiệm thực thi quyền định đoạn đó được đề cao.

Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp giáo dục trong tổ chức, sắp xếp, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

Quyền tự chủ về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Chính phủ, 2006) bao gồm:

Thứ nhất, quyền tự chủ trong việc huy động vốn và vay vốn tín dụng. Thứ hai, quyền tự chủ về quản lý và sử dụng tài sản.

Thứ ba, quyền tự chủ trong việc trả tiền lương, tiền công cho người lao động trong đơn vị theo các quy định của pháp luật lao động.

Thứ tư, quyền tự chủ trong việc phân phối và sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm.

Đó là những nội dung cơ bản quyền tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Tuỳ theo mức tự bảo đảm nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên trong các đơn vị công lập mà phạm vi, mức độ tự chủ tài chính có khác nhau trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Nói chung đơn vị sự nghiệp bảo đảm hoàn toàn kinh phí cho hoạt động thường xuyên theo quy định thì phạm vi mức độ tự chủ đuợc quy định rộng rãi hơn.

Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

2.1.5.5. Công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương

Xã hội hoá giáo dục là một quá trình mà cả cộng đồng và xã hội cùng tham gia vào giáo dục. Trong đó mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.

Là khái niệm chỉ rõ sứ mệnh của ngành giáo dục, của nhà trường là làm cho người học được thích ứng nhanh với đời sống xã hội (xã hội hoá cá nhân).

Xã hội hoá không phải là một hiện tượng mới đối với giáo dục. Trước khi đặt ra chính sách xã hội hoá thì bản thân nó đã tồn tại trong thực tế làm giáo dục ngay từ trong lịch sử xa xưa đến những năm đầu lập nước (phong trào diệt giặc dốt, xoá nạn mù chữ ..) và ngay cả trong chiến tranh, dưới bom đạn, chính quyền và người dân vẫn duy trì sự phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn... Đến ngày nay xã hội hóa giáo dục đã trở thành một nội dung quan

trọng của cải cách giáo dục. Xã hội hóa giáo dục không chỉ là những đóng góp vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc góp phần hiện đại hoá giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Phạm Minh Hạc, 1996).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)